Nhận xét tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 59 - 60)

8. Nội dung và cấu trúc của đề tài

3.4.3. Nhận xét tiến trình dạy học

Qua quan sát giờ học ở các lớp TN và ĐC được tiến hành theo tiến trình dạy học,chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

 Đối với lớp TN:

- Các giờ học của lớp TN được tiến hành ở phòng LAB. Trước mỗi giờ học GV cùng một số HS chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết như máy chiếu, màn hình, các dụng cụ thí nghiệm cần thiết.

- Hầu hết các thí nghiệm trong SGK đều được GV thực hiện bằng dụng cụ thí nghiệm trực quan hoặc thông qua các thí nghiệm ảo. Khi GV làm thí nghiệm biểu diễn, HS chăm chú lắng nghe, quan sát, các em rất thích thú. HS tham gia thảo luận

nhóm nhưng những giờ học đầu, HS còn bỡ ngỡ nên các em làm việc chưa hiệu quả lắm, hay nói chuyện GV phải thường xuyên yêu cầu lớp giữ trật tự. Việc trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp còn đùn đẩy nhau, chỉ một số HS nổi trội trong nhóm tự giác. Để giải quyết tình huống này GV yêu cầu HS trong mỗi nhóm luân phiên nhau báo cáo. Đồng thời cộng điểm cho những nhóm trật tự, tích cực học tập và qui định thời gian thảo luận cho các nhóm.

Do HS chưa quen với cách học bằng PPDH mới nên lúc đầu tốc độ giờ học diễn ra hơi chậm. Càng về sau HS quen dần với cách học mới, nên tích cực và chủ động hơn, tham gia nhiều hơn vào quá trình học.

Các hiện tượng vật lí và ứng dụng của chúng trong thực tế đều được GV trình bày, ngoài ra còn có mở rộng và giới thiệu để các em tìm hiểu thêm ở nhà. Hoạt động học tập của học sinh diễn ra chủ động và tích cực. Giờ học đã rút ngắn thời gian diễn giảng của GV và tăng cường hoạt động của HS. Với các câu hỏi có vấn đề GV đặt ra, gây HS hứng thú và sự tò mò muốn khám phá, tìm hiểu những vấn đề mà các em tưởng chừng như là hiển nhiên mà chưa bao giờ đặt câu hỏi tại sao? Học sinh tập trung và sôi nổi, nhiệt tình trong việc phát biểu xây dựng bài.

 Đối với lớp ĐC:

Đối với các lớp ĐC, mặc dù dạy theo chương trình SGK nâng cao nhưng số lượng các thí nghiệm được tiến hành không nhiều. Cách dạy chủ yếu là truyền giảng, HS tập trung lắng nghe và ghi chép. HS ít phát biểu xây dựng bài, nếu có cũng qua lại cũng chỉ những HS nổi trội và hay phát biểu, còn hầu hết HS khác khi GV hỏi thì HS mới trả lời, chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác. Không khí lớp học hơi trầm lắng.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thiết kế một số bài giảng điện tử phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w