Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60 - 61)

Dựa vào phân loại nợ ở bảng 2.3, Sacombank sẽ tiến hàng trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay theo đúng quy định tại Thông tư 02 đã được đề cập ở phần lý luận Chương 1. Cụ thể: trích lập dự phòng chung và trích lập dự phòng cụ thể.

Bảng 2.5. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của Sacombank từ năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 94.080 107.848 124.576 Dự phòng cụ thể 717 533 391 Dự phòng chung 694 781 916 Dự phòng rủi ro tín dụng 1.411 1.314 1.307 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1,50% 1,22% 1,05%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán từ năm 2012 – 2014

Dựa vào bảng 2.5 thì nhìn chung 3 năm trở lại đây 2012 – 2014 tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nợ xấu trong những năm gần đây giảm và một phần nợ đã được chuyển sang VAMC. Trong trường hợp khách hàng không

46

trả được nợ vay, không thanh lý được tài sản thì ngân hàng sẽ dùng nguồn tiền dự phòng này để xử lý tổn thất do rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay gây ra.

Tại Sacombank việc xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được áp dụng trong các trường hợp: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. Trước ngày 01/06/2014, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 22/04/2007.

Kể từ ngày 01/06/2014, Sacombank áp dụng theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60 - 61)