MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 86 - 108)

Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC sang hình thức công ty cổ phần có sự góp vốn của các TCTD. Thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các ngân hàng, phải có sự phân tích tổng hợp về người vay, đưa ra thông tin về những người có liên quan đến hoạt động rửa tiền, tội phạm tài chính để các ngân hàng lưu ý.

Một khoản nợ có công chứng giao dịch đảm bảo, đăng ký đầy đủ thủ tục pháp lý và ngân hàng là người luôn giữ giấy tờ sở hữu chính. Thế nhưng khi cần phải xử lý, thu hồi nợ thì ngân hàng gần như không có bất cứ quyền gì, mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên chủ tài sản. Nếu họ không hợp tác, ngân hàng sẽ khó thu giữ được tài sản, không phát mãi được và phải nhờ đến cơ quan pháp luật. Đáng lẽ, với những khoản vay có giấy tờ đầy đủ sẽ được xử lý nhanh trong vòng vài tháng, nhưng chúng ta phải luôn mất vài năm mới xong. Điều này sẽ làm cho nợ xấu ngày càng trầm trọng. Do đó NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản.

Hiện tại có hiện tượng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả nợ ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh như trên, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Sở hữu chéo luôn là vấn đề nan giải đối với cơ quan Nhà nước, việc cần làm trước mắt là NHNN cần nhanh chóng kiểm tra, rà soát lại việc sở hữu cổ phần tại các TCTD, trường hợp phát hiện sở hữu nhiều hơn quy định thì cần phải mạnh tay để giảm tỷ lệ về đúng mức quy định.

72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 luận văn đã hoàn thành những nội dung sau:

- Nêu lên định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank giai đoạn từ năm 2015 – 2020.

- Với mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Sacombank, đảm bảo tăng trưởng an toàn – bền vững, tác giả đã đưa ra những giải pháp:

 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng từ bước tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến việc thu hồi nợ theo tiêu chuẩn quốc tế (có đưa dẫn chứng các ngân hàng Việt Nam đang áp dụng).

 Các giải pháp khác như thiết lập diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm giữa các phòng ban; bảo hiểm tiền vay; chuẩn hóa nhân viên tín dụng.

- Ngoài ra tác giả cũng có một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, giảm thiểu tổn thất xảy ra.

73

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động của NHTM Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố như: môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ chế, chính sách quả lý của Nhà nước,... Những yếu tố này luôn thay đổi để phù hợp với một nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Điều đó, đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới cũng như đầy thách thức cho các TCTD.

Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho các NHTM trong nước. Tuy nhiên, nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường trước được. Do đó, chính sách tăng trưởng tín dụng hợp lý, an toàn và việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu đối với ngân hàng.

Luận văn được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cùng với những kiến thức thu thập được trong kinh nghiệm thực tiển của tác giả. Trong suốt quá trình nghiên cứu, luận văn trung thành với kết cấu: hệ thống hóa lý luận; phân tích thực trạng; đưa ra giải pháp. Do đó đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Vấn đề nổi bật hiện nay mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu. Đến nay, việc giải quyết hậu quả vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế được phần nào rủi ro, từ đó nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại các NHTM nói chung cũng như Sacombank nói riêng.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu Tiếng Việt:

1. Tống Thị Vân Anh, 2014. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất

Nhập Khẩu Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

2. Nguyễn Thanh Bình, 2014. Rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

Á Châu chi nhánh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế

TP.HCM.

3. Khổng Lê Mạnh Dũng, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng TMCP

Việt Nam trên địa bàn TPHCM. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế

TP.HCM.

4. Đoàn Thanh Hà và Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế TPHCM.

5. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng. NXB Lao động Xã hội.

6. Tạ Thanh Huyền – Đỗ Thu Hằng, 2014. Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam. Học viện ngân hàng.

7. Ngô Hướng và cộng sự, 2013. Phòng ngừa rủi ro tín dụng NHTM trên địa bàn TPHCM. NXB Kinh tế TPHCM.

8. Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2012. Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ. NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

10.Nguyễn Thị Uyên Phương, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng

doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn

Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

11.Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB Thống kê.

12.Bùi Quang Tín, 2015. Nợ xấu dưới 3% khả thi nhưng đầy thách thức. Trí thức trẻ.

75

13. Nguyễn Thị Diệu Trâm, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học

Kinh tế TP.HCM.

14. Trần Trung Tường, 2011. Quản trị tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

15. Trương Sơn Tùng, 2013. Giải pháp hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế

TP.HCM.

16.Peter S.Rose, 2001. Quản trị NHTM. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2001. Hà Nội: NXB Tài chính.

Danh mục tài liệu nước ngoài:

17. Dam Dan Luy, 2010. Evaluation of credit risk management policies and practices in a Vietnamese Joint Stock Commercial bank’s transaction office. 18.To Minh Thong, 2013. Credit risk management and bad debt controlling case

ANZ Vietnam.

19. Yang Wang (2013), Credit risk management in Rural Commercial Banks in China.

Thông tư, quy định của NHNN:

20. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 09/2013/TT-NHNN ngày 18/03/2104 quy định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

76

23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. 24. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

77

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nguyên tắc cốt lõi giám sát ngân hàng hiệu quả của ủy ban Basel

Phụ lục 2:Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

i

PHỤ LỤC 1: NGUYÊN TẮC CỐT LÕI GIÁM SÁT NGÂN HÀNG HIỆU QUẢ CỦA ỦY BAN BASEL

Nguyên tắc: Tính độc lập, trách nhiệm giải trình, hỗ trợ và bảo vệ hợp pháp cho thanh tra, giám sát viên

“Mỗi đơn vị giám sát phải có sự hoạt động độc lập, các quy trình minh bạc, có lực lượng nhân sự đầy đủ, được quản lý phù hợp, quy trình ngân sách không làm suy giảm quyền tự chủ và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhiệm vụ được giao cũng như nguồn nhân lực của nó”.

Nguyên tắc: Quy trình quản trị rủi ro

“Cơ quan quản lý xác định các ngân hàng có qui trình quản trị rủi ro toàn diện (bao gồm sự khả năng giám sát hiệu quả của Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao) để phát hiện, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm nhẹ tất cả các rủi ro trên nền tảng kịp thời và để đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng và tính thanh khoản liên quan đến rui ro, thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn đến sự phát triển và xem xét những cam kết dự phòng (bao gồm những kế hoạch hồi phục khả thi và lành mạnh được cam kết) mà được xem xét những trường hợp cụ thể của ngân hàng. Quy trình quản trị rủi ro tương thích với rủi ro và tầm quan trọng hệ thống của nhân hàng”.

Nguyên tắc: Rủi ro tín dụng

“Cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo rằng các ngân hàng có một qui trình quản lý rủi ro tín dụng tương xứng mà theo đó cân nhắc tới sự yêu thích rủi ro, những rủi ro trong quá khứ, điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Điều này bao gồm các chính sách thận trọng và các quy trình để phát hiện, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm nhẹ rủi ro tín dụng (bao gồm cả rủi ro tính dụng của bên đối tác) trên nền tảng đúng lúc. Vòng đời tín dụng đầy đủ được bao phủ bởi bảo hiểm tín dụng, thẩm định tín dụng, và quản trị liên tục những khoản cho vay và danh mục đầu tư của ngân hàng”.

ii

“Cơ quan quản lý quy định rằng ngân hàng có các chính sách phù hợp và các quy trình cho việc nhận biết và quản lý những tài sản có vấn đề, và duy trì những nguồn dự phòng và dự trữ”.

Nguyên tắc: Giao dịch với các nhóm khác hàng liên quan

“Nhằm ngăn ngừa sự tăng lên trong lạm dụng giao dịch với nhóm khách hàng có liên quan và xác định rủi ro về sự xung đột về lợi ích, cơ quan quản lý yêu cầu các ngân hàng thiết lập giao dịch với nhóm khách hàng có liên quan trên nền tảng giao dịch mua bán ngoài; để giám sát những giao dịch đó, tạo những bước đi phù hợp để kiểm soát hoặc giảm nhẹ rủi ro; việc xóa các khoản nợ này được thực hiện theo các chính sách và quy trình chuẩn mẫu”.

iii

PHỤ LỤC 2: THÔNG TƯ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ

iv

chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

v

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 86 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)