Phân tích nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 63 - 65)

Theo số liệu thống kê từ báo cáo kiểm toán nội bộ của ngân hàng Sacombank được thực hiện bằng hai phương pháp: chọn mẫu những hồ sơ vay có giá trị lớn tại từng chi nhánh, phòng giao dịch (50.100 bộ hồ sơ) và kết hợp xác minh thực tế (1.000 bộ hồ

49

sơ) trong trường hợp nghi ngờ, đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu như sau:

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích có đến 210 trường hợp. Tập trung vào những trường hợp: dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn; cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), và dùng chính nguồn thu này để làm nguồn trả nợ vay cho phương án, dự án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

Khả năng kinh doanh yếu kém có đến 305 trường hợp. Tập trung vào những trường hợp: khách hàng bị chiếm dụng vốn; khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm; kinh doanh thua lỗ kéo dài.

Khách hàng không hợp tác với nhân viên ngân hàng trong quá trình kiểm tra sau cho vay chỉ có 50 trường hợp. Khi đến thời gian kiểm tra sử dụng vốn thì người vay tìm đủ lý do như: không có ở nhà, đang bận công việc, không nghe điện thoại, khóa cửa,…

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thực hiện không đầy đủ bút phê của lãnh đạo có 30.900 trường hợp. Đây là vấn đề đáng báo động tại Sacombank trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ một số ít trong số trường hợp này xảy ra nợ quá hạn (200 trường hợp) nhưng rủi ro xảy ra nợ quá hạn tiềm ẩn là rất cao.

Thiếu thận trọng trong công tác thiết lập hồ sơ có 20.100 trường hợp. Chủ yếu tập trung ở những trường hợp: thiết lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp chưa chính xác (12.060 trường hợp); dẫn chiếu số hợp đồng thế chấp sai trong đơn đăng ký giao dịch đảm bảo; thiếu biên bản họp hội đồng thành viên; không thu thập đầy đủ chứng từ sử dụng vốn sau khi giải ngân,…

Quá trình kiểm tra, giám sát trong, sau cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót có 16.800 trường hợp. Tập trung chủ yếu ở những trường hợp sau: hầu hết khách hàng đã ký trước vào nhiều bản kiểm tra cho vay, khi đến thời hạn quy định nhân viên ngân hàng chỉ cần điền ngày, tháng nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay

50

của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để trả nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào mục đích khác không hiệu quả. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tằm kiểm soát của ngân hàng.

Năng lực thẩm định của các bộ tín dụng còn nhiều hạn chế vì trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác. Tính đến hết năm 2014, số lượng cán bộ tín dụng tại Sacombank là khoảng 2.084 người (trong đó có khoảng 106 người tốt nghiệp cao đẳng, 24 người có trình độ trung cấp, số lượng còn lại là tốt nghiệp từ đại học trở lên). Dựa vào thâm niên làm việc thì có khoảng 70 người có thâm niên 6 năm, 200 người thâm niên 5 năm, 221 người thâm niên 4 năm, 202 người thâm niên 3 năm, số lượng còn lại tập trung ở những người có thâm niên từ 1 – 2 năm.

Thiếu nhân viên và cán bộ quản lý có trình độ cao vì hầu hết cán bộ quản lý phòng giao dịch có tuổi đời khá trẻ (khoảng 27 – 28 tuổi), thâm niên công tác từ 4 – 5 năm, chiếm trên 70% số lượng cấp quản lý phòng giao dịch. Có hiện tượng sắp đặt, bố trí nhân sự không tương xứng vào vị trí là người lãnh đạo của một chi nhánh, phòng giao dịch. Nhiều người quản lý vẫn còn khá trẻ, tuổi nghề còn thấp nhưng vẫn được đề bạc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như công tác cho vay tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 63 - 65)