Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 61 - 63)

Hình 2.2. Mô hình phán quyết cấp tín dụng tại Sacombank

Nguồn: Quy chế phán quyết cấp tín dụng tại Sacombank

Tổng Giám đốc HĐTD ngân hàng HĐTD Hội sở Phòng QLTD Giám đốc VPKV Tổ thẩm định KV HĐTD Chi nhánh HĐTD PGD Phê duyệt của GĐ

47

Sacombank xác định rằng phân tích tín dụng là một công cụ hữu hiệu để trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất là đồng ý hay không đồng ý cho vay. Phân tích hành vi khách hàng là giai đoạn đầu trong một quy trình cấp tín dụng. Nội dung này đã được đề cập ở phần 2.3.1. Đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Sau quá trình xác minh thực tế cán bộ tín dụng sẽ thiết lập tờ trình và chuyển cho cấp lãnh đạo phê duyệt. Mô hình phán quyết cấp tín dụng hiện tại mà Sacombank đang áp dụng được thể hiện ở hình 2.2. Phân quyền phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng đã giảm bớt quyền hạn cá nhân và hiện đang chuyển sang áp dụng hình thức phê duyệt theo hội đồng gồm ba thành viên với một thư ký. Với mô hình này sẽ giảm bớt rủi ro cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay đối với một khách hàng. Cụ thể như sau:

- Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay tối đa 1 tỷ đồng. Trưởng phòng giao dịch phê duyệt tối đa 0.4 tỷ đồng.

- Hội đồng tín dụng PGD gồm: trưởng phòng giao dịch (chủ tịch), phó phòng (thành viên 1) và cán bộ không phụ trách hồ sơ vay (thành viên 2), phê duyệt tối đa 2 tỷ đồng.

- Hội đồng tín dụng chi nhánh gồm: giám đốc chi nhánh (chủ tịch), phó giám đốc (thành viên 1), trưởng phòng kiểm soát rủi ro (thành viên 2), phê duyệt tối đa 5 tỷ đồng.

- Giám đốc khu vực phê duyệt cấp tín dụng tối đa 10 tỷ đồng nhưng phải qua ý kiến tham mưu của tổ thẩm định khu vực.

- Trong hạn mức quyền hạn của mình Tổng giám đốc được duyệt 10 tỷ đồng và có thể phân quyền, ủy quyền cho giám đốc khu vực.

- Hội đồng tín dụng hội sở gồm: Tổng giám đốc (chủ tịch), phó tổng giám đốc phụ trách mảng tín dụng (thành viên 1), trưởng phòng quản lý tín dụng (thành viên 2) được duyệt cấp tín dụng tối đa 150 tỷ đồng.

- Hội đồng tín dụng ngân hàng gồm: chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT (chủ tịch), Tổng giám đốc (thành viên 1), trưởng phòng quản lý tín dụng (thành viên 2) là bộ phận phán quyết cao nhất.

48

Với mô hình triển khai phán quyết như trên đã giúp cho ngân hàng xử lý hồ sơ vay một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà vẫn hạn chế được rủi ro do phải trình hội đồng tín dụng. Nếu một khách hàng có mối quan hệ đặc biệt với giám đốc, trưởng phòng giao dịch, thì có thể sẽ nhận được một khoản vay dễ dàng với số tiền lớn hơn. Do đó mô hình hạn chế phê duyệt cá nhân tại Sacombank là khá hợp lý.

Tuy nhiên mô hình này vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

- Tại Sacombank, đối với những hồ sơ thuộc mức phán quyết chi nhánh, cán bộ tín dụng cũng chính là người thẩm định. Rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp nhân viên cấu kết với khách hàng để làm giả hồ sơ vay, hoặc thẩm định không hết trách nhiệm,... Những ngân hàng trên thế giới mà điển hình là ngân hàng ANZ như phần lý luận đã đề cập, thì nhân viên kinh doanh và nhân viên thẩm định là hai người khác nhau. Bộ phận kinh doanh chỉ cần tìm kiếm, thu thập hồ sơ vay và sau đó tất cả phải chuyển lên bộ phận thẩm định độc lập.

- Chủ tịch hội đồng tín dụng vẫn là người đứng đầu chi nhánh, phòng giao dịch. Thực tế công tác cho thấy rằng khi khách hàng vay được sự đồng ý của giám đốc, trưởng phòng thì tất cả các thành viên còn lại đều ký vào biên bản họp phán quyết cấp tín dụng. Qua trao đổi với trưởng phòng kiểm soát rủi ro chi nhánh thì những hồ sơ theo họ là có rủi ro nhưng không thể không ký vì vẫn chịu sự chi phối của giám đốc. Xét cho cùng bản chất phê duyệt vẫn mang tính chất cá nhân.

- Các ngân hàng khác tại Việt Nam thực hiện việc trình hồ sơ tập trung về trung tâm phê duyệt độc lập thuộc hội sở như: ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank),… Mô hình áp dụng này là phù hợp với tiêu chuẩn Basel II đưa ra, đã giúp cho các TCTD phân tích và kiểm soát rủi ro cho vay được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 61 - 63)