Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 65 - 70)

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng mà Sacombank đang áp dụng được thể hiện ở hình 2.3 với mục đích: quản lý rủi ro tín dụng một cách bài bản, có hiệu quả; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trực thuộc; là căn cứ để xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm, cơ chế tín dụng.

Cơ cấu tổ chức, thành phần và trách nhiệm trong quản lý rủi ro tín dụng:

Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng mà Sacombank phải đối

51 mặt, bao gồm:

- Quy định mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ bộ máy quản lý rủi ro tín dụng. - Phê duyệt chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển

dài hạn của Sacombank và có kế hoạch rà soát định kỳ.

- Phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa được chấp thuận trong từng thời kỳ.

- Chỉ đạo xử lý kịp thời những yếu kém, khuyến nghị phát hiện qua các báo cáo của Tổng giám đốc, ban kiểm soát,…

- Phối hợp với ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban ALCO, ban chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn trong công tác chỉ đạo giám sát quá trình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng.

Ban kiểm soát:

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của Sacombank tuân thủ theo các quy định của pháp luật và của Sacombank, đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

- Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng.

Ủy ban quản lý rủi ro:

- Xây dựng mô hình và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank.

- Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra quá trình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro của Ban điều hành trong việc thực thi chiến lược, mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. - Phân tích đánh giá và cảnh báo rủi ro tín dụng tham mưu cho HĐQT.

- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các hoạt động của đơn vị trực thuộc.

- Định kỳ tối thiểu là hàng năm phối hợp với HĐQT xem xét, rà soát và phê duyệt việc chỉnh sửa chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

52

- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình điều chỉnh lãi suất cho vay và thu nợ tín dụng đáo hạn, đồng thời chỉ đạo, hỗ trợ và đưa ra giải pháp nhằm xử lý hiệu quả hoạt động tín dụng và ngăn chặn tình trạng nợ quá hạn phát sinh.

- Yêu cầu Tổng giám đốc chỉ đạo các phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn tại mỗi khu vực do giám đốc khu vực làm trưởng phân ban có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của các phân ban khu vực.

Ủy ban ALCO:

- Phê chuẩn các giới hạn chỉ số rủi ro mà Sacombank có thể chấp nhận. - Quyết định kế hoạch dự phòng, phòng chặn thích hợp.

- Xem xét, đánh giá tổng quát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, theo dõi các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Xem xét đánh giá định kỳ các hạn mức cho vay đối với một hoặc một nhóm khách hàng, tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động và các giới hạn khác.

Ban điều hành:

- Trách nhiệm thực hiện quản lý rủi ro tín dụng của ban điều hành. - Tổng giám đốc có nhiệm vụ như sau:

 Quản lý chung việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng toàn hệ thống.  Chỉ đạo xử lý các vấn đề rủi ro tín dụng theo phân quyền của HĐQT.  Chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện chiến

lược và quy định cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng.  Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo HĐQT/Ủy ban quản lý rủi ro/Ủy ban ALCO

về công tác chỉ đạo triển khai quản lý rủi ro tín dụng.

 Đề xuất HĐQT phê duyệt điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cho phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng của Sacombank trong từng thời kỳ.

53

 Trong quyền hạn của mình, Tổng giám đốc được quyền ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc đơn vị thực hiện quản lý rủi ro tín dụng.

Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn tại các khu vực:

- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình điều chỉnh lãi suất cho vay và thu nợ tín dụng đáo hạn, đồng thời chỉ đạo, hỗ trợ, ngăn chặn và xử lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng và ngăn chặn tình trạng nợ quá hạn phát sinh.

- Báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của Phân ban cho Tổng giám đốc, ban chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn.

Kiểm toán nội bộ:

- Kiểm tra việc triển khai các chính sách, quy định, quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Sacombank.

- Nhận dạng các rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ sự sơ hở của quy trình nghiệp vụ để đề xuất các giải pháp cải tiến, sửa đổi quy trình tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng cho phù hợp.

- Kiểm tra sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các đơn vị để yêu cầu khắc phục các sai phạm, lỗi nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- Đánh giá độc lập tính hiệu quả của chính sách, quy định cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng, các báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng và đề xuất cách cải tiến.

- Kết quả kiểm toán nội bộ được báo cáo cho HĐQT, ban kiểm soát, Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc phụ trách mảng quản lý rủi ro.

- Làm đầu mối cung cấp cho phòng quản lý rủi ro văn bản báo cáo của các đoàn kiểm tra phục vụ cho việc kiểm tra, rà soát rủi ro tín dụng của cá nhân, đơn vị liên quan.

Phòng quản lý rủi ro:

- Làm đầu mối tham mưu, xây dựng, soạn thảo chiến lược, chính sách và quy định cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng.

54

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng các cơ cấu, giới hạn, hạn mức, tỷ lệ của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ.

- Phối hợp với mảng kinh doanh xây dựng chính sách khách hàng.

- Tham mưu quản lý và phối hợp thu hồi các khoản nợ khó đòi, nợ cần phải xử lý. - Tổng hợp, phân tích, theo dõi và đánh giá việc tuân thủ cơ cấu danh mục tín dụng, có các cảnh báo chất lượng tín dụng theo định kỳ và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng tín dụng.

- Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đánh giá tính chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu đầu vào của Hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng.

- Thu thập báo cáo của kiểm toán nội bộ, báo cáo của các đoàn kiểm tra để đánh giá mức độ tuân thủ quy định nội bộ, chất lượng báo cáo và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Nhân sự phụ trách:

Nhân sự phụ trách bao gồm tất cả các cá nhân có liên quan trong công tác thẩm định, đề xuất, phê duyệt và quản lý khoản cấp tín dụng có trách nhiệm:

- Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn chức trách nhiệm vụ được giao, các công việc, trình tự trong dây chuyền tác nghiệp được phân công thực hiện.

- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, quy trình nghiệp vụ và các quy định tại chính sách ban hành trong từng thời kỳ.

- Tham mưu cho trưởng đơn vị về các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại đơn vị.

Nhận xét:

Mô hình Sacombank đang áp dụng là khá phù hợp với nguyên tắc Basel II đưa ra (nguyên tắc trách nhiệm, mục đích và quyền hạn; nguyên tắc tính độc lập, trách nhiệm giải trình, hỗ trợ và bảo vệ hợp pháp cho thanh tra) và giống với mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng ANZ (To Minh Thong, 2013, Credit risk management and bad debt controlling case ANZ Vietnam), đặc biệt bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với ban điều

55

hành. Đây chính là sự khác biệt với mô hình tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đang áp dụng (bộ phận kiểm toán đặc dưới sự quản lý của Ban điều hành).

Hình 2.3. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank

Chú thích:

Báo cáo trực tiếp Phối hợp làm việc

Nguồn: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 65 - 70)