0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc xây dựng khung pháp lý và triển khai các dự án CDM

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, (Trang 63 -65 )

triển khai các dự án CDM

Ấn Độ có thị trƣờng CDM đứng thứ 2 thế giới. Theo danh sách CDM của UNFCCC, quốc gia này có 1,127 dự án đang thực hiện ở các bƣớc đăng ký CDM và chiếm 25,5% các dự án CDM trên thế giới [21, tr.56]. Các dự án CDM tạo ra doanh thu từ 423.788 CERs đƣợc cấp vào năm 2012 và chiếm 15,3% thị trƣờng CDM toàn cầu. Có sự gia tăng theo hàm số mũ các dự án CDM và hệ thống văn kiện thiết kế dự án (PDD). Tuy nhiên, so với Trung Quốc thì hầu hết các dự án của Ấn Độ đều ở quy mô nhỏ và tạo ra doanh thu thấp. Có một số đặc điểm đáng chú ý của thị trƣờng CDM của Ấn Độ:

Thứ nhất, hầu hết các dự án CDM tập trung vào năng lƣợng tái tạo. Thứ hai, số lƣợng dự án CDM bị từ chối ở Ấn Độ là cao hơn các nơi khác và nhiều dự án hiện nay còn chƣa đáp ứng tiêu chuẩn lƣợng khí gia tăng (Lƣợng gia tăng – Additionality là “lƣợng giảm khí nhà kính dƣ” ra khi so sánh lƣợng khí phát thải ở “đƣờng cơ sở dự án” và lƣợng khí phát thải đƣợc đề xuất ở dự án), đặc biệt đối với các dự án năng lƣợng gió.

Thứ ba, chỉ có một phần ba trong tổng số các dự án CDM là song phƣơng và có thƣ phê chuẩn của bên tham gia từ các nƣớc phát triển. Thực tế là hầu hết các dự án CDM là đơn phƣơng (không có sự tham gia của các công ty phƣơng Tây) là chủ đề gây tranh cãi liên quan đến các vấn đề chuyển giao công nghệ và đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tại Ấn Độ các tổ chức dân sự không tham gia nhiều vào các hoạt động phản biện cũng nhƣ vận động hành lang liên quan tới CDM mặc dù nhiều dự án CDM đƣợc thực hiện ở khu vực nông thôn nơi các tổ chức phát triển hoạt động mạnh. Các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ dƣờng nhƣ quan tâm và tham gia trực tiếp vào CDM và các hoạt động xúc tiến trên thị trƣờng nhƣ điện khí

hóa nông thôn. Các tổ chức đó tham gia nhƣ là đối tác trong phát triển CDM hơn là phản biện xã hội.

Mối liên hệ với thị trƣờng carbon đƣợc xem là cơ hội để tăng trƣởng và đa dạng hóa thƣơng mại. Sự cởi mở đối với các dự án CDM đƣợc xem nhƣ việc Ấn Độ mở cửa đối với đầu tƣ nƣớc ngoài. Với sự phát triển của thị trƣờng carbon ở Ấn Độ, các hoạt động của dự án CDM không chỉ đơn thuần là kinh doanh. Các cơ quan nhà nƣớc mong đợi các dự án CDM góp phần đầu tƣ cơ sở hạ tầng công cộng, nhƣ ngành điện. Đáng chú ý có một số cơ quan nhà nƣớc chủ động trong việc thiết lập các dự án CDM hơn các cơ quan khác.

Về cơ quan liên quan đến thủ tục cấp thƣ xác nhận và thƣ phê chuẩn dự án CDM. Cơ quan Cơ chế Phát triển sạch Quốc gia của Ấn Độ (NCDMA) chỉ bao gồm những ngƣời đứng đầu đại diện 9 cơ quan liên quan: Bộ trƣởng Bộ Môi trƣờng và Rừng - Chủ tịch; Bộ trƣởng Ngoại giao hoặc ngƣời đƣợc Bộ trƣởng Ngoại giao chỉ định, thành viên; Bộ trƣởng Tài chính hoặc ngƣời đƣợc Bộ trƣởng Tài chính chỉ định, thành viên; Bộ trƣởng Bộ Chính sách và Phát triển Công nghiệp, hoặc ngƣời đƣợc Bộ trƣởng Bộ Chính sách và Phát triển công nghiệp chỉ định, thành viên; Bộ trƣởng Bộ các nguồn năng lƣợng mới hoặc ngƣời đƣợc Bộ trƣởng Bộ Các nguồn năng lƣợng mới chỉ định, thành viên; Bộ trƣởng Bộ Điện lực hoặc ngƣời đƣợc Bộ trƣởng Bộ điện lực chỉ định, thành viên; Bộ trƣởng Ủy ban kế hoạch, hoặc ngƣời đƣợc Bộ trƣởng Ủy ban kế hoạch chỉ định, thành viên; Thứ trƣởng (Biến đổi khí hậu, Bộ Môi trƣờng và Rừng, thành viên; Cục trƣởng (Biến đổi khí hậu), Bộ Môi trƣờng và Rừng, thành viên – Thƣ ký). Nhƣ vậy số lƣợng thành viên tham gia Cơ quan Cơ chế Phát triển sạch Quốc gia cũng đã đƣợc chỉ định cụ thể và với số lƣợng hạn chế. Cơ quan này chịu trách nhiệm thẩm định, cấp PIN và LOA cho các ý tƣởng dự án CDM đã nộp.

Về số lƣợng hồ sơ phải nộp, pháp luật Ấn Độ quy định rõ ràng, nhà đầu tƣ phải nộp một bản tài liệu ý tƣởng dự án và văn kiện thiết kế dự án trực tuyến và 20 bản sao (in) với 2 đĩa CD chứa các văn bản này.

Tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp thƣ xác nhận ý tƣởng (PIN) và cấp thƣ phê duyệt cho dự án CDM (LOA) là 60 ngày. Các thành viên NCDMA quyết định các dự án tại các cuộc họp hàng tháng của họ.

Nghiên cứu pháp luật Thƣơng mại Carbon ở Ấn Độ cho thấy: việc kinh doanh, trao đổi hàng hóa trong tƣơng lai bắt đầu vào tháng 1 năm 2008 sau khi Chính phủ Ấn Độ công nhận tín dụng carbon nhƣ mặt hàng. Hàng hóa và giao dịch phái sinh bằng một thông báo và với sự chấp thuận từ Ủy ban thị trƣờng Forward (FMC) đƣa ra với carbon tín dụng trong tƣơng lai với mục đích là để cung cấp minh bạch cho thị trƣờng và giúp các nhà sản xuất kiếm đƣợc lợi nhuận của các dự án CDM. Carbon tín dụng ở Ấn Độ đƣợc giao dịch chỉ nhƣ là một hợp đồng tƣơng lai. Hợp đồng tƣơng lai là một hợp đồng theo mẫu giữa hai bên mua hoặc bán một tài sản quy định số lƣợng và chất lƣợng tiêu chuẩn hóa vào một ngày trong tƣơng lai quy định tại một mức giá đã đồng ý ngày hôm nay (mức giá tƣơng lai). Các hợp đồng đƣợc giao dịch trên sàn trong tƣơng lai. Các loại hợp đồng chỉ áp dụng đối với hàng hoá trong các hình thức sở hữu di động khác hơn so với tuyên bố hành động, tiền và chứng khoán....Hợp đồng kỳ hạn tại Ấn Độ bị chi phối bởi Đạo luật hợp đồng của Ấn Độ năm 1872. Chính phủ Ấn Độ công nhận CERs đƣợc coi là hàng hoá và do đó nó phải chịu trách nhiệm với Nhà nƣớc về thuế.

Nhƣ vậy, các quy định về CDM ở Ấn Độ là tƣơng đối đơn giản về hồ sơ và thủ tục, số lƣợng cơ quan tham gia thẩm định. Điều này sẽ góp phần giảm thời gian cấp PIN và LOA, tiến tới đẩy nhanh tiến độ cấp CERs. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cho phép hình thành thị trƣờng phái sinh với CERs, tạo ra sự năng động hơn cho việc trao đổi CERs, kích thích các nhà đầu tƣ trong việc triển khai các dự án CDM. Việc cho phép CERs với tƣ cách là một hàng hóa đặc biệt đƣợc thực hiện giao dịch thông qua các hợp đồng tƣơng lai cũng là một vấn đề pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu học tập.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, (Trang 63 -65 )

×