Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 30)

8. Nội dung và cấu trúc của đề tài

1.4.3. Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề

1.4.3.1. Phương pháp trình bày nêu vấn đề

Thực chất của phương pháp này là sau khi tạo tình huống có vấn đề, GV nêu vấn đề và chỉ rõ logic của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề. Tri thức được trình bày không phải dưới dạng có sẵn mà là một sự mô phỏng và rút gọn quá trình khám phá thực sự. Với cách trình bày trên sẽ gợi cho HS nhu cầu theo dõi logic của phần trình bày. Như vậy trong phương pháp này HS được làm quen với phương pháp tư duy khoa học, khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề và đề xuất giả thuyết giải quyềt vấn đề thông qua phương pháp diễn giải nêu vấn đề, để HS tiếp cận và từng bước nâng cao vai trò độc lập, sáng tạo. Phương pháp này sử dụng với những tình huống có vấn đề không vừa sức với HS là thích hợp nhất.

Ưu, nhược điểm của kiểu phương pháp trình bày nêu vấn đề Ưu điểm

- Gây cho HS hứng thú nhận thức trong học tập.

- Rèn luyện cho HS trí nhớ, tái hiện lại quá trình giải quyết vấn đề.

Nhược điểm

- Khi giảng giải một vấn đề trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự đơn điệu dễ, gây nhàm chán, HS sẽ dễ mất tập trung.

- Chưa giúp HS có đủ điều kiện lĩnh hội được kinh nghiệm xây dựng và tiến hành lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

1.4.3.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề- giải quyết từng phần

Trong thực tế có những tình huống có vấn đề, việc giải quyết vấn đề cần có sự can thiệp một phần nào đó của GV, nghĩa là cần có sự giúp đỡ của GV để gợi ý một số bước trong quá trình giải quyết vấn đề, các bước còn lại HS tự giải quyết. Hoặc GV can thiệp bằng những câu hỏi, hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong đó câu hỏi có vấn đề là thành tố chính. Các câu hỏi tái hiện giúp cho HS tìm ra các tri thức cũ là cơ sở khoa học của vấn đề mới, là điểm tựa cho hoạt động giải quyết vấn đề. Câu hỏi có vấn đề là câu hỏi mà câu trả lời của HS có chứa đựng nội dung mới liên quan đến vấn đề cần giải quyết. GV đưa ra câu hỏi có vấn đề có tác dụng định hướng cho HS phát hiện mâu thuẫn tồn tại trong vấn đề và đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó. Trong phương pháp này, GV phải kết hợp giữa 2 loại câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa. Sao cho câu hỏi tái hiện có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp HS độc lập giải quyết các câu hỏi có vấn đề. Hệ thống câu hỏi được GV xây dựng sao cho khi trả lời được tất cả các câu hỏi đó HS tổng hợp lại sẽ giải quyết được vấn đề đã đặt ra.

Phương pháp này HS không hoàn thành tất cả các giai đoạn nghiên cứu tự học mà chỉ hoàn thành một phần của quá trình nghiên cứu tự học, vì vậy phương pháp này gọi là dạy học nêu vấn đề - giải quyết từng phần.

Ưu, nhược điểm của kiểu phương pháp nêu vấn đề- giải quyết từng phần Ưu điểm

- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề có tác dụng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức ở mức độ đáng kể. HS lĩnh hội tri thức một cách vững chắc.

- Thông qua giải quyết trình tự hệ thống câu hỏi sẽ hình thành các thao tác tư duy ở học sinh đồng thời qua đó GV thu nhận được thông tin ngược về mức độ hiểu vấn đề của HS.

- Gây cho học sinh hứng thú nhận thức, tìm tòi, tránh được tư tưởng ỷ lại, cách học thụ động.

Nhược điểm

- Phương pháp tìm tòi một phần vẫn không đảm bảo cho HS năng lực xây dựng và tiến hành bộ phận kế hoạch giải quyết vấn đề lớn trọn vẹn.

1.4.3.3. Phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu

Thực chất của phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu là GV xây dựng những vấn đề và bài toán có vấn đề dưới hình thức một bài làm có tính chất nghiên cứu, còn HS thì tự lực nghiên cứu các vấn đề lý thuyết mới hoàn toàn để chiếm lĩnh tri thức, tự mình giải quyết vấn đề sẽ tiếp thu những hoạt động sáng tạo, tri thức, kỹ năng và kỹ xảo mới.

Vấn đề và các bài toán có vấn đề bao hàm nhiều dạng khác nhau, được giải quyết ở trên lớp, trong phòmg thí nghiệm, trong trường hay ngoài trường...nhưng điều quan trọng nhất là HS phải tìm kiếm cách giải quyết một cách hoàn chỉnh.

Ưu, nhược điểm của kiểu phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu Ưu điểm

- Giúp HSnắm tri thức và hành động trí tuệ một cách vững vàng, sâu sắc. - Tạo điều kiện cho HS phát huy được trí thông minh, sáng tạo, nâng cao hứng thú nhận thức, hình thành được nhu cầu tham gia hoạt động tìm kiếm.

- Bồi dưỡng được phẩm chất và tác phong làm việc của nhà nghiên cứu khoa học.

- Người học được đặt vào thế chủ động nhất: tự phát hiện vấn đề, tự tìm tòi tài liệu và những kiến thức liên quan, độc lập giải quyết vấn đề. Rèn luyện HS khả năng tự lực, kiên trì, kĩ năng tìm kiếm và khai thác tài liệu, khả năng lập luận logic, tranh luận khoa học, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức… Đây là những kĩ năng rất cần thiết làm cơ sở cho công việc trong cuộc sống của người trưởng thành.

Nhược điểm

- Chỉ thích hợp với một số nội dung dạy học nhất định, tốn nhiều thời gian và công sức và không phải lúc nào cũng áp dụng được.

- Có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng cũng như trình trạng không đảm bảo cho mọi học sinh cùng vươn lên tương đối đồng đều do có sự phân hoá trình độ mà không có sự cá biệt hoá.

1.4.4. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề.

- Các tình huống có vấn đề được xây dựng dựa trên những vấn đề thực tiễn

khơi dậy sự tò mò, muốn tìm hiểu khám phá của người học giúp họ cảm thấy thích thú với việc học, do đó phát huy tính tích cực, chủ động của người học, động cơ học tập và tinh thần trách nhiệm của HS được nâng cao.

- Học tập theo PPDH nêu vấn đề người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể… Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho người học đối với công việc sau này của họ.

- Phương pháp này có thể giúp người học tiếp cận với những vấn đề đang diễn ra trong thực tế, giúp HS có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất đồng thời họ cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể vận dụng lý thuyết đã học giải quyết những vấn đề đó.

- Người học được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, do đó có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy họ nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng theo PPDH cổ điển.

- Ở đây người học được tập luyện tối đa phương pháp làm việc theo đúng

quy trình nghiên cứu khoa học. Điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở người học các phẩm chất và năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.

- Với phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực.

Nhược điểm

- Không phải bài học nào, môn học nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhất là ở những môn học có tính trừu tượng cao. Thực tế cho thấy những môn học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, và vì vậy khả năng ứng dụng của phương pháp càng cao.

- Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một giáo viên rất khó theo dõi và hướng dẫn thảo luận cho cả lớp 40-50 người học.

- Khó xây dựng được vấn đề phù hợp với mọi đối tượng trong lớp học do có sự phân hóa trình độ.

1.4.5. Vai trò của PPDH nêu vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học.

Chủ trương của Bộ GD-ĐT cũng như thực tiễn đào tạo hiện nay vẫn đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH ở trường THPT nói chung và đổi mới PPDH môn Vật lí nói riêng (điều đó đã được thể hiện qua các mục 1.2 và mục 1.2 của đề tài). Vậy thì ta phải đổi mới như thế nào?

Trước yêu cầu của thực tiễn và mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới, đổi mới PPDH ở trường THPT nhìn chung phải diễn ra theo 4 hướng chủ yếu sau:

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS. - Bồi dưỡng phương pháp tự học.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS là cơ bản, chủ yếu, chi phối đến 3 hướng sau.

Với định hướng đổi mới như vậy, hàng loạt các PPDH hiện đại theo xu hướng trên đã được nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam. Theo PGS TS Lê Công Triêm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên - ĐHSP Huế bàn về đổi mới PPDH ở trường trung học phổ thông ông khẳng định: “giáo viên cần

vận dụng mọi phương pháp dạy học hiện có một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại như PPDH hợp tác (PPDH cùng tham gia), PPDH giải quyết vấn đề,...nhằm giúp học sinh biết cách tự học, biết cách hợp tác trong tự học; tích cực chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động” [15].

Phương pháp dạy học nêu vấn đề xuất hiện vào năm 1970 tại trường Đại học Hamilton-Canada, sau đó được phát triển nhanh chóng tại Trường Đại học Maastricht-Hà Lan. Trải qua nhiều thử thách cùng với thực nghiệm suốt gần một thế kỷ qua, hiện nay phương pháp này mới thực sự được đưa vào áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, Phần Lan… và được coi như một trong những phương pháp chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước. Cùng với quan điểm đó, một tác giả trên tạp chí Tia Sáng nhận định: “Tôi nghĩ rằng giải quyết vấn đề là một nội dung mới phù hợp

với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu

về giáo dục trong thế kỷ 21, ta nên tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc để đưa dần yếu tố giải quyết vấn đề vào như là một yếu tố tích cực trong cuộc cải cách giáo dục hiện nay của chúng ta” [5].

Trên thực tế nhiều PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, của HS đã và đang được áp dụng ở các trường THPT như: PPDH vấn đáp, PPDH hợp tác theo nhóm, PPDH dự án, PPDH nêu vấn đề…Việc lưa chọn và sử dụng các PPDH tích cực nào để thực sự mang lại hiệu quả cũng gây ra không ít bàn luận, tranh cãi.

Việc sử dụng PPDH nêu vấn đề thực sự đã “thổi một làn gió mới” vào việc đổi mới PPDH, ghé thăm các trang web, các forum về đổi mới giáo dục đâu đâu ta cũng bắt gặp người ta bàn luận, giới thiệu PPDH nêu vấn đề như là một PPDH chủ đạo trong đổi mới, cải cách giáo dục ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay đã có trang web dạy học Vật lí thiên văn bằng PPDH nêu vấn đề, các bạn và thầy cô có thể tham khảo theo địa chỉ:

http://vphyteach.summerhost.info/pbl/index.php

Tuy nhiên không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng của nó do vậy người thầy nên phối hợp nhịp nhàng giữa các PPDH hiện đại và PPDH truyền thống, giúp HS tăng cường tính tính cực, chủ động và đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học.

Sử dụng PPDH nêu vấn đề không những mang lại hiệu quả cao trong dạy học mà nó còn là một phương pháp có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo với các PPDH khác như: phương pháp thuyết trình, PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ, phương pháp vấn đáp, PPDH dự án…mang lại hiệu quả giáo dục một cách toàn diện.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề có thể kết hợp với phương pháp thuyết trình trở thành hình thức dạy học trình bày nêu vấn đề, ở đó GV sẽ thuyết trình vấn đề trên cơ sở chỉ rõ logic của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề. Tri thức được trình bày không phải dưới dạng có sẵn mà là một sự mô phỏng và rút gọn quá trình khám phá thực sự. Với cách trình bày trên sẽ gợi cho HS nhu cầu theo dõi logic của phần trình bày. Việc kết hợp 2 PPDH này có khả năng phát huy điểm mạnh rèn luyện trí nhớ, khả năng tái hiện, đồng thời hạn chế một phần nhược điểm gây nhàm chán của phương pháp thuyết trình thuần túy. Tuy nhiên khi giảng giải một vấn đề trong thời gian dài sẽ vẫn dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán, HS sẽ dễ mất tập trung.

- Trong PPDH dạy học nêu vấn đề, hình thức thảo luận nhóm làm cho HS có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề đồng thời có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết

cho cùng một vấn đề, HS phải bàn luận, tranh cãi để chọn ra phương án phù hợp nhất rèn luyện cho HS khả năng tư duy phê phán và khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. PPDH nêu vấn đề kết hợp với phương pháp hợp tác làm việc theo nhóm sẽ lợi dụng được ưu điểm của phương pháp này, do đó không những kích thích hứng thú học tập, mà còn rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm, một kĩ năng vô cùng cần thiết trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa.

- PPDH nêu vấn đề kết hợp với phương pháp vấn đáp trở thành PPDH nêu vấn đề - giải quyết từng phần. GV sẽ gợi ý cho HS tìm hiểu vấn đề thông qua hệ thống các câu hỏi có vấn đề. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức ở mức độ đáng kể. Thông qua giải quyết trình tự hệ thống câu hỏi sẽ hình thành các thao tác tư duy ở HS đồng thời qua đó GV thu nhận được thông tin ngược về mức độ hiểu vấn đề của HS.

- PPDH nêu vấn đề kết hợp với PPDH theo dự án, sẽ trở thành PPDH nêu vấn đề- nghiên cứu. Ở phương pháp này GV giao cho cá nhân HS hay nhóm HS những dự án, HS tự lực nghiên cứu các vấn đề lý thuyết mới hoàn toàn, tự mình giải quyết vấn đề, sản phẩm thu được từ dự án cụ thể mà GV giao sẽ là minh chứng tốt

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w