8. Nội dung và cấu trúc của đề tài
1.4.3.3. Phương pháp nêu vấn đề-nghiên cứu
Thực chất của phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu là GV xây dựng những vấn đề và bài toán có vấn đề dưới hình thức một bài làm có tính chất nghiên cứu, còn HS thì tự lực nghiên cứu các vấn đề lý thuyết mới hoàn toàn để chiếm lĩnh tri thức, tự mình giải quyết vấn đề sẽ tiếp thu những hoạt động sáng tạo, tri thức, kỹ năng và kỹ xảo mới.
Vấn đề và các bài toán có vấn đề bao hàm nhiều dạng khác nhau, được giải quyết ở trên lớp, trong phòmg thí nghiệm, trong trường hay ngoài trường...nhưng điều quan trọng nhất là HS phải tìm kiếm cách giải quyết một cách hoàn chỉnh.
Ưu, nhược điểm của kiểu phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu Ưu điểm
- Giúp HSnắm tri thức và hành động trí tuệ một cách vững vàng, sâu sắc. - Tạo điều kiện cho HS phát huy được trí thông minh, sáng tạo, nâng cao hứng thú nhận thức, hình thành được nhu cầu tham gia hoạt động tìm kiếm.
- Bồi dưỡng được phẩm chất và tác phong làm việc của nhà nghiên cứu khoa học.
- Người học được đặt vào thế chủ động nhất: tự phát hiện vấn đề, tự tìm tòi tài liệu và những kiến thức liên quan, độc lập giải quyết vấn đề. Rèn luyện HS khả năng tự lực, kiên trì, kĩ năng tìm kiếm và khai thác tài liệu, khả năng lập luận logic, tranh luận khoa học, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức… Đây là những kĩ năng rất cần thiết làm cơ sở cho công việc trong cuộc sống của người trưởng thành.
Nhược điểm
- Chỉ thích hợp với một số nội dung dạy học nhất định, tốn nhiều thời gian và công sức và không phải lúc nào cũng áp dụng được.
- Có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng cũng như trình trạng không đảm bảo cho mọi học sinh cùng vươn lên tương đối đồng đều do có sự phân hoá trình độ mà không có sự cá biệt hoá.