Kết luận chương III

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 66 - 72)

8. Nội dung và cấu trúc của đề tài

3.5. Kết luận chương III

Để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm các bài giảng điện tử được soạn theo PPDH nêu vấn đề tại các lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Trần Quí Cáp, Quảng Nam.

Thông qua quan sát, phân tích hoạt động của GV và HS trong các giờ học được tổ chức theo PPDH nêu vấn đề tôi nhận thấy:

- So với lớp ĐC, việc đàm thoại gợi mở trong giờ học của lớp TN được tăng cường, HS đã tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức tri thức. HS được tổ chức học nhóm, làm việc nhóm ở nhà, như vậy quá trình học của HS không chỉ học ở thầy giáo mà còn học hỏi lẫn nhau. Qua đó không những lĩnh hội tri thức từ nhiều nguồn khác nhau vì cùng một vấn đề mà các HS khác nhau có cách giải quyết khác nhau, mà còn rèn luyện kĩ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt, kĩ năng làm việc nhóm, thói quen hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của nhau vì thế mà còn thúc đẩy tăng cường tình đoàn kết giữa HS với HS hơn nữa.

- HS bị cuốn hút bởi những vấn đề thực tế, những câu hỏi tại sao và bài giảng điện tử hấp dẫn, sinh động cùng với những đoạn phim flash, hình ảnh... hay với các thí nghiệm thực được GV thường xuyên thí nghiệm biểu diễn. Qua các bài học, các em khám phá được nhiều điều thú vị, bổ ích đồng thời còn được làm quen với kĩ năng làm việc của một nhà khoa học thực thụ. Vì vậy các em nhận thức rõ hơn vai trò của môn Vật lí và ngày càng yêu môn học hơn.

- Kết quả thu được ban đầu của TN sư phạm khá khả quan, kết quả đó đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của cả thầy và trò cũng như sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, hạ tầng, các thiết bị dạy học. Điều thuận lợi ở đây là trường THPT Trần Quý Cáp trang bị hầu hết các thiết bị dạy học cần thiết cho một tiết dạy theo PPDH mới, HS ở đây rất lễ phép, chăm ngoan.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số khó khăn vì trường được xây dựng cách đây khá lâu nên cơ sở vật chất có phần xuống cấp, phòng LAB của trường chưa đạt yêu cầu là phòng LAB đạt chuẩn, trường chỉ có 1 phòng LAB, các thiết bị cần thiết không được để cố định trong phòng mà mỗi khi muốn sử dụng GV phải liên hệ trước với người phụ trách trước vài ngày và khi sử dụng GV phải lấy thíết bị

mang đến phòng, lắp ráp, sau mỗi giờ dạy phải thu xếp trả về chỗ cũ rất mất thời gian và tồn nhiều công sức.

- Xem xét kết quả TN, chúng ta có thể thấy ngay rằng hiệu quả của PPDH nêu vấn đề là rất cao, tiến trình dạy học đã phần nào phát huy được sự tích cực, chủ động của HS đáp ứng được mục đích của đề tài đề ra. Đồng thời điều này cũng khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

Tuy nhiên do mẫu thực nghiệm còn nhỏ nên việc đánh giá còn có nhiều sai lệch vì vậy không nên chủ quan với kết quả đạt được và coi trọng quá mức PPDH nêu vấn đề mà phủ nhận các PPDH truyền thống hay các PPDH khác mà nên mở rộng đề tài của mình xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề ứng dụng giảng dạy cho các chương khác trong chương trình vật lí phổ thông có sự phối hợp hài hòa giữa PPDH nêu vấn đề với PPDH truyền thông hay các PPDH khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với những yêu cầu đổi mới của giáo dục, hàng ngày, hàng giờ các chuyên gia, đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm các PPDH khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Với xu hướng đó chúng tôi đã tìm hiểu các PPDH hiện đại, sau khi phân tích lựa chọn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về PPDH nêu vấn đề (một trong những PPDH tích cực, hiện đại trong thời điểm này).

Trong đề tài này nhìn chung, chúng tôi đã:

+ Xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH nêu vấn đề theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS.

+ Dựa trên nền tảng cơ sở đó chúng tôi đã thiết kế một số tiến trình dạy học và bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT bằng PPDH nêu vấn đề.

+ Để đánh giá hiệu quả của phương pháp, cũng như để nghiên cứu và phát hiện những thiếu sót, không phù hợp chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm các bài giảng điện tử đã soạn theo PPDH nêu vấn đề.

Trên cơ sở nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm vận dụng PPDH nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử vào quá trình giảng dạy phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học đã đề ra bước đầu chúng tôi thu được một số kết quả sau:

+ HS có thái độ và sự nhận thức tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập.

+ HS được phát triển tư duy, khả năng thu nhận, tổng hợp và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề.

+ HS có cơ hội được rèn luyện kĩ năng như: làm việc nhóm, mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trước lớp…

+ HS được tiếp cận với PPDH mới.

Bên cạnh những kết quả khiêm tốn đã đạt dược, tôi gặp không ít khó khăn: + Số lượng HS trong một lớp quá đông (54 HS)

+ GV phải đầu tư rất nhiều thời gian cũng như sức lực cho việc soạn giáo án và thiết kế bài giảng điện tử.

+ Dễ bị cháy giáo án do cả GV và HS đều bỡ ngỡ với PPDH mới, HS chưa quen học tập theo kiểu chủ động còn lúng túng và thụ động vì quen với cách học “dọn sẵn”.

+ Do động cơ học tập là để “thi” nên HS mong muốn được dạy nhiều về công thức và cách giải bài tập mà ít chú trọng vào việc vận dụng lý thuyết để tìm hiểu những hiện tượng vật lý trong tự nhiên có liên quan đến kiến thức đã học.

+ Việc vận dụng PPDH nêu vấn đề nói riêng và các PPDH tích cực nói chung không đồng bộ ở tất cả các môn, tất cả các GV nên thói quen học tập tích cực của HS không được duy trì thường xuyên.

+ Chương trình học THPT của chúng ta rất nặng với rất nhiều môn, đa số học sinh không đủ thời gian đọc hay tìm kiếm tài liệu trước khi đến lớp.

Tôi thiết nghĩ đây là những khó khăn trong việc áp dụng PPDH nêu vấn đề nói riêng và các PPDH tích cực nói chung. Để giải quyết được các khó khăn này giáo dục nước ta phải thay đổi nhiều thứ nên không thể trong một thời gian ngắn có thể giải quyết hết được các khó khăn tồn đọng. Bởi vậy GV không thể ngồi chờ một điều kiện dạy học tốt hơn mới tiến hành áp dụng các PPDH tích cực mà phải chủ động tiến hành ngay từ bây giờ, tìm cách khắc phục hoặc hạn chế những khó khăn gặp phải.

Qua quá trình thực hiện luận văn tôi có một số kiến nghị sau:

+ Với hình thức dạy học nêu vấn đề-nghiên cứu cần phải có thời gian dài để GV cho các em học tập theo 2 hình thức: PPDH trình bày nêu vấn đề, PPDH nêu vấn đề-giải quyết một phần để rèn luyện, đào tạo được các kĩ năng, thói quen tư duy độc lập và cách thức, con đường tiến hành PPDH nêu vấn đề thì mới có thể áp dụng được PPDH nêu vấn đề-nghiên cứu vì phương pháp này đòi hỏi HS độc lập rất nhiều, trang thiết bị cũng như kinh phí học tập phục vụ cho PPDH này khá cao. HS chưa quen với PPDH nêu vấn đề và điều kiện dạy học nước ta sẽ khó đáp ứng được đòi hỏi của phương pháp này.

+ Cần phối hợp nhiều PPDH khác nhau tùy theo từng đơn vị kiến thức mà lựa chọn PPDH phù hợp, không nên chỉ chú trọng với các PPDH mới cùng với thiết bị dạy học hiện đại mà lãng quên PPDH truyền thống. PPDH nêu vấn đề dù có nhiều ưu điểm, nó đã kích thích tính chủ động và sáng tạo của HS trong việc tìm ra trí thức mới, đồng thời phương pháp này cũng tiếp cận quan điểm mới “lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên bên cạnh đó ta không thể phủ nhận phương pháp

này còn có nhiều nhược điểm. Mặt khác HS đã quen với PPDH cũ cần phải có thời gian thay đổi thói quen tư duy và cách làm việc theo phương pháp mới, GV nên vừa một mặt tận dụng những ưu điểm của PPDH truyền thống kết hợp với PPDH hiện đại, đồng thời GV từng bước cho học làm quen với cách làm việc tích cực, cách làm việc nhóm, có sự quản lí chặt chẽ của về thời gian và HS. Tránh trường hợp HS lợi dụng hình thức học nhóm để dụ dựa, tổ chức đi chơi…

+ PPDH nêu vấn đề thực sự là một PPDH khá hay và hiệu quả đã được vận dụng ở rất nhiều nước. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng PPDH này trong đề tài còn quá nhỏ bé, chưa phong phú cần phải được mở rộng nghiên cứu vận dụng ở nhiều lớp khác nhau, nhiều mảng kiến thức khác nhau. Đồng thời dựa vào những lợi thế của bài giảng điện tử được thiết kế bằng web và mạng truyền thông internet, nên đưa bài giảng của mình tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau để những phản ánh từ họ có thể làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về PPDH này.

+ Một khó khăn rất lớn trong khi nghiên cứu vận dụng PPDH nêu vấn đề là tài liệu về PPDH này không nhiều và còn xa lạ với đội ngũ GV. Mong rằng với những ưu điểm của phương pháp, PPDH nêu vấn đề sẽ ngày càng thu hút đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đội ngũ GV nghiên cứu, thử nghiệm để làm phong phú thêm cơ sở lí luận cho PPDH này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện nghị quyết Hội nghị lần thứ hai

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Bộ GD – ĐT (2008), Dự thảo lần thứ 14 chiến lược phát triển giáo dục Việt

Nam giai đoạn 2009 – 2020.

3. Bộ GD – ĐT (2009), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 4. Bộ GD – ĐT (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông.

5. Phan Đình Diệu (2008), Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục hiện

đại, Tạp chí Tia Sáng.

6. Trịnh Khắc Đức (2008), Hướng dẫn sử dụng Xara Web Designer, Trường ĐHSP Đà Nẵng.

7. TS. Lê Văn Hảo (2006), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Trường Đại Học Nha Trang.

8. Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng (2007), Thiết kế bài giảng Vật lí nâng cao

lớp 11 (tập hai), NXB Hà Nội.

9. Lê Thanh Huy, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật

lý ở trường phổ thông, ĐHSP Đà Nẵng.

10. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội.

11. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí

11 nâng cao (SGK), NXB Giáo dục.

12. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí

11 nâng cao(sách GV), NXB Giáo dục.

13. Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân (2008), Đánh giá về

tình hình giáo dục Việt Nam năm 2008 cũng như tầm nhìn phát triển 2010.

14. Bùi Gia Thịnh (chủ biên), Lương Tất Đạt, Vũ Thị Mai Lan, Ngô Diệu Nga, Đỗ Hương Trà (2007), Thiết kế bài giảng Vật lí lớp 11 theo hướng tích cực

15. PGS TS Lê Công Triêm (2009), Đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông, Trường ĐHSP Huế.

16. Vũ Quang, Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên), Lương Duyên Bình, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Duy Hinh, Vũ Thanh Khiết,... (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 môn

Vật lí, NXB Giáo dục.

17. IA.I.Pê – Ren – Man (người dịch Thế Trường, Trần Văn Ba, Lê Nguyên Long, 2005), Vật lí vui quyển 2, NXB Giáo dục.

18. IA.I.Pê – Ren – Man (người dịch Thế Trường, Trần Văn Ba, Lê Nguyên Long, 2006), Vật lí vui quyển 1, NXB Giáo dục.

19. http://baigiang.violet.vn/ 20.http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215 /func,select/id,25/ 21.http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Gi%c3%a1o_%c3%a1n_V%e1%ba %adt_l%c3%bd_11/ 22.http://vphyteach.summerhost.info/pbl/index.php Tiếng Anh 23. http://www.queensu.ca/ctl/goodpractice/problem/index.html 24. http://www.springerlink.com/content/p62310077v4t5755/

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w