Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 84 - 86)

Trong quá trình làm việc mỗi người sẽ gặp những rủi ro và có hướng xử lý khác nhau. Để giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng thể bao quát hơn về rủi ro, góp phần nâng cao trình độ và có giải pháp hữu hiệu nhất cho từng trường hợp, Sacombank nên lập diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa bộ phận nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định, nhân viên quản lý rủi ro. Trên thế giới nhiều ngân hàng đã áp dụng mà điển hình là ngân hàng Goldman Sachs. Đây là việc nên làm và cần nghiên cứu triển khai ngay khi mà nền kinh tế hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, rủi ro xảy ra nợ quá hạn cao.

70

Sử dụng các công cụ bảo hiểm tiền vay: rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay như đã phân tích có thể xuất phát tư những nguyên nhân mà ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy, việc sử dụng các công cụ bảo hiểm để hạn chế tổn thất là cực kỳ quan trọng. Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tất cả loại tài sản thế chấp và bảo hiểm tiền vay (ngân hàng Techcombank đang áp dụng đối với người về hưu và tài sản là căn hộ chung cư). Giải thích rõ những lợi ích mà người mua có được nếu xảy ra rủi ro vì đôi khi do tập quán nên họ chưa quen với việc làm trên. Tại Sacombank việc làm này mới chỉ bắt buộc đối với một số loại tài sản là phương tiện vận chuyển, nhà xưởng và đối với khoản vay tín chấp cán bộ nhân viên.

Tiêu chuẩn hóa nhân viên tín dụng: yếu tố con người là quan trọng nhất khi xem xét đến bất kỳ một hoạt động nào trên lĩnh vực ngân hàng. Trong cho vay, yếu tố này lại càng quan trọng hơn gấp nhiều lần vì nó quyết định đến chất lượng khoản vay, chất lượng dịch vụ và hiệu quả của ngân hàng. Cho nên, rất cần thiết phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tiền vay theo hướng:

- Nhân viên tín dụng phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm, có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu thị trường pháp luật,…

- Chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo nghiệp vụ tại ngân hàng. Các tài liệu giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, chính xác và mang tính thực tiễn cao. Tránh tình trạng nhân viên làm ở vị trí khác chuyển lên làm tín dụng mà chưa được đào tạo những kiến thức cần thiết.

- Nâng cao nhận thức của nhân viên trong việc kiểm soát hoạt động cho vay. Từ đó tạo cho họ khả năng chủ động đối với những hồ sơ phức tạp, khó giám sát. Tổ chức các buổi thảo luận về kiểm soát rủi ro cho vay, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải trong toàn hệ thống để biết và phòng tránh.

- Bố trí nhân sự một cách hợp lý, tránh tình trạng thiếu người, một người lại phải đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, gây chán nản trong nhân viên, mất đi động lực làm việc và sẽ không đủ thời gian để tiếp xúc khách hàng, cũng như giám sát khoản cho vay.

71

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 84 - 86)