8. Nội dung và cấu trúc của đề tài
1.5. Mối quan hệ giữa dạy học nêu vấn đề và tính tích cực, chủ động
CHỦ ĐỘNG.
Mục đích của PPDH tích cực nói chung và PPDH nêu vấn đề nói riêng đều hướng tới việc làm cho HS tích cực, chủ động hơn trong hoạt động học tập, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục đem đến sự phát triển toàn diện cho HS. Điều đó nói lên rằng giữa dạy học nêu vấn đề và tính tích cực có quan hệ với nhau. Đó là mối quan hệ tương hỗ. Khi người GV áp dụng hiệu quả PPDH nêu vấn đề thì sẽ kích thích ở HS ham muốn học hỏi, khám phá do đó HS tích cực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Một khi HS càng học tập tích cực, chủ động bao nhiêu thì quá trình dạy học sẽ diễn ra thuận lợi bấy nhiêu.
Thực trạng giáo dục và trình độ phát triển chung của thế giới đã và đang đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục nước ta. Vấn đề này đã tốn không ít giấy mực của các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học và người quan tâm đến nó. Trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia và các ý kiến của đông đảo đội ngũ nhà giáo và các tầng lớp nhân dân cũng như bối cảnh chung của thế giới, Đảng và nhà nước đã cụ thể vào mục tiêu dạy học trong giai đoạn mới.
Ở chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mục tiêu chung của giáo dục và mục tiêu của dạy học Vật lí ở trường phổ thông, mục tiêu cốt lõi của giáo dục hiện nay là phải tạo ra được lớp người lao động mới có trí tuệ, có đạo đức, sáng tạo, có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và có khả năng thích ứng cao. Đối chiếu với mục tiêu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay, nhìn chung những cố gắng đổi mới chưa mang lại hiệu quả cao mà nguyên nhân sâu xa là đội ngũ GV chưa nhận thức rõ về việc đổi mới PPDH và đa số còn ngại áp dụng PPDH mới vì dễ cháy giáo án và điều kiện dạy học ở nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu của PPDH mới…
Chúng tôi đã căn cứ trên những nghiên cứu về mục tiêu chung của giáo dục, mục tiêu của dạy học vật lí ở trường phổ thông và thực trạng đổi mới PPDH hiện nay để định hướng cho những nghiên cứu và lựa chọn PPDH thích hợp và nhận thấy muốn hoàn thành mục tiêu giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
Vì vậy tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số PPDH tích cực, chủ đạo hiện nay và nhận thấy rằng: PPDH nêu vấn đề với những đặc trưng về bản chất của phương pháp, tình huống có vấn đề, con đường nhận thức và cách giải quyết vấn đề…nổi bật lên như một phương pháp tích cực có thể đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của giáo dục nước ta. Căn cứ trên cơ sở đó chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng được cơ sở lí luận của việc dạy học theo PPDH nêu vấn đề theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong phần Quang hình học lớp 11 nâng cao.
Tóm lại, muốn giáo dục đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đào tạo hiện nay chúng ta phải thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đã đề ra, để làm được điều đó không gì khác là phải đổi mới giáo dục, đó là một quá trình gồm nhiều giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, mà trước hết là ở PPDH bởi lẽ PPDH gắn bó chặt chẽ với các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học. PPDH có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có
phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực.
PPDH nêu vấn đề là một trong những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Vì vậy việc nghiên cứu và vận dụng nó vào thực tiễn dạy học là một vấn đề cần thiết.
Muốn đổi mới PPDH ở trường phổ thông thì không thể đơn thuần bằng việc nêu phương châm, khẩu hiệu chung chung mà nó phải được bắt đầu bằng những dự thảo, định hướng phù hợp với thực tế và những hoạt động cụ thể, thiết thực mà trước hết là đội ngũ GV phải được đào tạo bài bản và tập huấn thường xuyên về đổi mới PPDH để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, những năng lực cần thiết của một GV trong giai đoạn mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ TIẾT TRONG PHẦN QUANG HÌNH HỌC LỚP 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
2.1.1. Khái niệm bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip).
2.1.2. Phân loại
Dựa vào chức năng và cách thức triển khai hoạt động học tập với bài giảng điện tử có thể chia bài giảng điện tử thành 2 loại như sau:
Loại 1: Bài giảng điện tử chỉ phục vụ cho việc giảng dạy trực tiếp tại lớp.
Đây là loại hình bài giảng điện tử phổ biến nhất hiện nay, với loại hình này yêu cầu người GV có một trình độ hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin như: soạn thảo văn bản, thiết kế thí nghiệm ảo, sử dụng trình duyệt web để trao đổi và tìm kiếm tài liệu liên quan… cuối cùng là chọn lựa cho mình một hình thức trình diễn điện tử có thể là các chương trình như: PowerPoint, Violet…để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử.
Loại 2: Bài giảng điện tử phục vụ cho đào tạo trực tuyến (bài giảng điện tử
e-learning), là hình thức đào tạo thông qua việc sử dựng Internet, các phương tiện nghe nhìn hiện đại còn gọi là e-learning. Loại hình học tập này không giới hạn về mặt không gian và thời gian, thuận tiện cho việc học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời…Tuy nhiên với nhiều ưu điểm như vậy mà đòi hỏi trình độ tin học của
giáo viên cũng phải cao hơn rất nhiều mới có thể “làm chủ” được hoạt động giảng dạy của mình.
2.1.3. Ưu điểm, nhược điểmƯu điểm Ưu điểm
- Thuận lợi cho việc sử dụng các PPDH tích cực.
- Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng, có khả năng đem lại một lượng thông tin phong phú, đa dạng và chất lượng, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, sinh động.
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết bảng, vẽ hình trên lớp.
Bài giảng điện tử là đã khắc phục được tình trạng đơn điệu trong cách giảng dạy truyền thống, làm cho giờ giảng sinh động, đem lại những bất ngờ, thú vị cho HS. Tính chất đa phương tiện của bài giảng điện tử thay đổi "thực đơn giác quan" cho người học mà phương pháp truyền thống không thể làm được.
Nhược điểm
- Tốn khá nhiều kinh phí mua sắm máy móc trang bị cho các đơn vị giáo dục, kinh phí đào tạo GV sử dụng máy tính và cán bộ kĩ thuật đảm bảo cho việc thực hiện của GV thông suốt.
- Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn rất lớn nhiều GV.
- Nếu GV không biết cách sử dụng và khai thác phần mềm hợp lý ( ví dụ: phải lật trang liên tục, kiểu chữ, cỡ chữ không thống nhất… hoặc lạm dụng quá nhiều hiệu ứng, lạm dụng màu sắc, âm thanh…) thì các ưu thế của phần mềm này có thể sẽ trở thành nhược điểm lớn, HS sẽ thích học vì mới lạ nhưng tâm lí bị phân tán, không theo dõi được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của bài…
2.1.4. Quy trình thiết kế và sử dụng
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
1. Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, HS đạt được cái gì. Đọc kĩ SGK, kết hợp với sách GV và các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ đó chính là mục tiêu của bài học.
2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
Lựa chọn kiến thức cơ bản và xác định đúng nội dung trọng tâm bài học là một bước vô cùng quan trọng đối với người GV, nó làm cơ sở cho GV xây dựng mục tiêu bài học và đảm bảo việc tìm kiếm tư liệu mở rộng vấn đề của GV không đi chệch hướng.
Những nội dung đưa vào chương trình và SGK phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Vì vậy phải căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản giảng dạy cho HS chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Tuy nhiên, cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
3. Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Đọc kĩ SGK để phân loại và lựa chọn hình thức khai thác kiến thức dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, hay các phần mền thiết kế thí nghiệm ảo...
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn, hoặc các website, các nguồn tư liệu có liên quan (nếu dạy trực tuyến) cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
- Các tư liệu GV sưu tầm, tìm kiếm được không phải lúc nào cũng đảm bảo được bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. Vì vậy sau khi tìm kiếm GV phải tiến hành xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh...theo yêu cầu và ý đồ của họ.
4. Xây dựng thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, GV cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thuận lợi cho người dạy và HS trong việc sử dụng và quan sát, để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử.
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong Power Point) hoặc các trang trong Frontpage, Xara Web Designer. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang (slide) có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
Giao diện của trang web hay background của Power Point phải được thiết kế và sử dụng màu hợp lý đảm bảo tính thẩm mỹ và thuận lợi trong quan sát, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.
Với văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản.
Không nên quá lạm dụng các hiệu ứng trình diễn thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh.
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.
6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế mà nên thiết kế xong sau đó vừa chạy vừa giảng thử toàn bộ bài giảng, sẽ dễ phát hiện ra lỗi hơn đồng thời có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn với tiến trình lên lớp của GV.
2.2. CẤU TRÚC NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN QUANG HÌNH HỌC LỚP 11 NÂNG CAO 11 NÂNG CAO
Ở lớp Trung học cơ sở HS đã được tìm hiểu về hiện tượng KXAS, mắt và một số dụng cụ quang học như: máy ảnh, các loại gương cầu… Trong phần này HS
sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về KXAS, mắt đồng thời giới thiệu thêm về các dụng cụ quang học khác như: lăng kính, các thấu kính và ứng dụng của chúng.
Có thể biểu diễn cấu trúc nội dung của phần Quang học theo sơ đồ sau:
2.3. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM XARA WEB DESIGNER VÀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC DỤNG PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, công nghệ cao. Công nghệ thông tin đang là một xu thế mà cả nhân loại đang cố gắng để tiếp cận và khai thác tất cả các ứng dụng để phục vụ tốt nhất nhu cầu về mọi mặt của mình. Nghề dạy học và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy cũng phải phát triển để tiếp cận khoa học hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong vài năm gần đây, các GV phổ thông đã dần quen với “làn sóng thứ nhất”: trào lưu sử dụng chương trình Power Point để