0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, (Trang 36 -37 )

Trƣớc hết xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phƣơng tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Mục đích của hoạt động này là thu đƣợc một khoản lợi nhuận dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thƣơng mại quốc tế nên nó cũng có những đặc trƣng của hoạt động thƣơng mại quốc tế. Hoạt động xuất khẩu không giống nhƣ hoạt động buôn bán trong nƣớc ở đặc điểm là nó có sự tham gia buôn bán của đối tác nƣớc ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nƣớc ngoài.

Thị trƣờng tín dụng carbon với “sản phẩm” đặc biệt là chứng chỉ CERs đang hấp dẫn các nhà đầu tƣ bởi giá cả ngày càng tăng. Thị trƣờng carbon toàn cầu đƣợc dự đoán sẽ tiếp tục đƣợc mở rộng hơn trong tƣơng lai khi tại các hội nghị các bên của Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu gần đây. Về mặt nguyên tắc, những đơn vị sở hữu chứng nhận về khả năng giảm phát thải hiệu ứng nhà kính có thể bán lại chứng nhận này cho những đơn vị hay quốc gia có nhu cầu với nguyên tắc thuận mua vừa bán. Ban điều hành quốc tế về CDM của Liên Hiệp Quốc (EB) công nhận và cấp CERs, ngƣời sở hữu CERs có thể bán chứng chỉ này trên thị trƣờng quốc tế. Chỉ cần có chứng chỉ CERs, bất kể chứng chỉ đó có nguồn gốc hay đƣợc thực hiện tại quốc gia nào cũng đƣợc chấp nhận là đã đóng góp giảm phát thải hiệu ứng nhà kính nhƣ cam kết trong Nghị định thƣ này.

Cùng với cơ chế buôn bán chứng nhận giảm phát thải phát thải (IET) đã tạo ra một thị trƣờng phát mua bán một loại hàng hóa đặc biệt - chứng nhận khả giảm phát thải và thị trƣờng mua bán loại hàng hóa đặc biệt này cũng ngày càng sôi động. Đã là thị trƣờng thì phải có bên mua và bên bán. Ngƣời mua ở đây là các nƣớc phát triển, ngƣời bán là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dù các bên mua bán rất đa dạng, có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nƣớc... nhƣng mục tiêu cuối cùng là giảm đƣợc lƣợng phát

thải khí nhà kính. Trong khi các nƣớc công nghiệp phát triển khó có khả năng giảm lƣợng phát thải theo quy định của UNFCCC, thì các nƣớc đang phát triển lại có rất nhiều cơ hội cho việc thực hiện các dự án CDM. Vì thế, các CERs đƣợc cấp chủ yếu không phải đƣợc dùng cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam mà xuất khẩu sang các nƣớc phát triển. Thực chất việc xuất khẩu CERs với tƣ cách là hàng hóa đặc biệt cũng có nhiều nét tƣơng đồng nhƣ các hàng hóa khác. Tuy nhiên, do có những đặc điểm vô cùng đặc biệt nên việc xuất khẩu CERs có những khác biệt. Cũng là hoạt đông mua bán có yếu tố nƣớc ngoài mà hàng hóa đƣợc chuyển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhƣng CERs lại không có hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, (Trang 36 -37 )

×