Đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57)

2.3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Tại Sacombank hiện đang áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định lượng và tuân thủ theo quy định của NHNN tại Điều 10, Thông tư 02.

Bảng 2.3. Nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank từ năm 2012 – 2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014

Nợ đủ tiêu chuẩn 91.719 105.520 122.597

Nợ cần chú ý 410 734 491

Nợ dưới tiêu chuẩn 312 170 95

Nợ nghi ngờ 666 416 412 Nợ có khả năng mất vốn 973 1,008 981 Tổng dư nợ 94.080 107.848 124.576 Dư nợ quá hạn 2.361 2.328 1.979 Nợ xấu 1.951 1.594 1.488 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,51% 2,16% 1,59% Tỷ lệ nợ xấu 2,07% 1,48% 1,19%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014

Biểu đồ 2.2. Nợ quá hạn của Sacombank từ năm 2012 – 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014

2,361 2,328 1,979 2.51% 2.16% 1.59% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 1,700 1,800 1,900 2,000 2,100 2,200 2,300 2,400 2012 2013 2014

43

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng dự nợ tại Sacombank

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014 Tỷ lệ nợ quá hạn: Dựa vào bảng 2.3, biểu đồ 2.2, biểu đồ 2.3 ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn và cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn từ năm 2012 – 2014 có xu hướng giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân là do:

- Năm 2012, 2013 nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, theo Tổng cục thống kê thì đã có trên dưới 30% doanh nghiệp bị phá sản, giải thể hoặc ngưng hoạt động, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán kém hấp dẫn, một số ngành nghề gặp khó khăn kéo dài như sắt, thép, thủy hải sản, lúa, gạo,… Từ đó đã làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp suy giảm đáng kể, khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng trở thành vấn đề nan giải, trong khi tài sản đảm bảo phần lớn là bất động sản thì lại không có tính thanh khoản.

- Bước sang năm 2014, với những chính sách xử lý nợ xấu theo đúng quy định của NHNN, đặc biệt là việc bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC đã góp phần làm giảm tỷ nợ lệ nợ quá hạn.

2012 2013 2014

Nợ đủ tiêu chuẩn 97.49% 97.84% 98.41%

Nợ cần chú ý 0.44% 0.68% 0.39%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0.33% 0.16% 0.08%

Nợ nghi ngờ 0.71% 0.39% 0.33%

Nợ có khả năng mất vốn 1.03% 0.93% 0.79%

Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

44

Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank nhìn chung vẫn khá thấp so với kế hoạch đề ra là không vượt quá 3% và nằm trong tầm kiểm soát của HĐQT.

Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu luôn là con số được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Dựa vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, biểu đồ 2.4 ta thấy rằng tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm và luôn được kiểm soát ở con số khá thấp so với quy định 3% của NHNN.

Biểu đồ 2.4. Nợ xấu của Sacombank từ năm 2012 – 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014

2.3.2.2. Hệ số rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Dựa vào bảng 2.4, nhìn chung tỷ trọng dư nợ cho vay luôn chiếm trên 50% trong tổng tài sản có và có xu hướng gia tăng qua các năm. Điều này thể hiện Sacombank vẫn chú trọng đến khoản mục cho vay vì nó đem lại thu nhập lớn nhất (theo báo cáo tài chính riêng năm 2014 thì lợi nhuận từ việc cho vay luôn chiếm trên 60% trong tổng thu nhập). Theo quan điểm tài chính thì lợi nhuận cao sẽ gắn liền với rủi ro cao. Trường hợp khách hàng vay vi phạm những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, trì hoãn trong quá trình trả nợ, dẫn đến nợ xấu không thu hồi được nợ. Trong khi đó ngân hàng phải luôn trả vốn, lãi tiền gửi huy động. Rủi ro thanh khoản sẽ xuất hiện.

1,951 1,594 1,488 2.07% 1.48% 1.19% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2012 2013 2014 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

45

Nhận thức được điều này Sacombank đã ban hành nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay như: quy trình cấp tín dụng; chính sách tín dụng; quy chế quản lý và xử lý nợ,… Nhờ đó nợ xấu vẫn được kiểm soát ở mức thấp nhất (dựa vào bảng 2.3 khoản mục tỷ lệ nợ xấu).

Bảng 2.4. Hệ số rủi ro tín dụng của Sacombank từ năm 2012 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 94.080 107.848 124.576 Tổng tài sản có 151.282 160.170 188.678 Hệ số rủi ro tín dụng 62,19% 67,33% 66,03%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014

2.3.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dựa vào phân loại nợ ở bảng 2.3, Sacombank sẽ tiến hàng trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay theo đúng quy định tại Thông tư 02 đã được đề cập ở phần lý luận Chương 1. Cụ thể: trích lập dự phòng chung và trích lập dự phòng cụ thể.

Bảng 2.5. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của Sacombank từ năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 94.080 107.848 124.576 Dự phòng cụ thể 717 533 391 Dự phòng chung 694 781 916 Dự phòng rủi ro tín dụng 1.411 1.314 1.307 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1,50% 1,22% 1,05%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014

Dựa vào bảng 2.5 thì nhìn chung 3 năm trở lại đây 2012 – 2014 tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nợ xấu trong những năm gần đây giảm và một phần nợ đã được chuyển sang VAMC. Trong trường hợp khách hàng không

46

trả được nợ vay, không thanh lý được tài sản thì ngân hàng sẽ dùng nguồn tiền dự phòng này để xử lý tổn thất do rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay gây ra.

Tại Sacombank việc xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được áp dụng trong các trường hợp: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. Trước ngày 01/06/2014, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 22/04/2007.

Kể từ ngày 01/06/2014, Sacombank áp dụng theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.

2.3.3. Phân tích, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

2.3.3.1. Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Hình 2.2. Mô hình phán quyết cấp tín dụng tại Sacombank

Nguồn: Quy chế phán quyết cấp tín dụng tại Sacombank

Tổng Giám đốc HĐTD ngân hàng HĐTD Hội sở Phòng QLTD Giám đốc VPKV Tổ thẩm định KV HĐTD Chi nhánh HĐTD PGD Phê duyệt của GĐ

47

Sacombank xác định rằng phân tích tín dụng là một công cụ hữu hiệu để trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất là đồng ý hay không đồng ý cho vay. Phân tích hành vi khách hàng là giai đoạn đầu trong một quy trình cấp tín dụng. Nội dung này đã được đề cập ở phần 2.3.1. Đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Sau quá trình xác minh thực tế cán bộ tín dụng sẽ thiết lập tờ trình và chuyển cho cấp lãnh đạo phê duyệt. Mô hình phán quyết cấp tín dụng hiện tại mà Sacombank đang áp dụng được thể hiện ở hình 2.2. Phân quyền phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng đã giảm bớt quyền hạn cá nhân và hiện đang chuyển sang áp dụng hình thức phê duyệt theo hội đồng gồm ba thành viên với một thư ký. Với mô hình này sẽ giảm bớt rủi ro cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay đối với một khách hàng. Cụ thể như sau:

- Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay tối đa 1 tỷ đồng. Trưởng phòng giao dịch phê duyệt tối đa 0.4 tỷ đồng.

- Hội đồng tín dụng PGD gồm: trưởng phòng giao dịch (chủ tịch), phó phòng (thành viên 1) và cán bộ không phụ trách hồ sơ vay (thành viên 2), phê duyệt tối đa 2 tỷ đồng.

- Hội đồng tín dụng chi nhánh gồm: giám đốc chi nhánh (chủ tịch), phó giám đốc (thành viên 1), trưởng phòng kiểm soát rủi ro (thành viên 2), phê duyệt tối đa 5 tỷ đồng.

- Giám đốc khu vực phê duyệt cấp tín dụng tối đa 10 tỷ đồng nhưng phải qua ý kiến tham mưu của tổ thẩm định khu vực.

- Trong hạn mức quyền hạn của mình Tổng giám đốc được duyệt 10 tỷ đồng và có thể phân quyền, ủy quyền cho giám đốc khu vực.

- Hội đồng tín dụng hội sở gồm: Tổng giám đốc (chủ tịch), phó tổng giám đốc phụ trách mảng tín dụng (thành viên 1), trưởng phòng quản lý tín dụng (thành viên 2) được duyệt cấp tín dụng tối đa 150 tỷ đồng.

- Hội đồng tín dụng ngân hàng gồm: chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT (chủ tịch), Tổng giám đốc (thành viên 1), trưởng phòng quản lý tín dụng (thành viên 2) là bộ phận phán quyết cao nhất.

48

Với mô hình triển khai phán quyết như trên đã giúp cho ngân hàng xử lý hồ sơ vay một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà vẫn hạn chế được rủi ro do phải trình hội đồng tín dụng. Nếu một khách hàng có mối quan hệ đặc biệt với giám đốc, trưởng phòng giao dịch, thì có thể sẽ nhận được một khoản vay dễ dàng với số tiền lớn hơn. Do đó mô hình hạn chế phê duyệt cá nhân tại Sacombank là khá hợp lý.

Tuy nhiên mô hình này vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

- Tại Sacombank, đối với những hồ sơ thuộc mức phán quyết chi nhánh, cán bộ tín dụng cũng chính là người thẩm định. Rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp nhân viên cấu kết với khách hàng để làm giả hồ sơ vay, hoặc thẩm định không hết trách nhiệm,... Những ngân hàng trên thế giới mà điển hình là ngân hàng ANZ như phần lý luận đã đề cập, thì nhân viên kinh doanh và nhân viên thẩm định là hai người khác nhau. Bộ phận kinh doanh chỉ cần tìm kiếm, thu thập hồ sơ vay và sau đó tất cả phải chuyển lên bộ phận thẩm định độc lập.

- Chủ tịch hội đồng tín dụng vẫn là người đứng đầu chi nhánh, phòng giao dịch. Thực tế công tác cho thấy rằng khi khách hàng vay được sự đồng ý của giám đốc, trưởng phòng thì tất cả các thành viên còn lại đều ký vào biên bản họp phán quyết cấp tín dụng. Qua trao đổi với trưởng phòng kiểm soát rủi ro chi nhánh thì những hồ sơ theo họ là có rủi ro nhưng không thể không ký vì vẫn chịu sự chi phối của giám đốc. Xét cho cùng bản chất phê duyệt vẫn mang tính chất cá nhân.

- Các ngân hàng khác tại Việt Nam thực hiện việc trình hồ sơ tập trung về trung tâm phê duyệt độc lập thuộc hội sở như: ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank),… Mô hình áp dụng này là phù hợp với tiêu chuẩn Basel II đưa ra, đã giúp cho các TCTD phân tích và kiểm soát rủi ro cho vay được tốt hơn.

2.3.3.2. Phân tích nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu

Theo số liệu thống kê từ báo cáo kiểm toán nội bộ của ngân hàng Sacombank được thực hiện bằng hai phương pháp: chọn mẫu những hồ sơ vay có giá trị lớn tại từng chi nhánh, phòng giao dịch (50.100 bộ hồ sơ) và kết hợp xác minh thực tế (1.000 bộ hồ

49

sơ) trong trường hợp nghi ngờ, đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu như sau:

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích có đến 210 trường hợp. Tập trung vào những trường hợp: dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn; cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), và dùng chính nguồn thu này để làm nguồn trả nợ vay cho phương án, dự án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

Khả năng kinh doanh yếu kém có đến 305 trường hợp. Tập trung vào những trường hợp: khách hàng bị chiếm dụng vốn; khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm; kinh doanh thua lỗ kéo dài.

Khách hàng không hợp tác với nhân viên ngân hàng trong quá trình kiểm tra sau cho vay chỉ có 50 trường hợp. Khi đến thời gian kiểm tra sử dụng vốn thì người vay tìm đủ lý do như: không có ở nhà, đang bận công việc, không nghe điện thoại, khóa cửa,…

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thực hiện không đầy đủ bút phê của lãnh đạo có 30.900 trường hợp. Đây là vấn đề đáng báo động tại Sacombank trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ một số ít trong số trường hợp này xảy ra nợ quá hạn (200 trường hợp) nhưng rủi ro xảy ra nợ quá hạn tiềm ẩn là rất cao.

Thiếu thận trọng trong công tác thiết lập hồ sơ có 20.100 trường hợp. Chủ yếu tập trung ở những trường hợp: thiết lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp chưa chính xác (12.060 trường hợp); dẫn chiếu số hợp đồng thế chấp sai trong đơn đăng ký giao dịch đảm bảo; thiếu biên bản họp hội đồng thành viên; không thu thập đầy đủ chứng từ sử dụng vốn sau khi giải ngân,…

Quá trình kiểm tra, giám sát trong, sau cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót có 16.800 trường hợp. Tập trung chủ yếu ở những trường hợp sau: hầu hết khách hàng đã ký trước vào nhiều bản kiểm tra cho vay, khi đến thời hạn quy định nhân viên ngân hàng chỉ cần điền ngày, tháng nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay

50

của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để trả nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào mục đích khác không hiệu quả. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tằm kiểm soát của ngân hàng.

Năng lực thẩm định của các bộ tín dụng còn nhiều hạn chế vì trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác. Tính đến hết năm 2014, số lượng cán bộ tín dụng tại Sacombank là khoảng 2.084 người (trong đó có khoảng 106 người tốt nghiệp cao đẳng, 24 người có trình độ trung cấp, số lượng còn lại là tốt nghiệp từ đại học trở lên). Dựa vào thâm niên làm việc thì có khoảng 70 người có thâm niên 6 năm, 200 người thâm niên 5 năm, 221 người thâm niên 4 năm, 202 người thâm niên 3 năm, số lượng còn lại tập trung ở những người có thâm niên từ 1 – 2 năm.

Thiếu nhân viên và cán bộ quản lý có trình độ cao vì hầu hết cán bộ quản lý phòng giao dịch có tuổi đời khá trẻ (khoảng 27 – 28 tuổi), thâm niên công tác từ 4 – 5 năm, chiếm trên 70% số lượng cấp quản lý phòng giao dịch. Có hiện tượng sắp đặt, bố trí nhân sự không tương xứng vào vị trí là người lãnh đạo của một chi nhánh, phòng giao dịch. Nhiều người quản lý vẫn còn khá trẻ, tuổi nghề còn thấp nhưng vẫn được đề bạc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như công

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57)