4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.5. Đánh giá hiệu quả môi trường
Độ che phủ rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện được sự biến động tích cực hay tiêu cực về mặt môi trường sau khi giao đất lâm nghiệp. Bảng 3.13 dưới đây tổng hợp về các số liệu biến động độ che phủ rừng tại 9 xã đã đo giao ĐLN năm 2009 và 2012.
Bảng 3.13: Biến động về độ che phủ rừng tại 3 xã điều tra trƣớc và sau giao đất lâm nghiệp TT Xã Diện tích đất tự nhiên (ha) Diện tích đất có rừng (ha) Độ che phủ F (%) Năm 2009 Năm 2013 Năm 2009 Năm 2013 Mức biến động F 1 Vũ Loan 7.963,71 2.995,86 3.386,81 37,62 42,53 4,91 2 Cư Lễ 6.017,36 4.554,67 4.712,49 75,69 78,31 2,62 3 QuangPhong 4.550,39 3.486,54 3.654,52 76,62 80,31 3,69 Bình quân (%) 63,31 67,05 3,74
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Na Rì)[23]
Bảng 3.13 cho thấy: Độ che phủ rừng bình quân chung cho của 3 xã sau khi giao đất lâm nghiệp tăng khá đáng kể từ 63,31 % năm 2009 lên 67,05 % năm 2013. Ở cả 3 xã độ che phủ đều tăng nhưng độ che phủ rừng giữa 3 huyện này lại có sự biến động tăng không đều. Trong 3 xã thì xã Vũ Loan có mức biến động F tích cực nhất là 4,91 %, tiếp đến là xã Quang Phong (3,69%) và cuối cùng là Cư Lễ (2,62%). Sự chuyển hướng tích cực này nhờ một số nguyên nhân như: Từ khi dự án 3PAD vào cùng với một số dự án khác như 147, 30a, 661...đầu tư, hỗ trợ trồng rừng Mỡ, Keo phủ xanh đất trống đồi trọc..nên diện tích đất có rừng cũng như độ che phủ rừng đã tăng dần qua từng năm. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của 3 xã vẫn chưa thật sự là cao so với các xã khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Nguyên nhân của vấn đề này như: Xét về nguyên nhân xuất phát từ trong cộng đồng điển hình là hoạt động bảo vệ rừng của các địa phương tuy tăng về số lượng nhưng lại chưa đi vào hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chất lượng; Sinh kế của người dân chưa có nhiều chuyển biến, còn chờ đợi nhiều từ các hoạt động từ bên ngoài như Chương trình 30A, dự án trồng rừng sản xuất 147, DA 3PAD; Tính chậm chạp, rụt rè trong suy nghĩ và đầu tư phát triển sản xuất của nhiều người dân địa phương…; Các nguyên nhân từ bên ngoài như: Điều kiện thời tiết, đất đai không phù hợp ảnh hưởng tới sinh trưởng cây trồng hoặc một số diện tích núi đá, đất đồi núi trống nhưng do địa hình hiểm trở gây khó khăn, quan ngại cho việc trồng rừng...
3.4.6. Điều tra nông hộ về công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì
Trên địa bàn 3 xã Quang Phong, Cư Lễ và Vũ Loan đề tài đã tiến hành phát phiếu ngẫu nhiên cho 90 hộ dân điều về tình hình sử dụng đất lâm nghiệp và nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của dân địa phương.
Bảng 3.14: Tình hình sử dụng và nhu đầu sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ trên địa bàn 3 xã điều tra
Nội dung Tổng số Cƣ Xã Lễ Xã Quang Phong Xã Vũ Loan Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ đƣợc phỏng vấn (hộ) 90 100,00 30 30 30
1. Số hộ có diện tích đất lâm nghiệp > 10ha 27 30,00 7 9 11 1.1. Số hộ có nhu cầu sử dụng thêm đất LN 17 18,89 5 4 8 1.2. Số hộ không có nhu cầu sử dụng thêm đất LN 10 11,11 2 5 3 2. Số hộ có diện tích đất lâm nghiệp < 10ha 43 47,48 13 15 15 2.1. Số hộ có nhu cầu sử dụng thêm đất LN 30 33,33 9 11 10 2.2. Số hộ không có nhu cầu sử dụng thêm đất LN 13 14,44 4 4 5 3. Số hộ không có đất lâm nghiệp 20 22,22 10 6 4 3.1. Số hộ có nhu cầu sử dụng đất LN 16 17,78 6 6 4 3.2. Số hộ không có nhu cầu sử dụng đất LN 4 4,44 4 - -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.14 cho thấy kết quả điều tra nông hộ như sau:
- Có 20 hộ trong tổng số 90 hộ điều tra không có đất lâm nghiệp, chiếm 22,22 %, 70 hộ còn lại đều có đất lâm nghiệp. Trong đó có 27 hộ có diện tích đất lâm nghiệp trên 10 ha chiếm 30,00 % số hộ điều tra và 43 hộ có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ hơn 10 ha chiếm 47,48 % số hộ điều tra.
- Điều tra về nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ cho thấy:
+ Có 63 hộ có nhu cầu sử dụng thêm đất lâm nghiệp để sản xuất. Trong đó, có 16 hộ trong tổng số 20 hộ không có đất lâm nghiệp để sản xuất nay có nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp. 17 hộ đã có diện tích đất lâm nghiệp trên 10 ha và 30 hộ có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ hơn 10 ha nhưng vẫn có nhu cầu thêm đất. Số hộ có nhu cầu thêm đất lâm nghiệp để sản xuất lớn như vậy là do trước đây hầu hết người dân đều không coi trọng đất lâm nghiệp vì cho rằng hiệu quả kinh tế của nó đem lại không cao. Nhưng hiện nay người dân địa phương đã nhận ra hiệu quả của đất lâm nghiệp đem lại do giá trị kinh tế của các sản phẩm từ đất lâm nghiệp đem lại, bên cạnh đó việc trồng rừng còn đem lại hiệu quả môi trường phục vụ cho cả cộng đồng. Nhận thấy hiệu quả của đất lâm nghiệp đem lại rõ rệt nhất là các hộ đã có đất lâm nghiệp để sản xuất song vẫn có nhu cầu thêm đất để phục vụ sản xuất và tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. 16 hộ gia đình điều tra mặc dù chưa có đất lâm nghiệp, chưa có thu nhập từ đất lâm nghiệp song các hộ trên cũng đã thấy được hiệu quả của đất lâm nghiệp nên nay đã có nhu cầu muốn được xin giao hoặc cho thuê đất lâm nghiệp để sản xuất.
+ 27 hộ không có nhu cầu thêm đất lâm nghiệp để sản xuất là do các hộ trên không có đủ lao động để mở rộng sản xuất. Trong đó, có 4 hộ gia đình không có đất lâm nghiệp nhưng cũng không có nhu cầu về đất lâm nghiệp là do 4 hộ trên thì có 1 hộ là cán bộ ở cơ quan nhà nước và 3 hộ là hộ kinh doanh, buôn bán.
Trong 90 hộ điều tra có 70 hộ đã được giao đất lâm nghiệp, kết quả điều tra nông hộ về việc đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp ở địa phương thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.15: Ý kiến của nông hộ về chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn 3 xã điều tra
Nội dung Tổng số Cƣ Xã Lễ Xã Quang Phong Xã Vũ Loan Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ được phỏng vấn (hộ) 70 100,00 20 24 26
1. Việc giao đất có thuận tiện cho SX?
- Thuận tiện 48 68,57 13 19 16 - Khá thuận tiện 22 31,43 7 5 10 - Rất thuận tiện - - - - - 2. Tình hình cấp GCN QSD đất - Đã được cấp GCN QSD đất 40 57,14 12 11 17 - Chưa được cấp GCN QSD đất 30 42,86 8 13 9 3. Tình hình sử dụng đất sau giao đất - Sử dụng đất đúng MĐSD 70 100,00 20 24 26 - Sử dụng đất không đúng MĐSD - - - - -
4. Đánh giá thủ tục xin giao đất?
- Trình tự thủ tục rườm rà 13 18,57 2 8 3
- Chính sách pháp luật đất đai luôn thay đổi
19 27,14 5 6 8
- Quỹ đất hạn chế 21 30,00 6 6 9
- Quy hoạch không đồng bộ 17 24,29 7 4 6
5. Gia đình muốn nhận thêm đất?
- Có 47 67,14 14 15 18
- Không 23 23,86 6 9 8
6. Gia đình muốn trả lại đất?
- Có - - - - -
- Không 70 100,00 20 24 26
7. Ý kiến nâng cao hiệu quả giao đất LN
- Giảm bớt thủ tục hành chính 13 18,57 2 8 3
- Đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ 17 24,29 6 5 6
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật 21 30,00 7 5 9
- Ổn dịnh chính sách pháp luật 19 27,14 5 6 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng 3.15 cho thấy
- Đánh giá về công tác giao đất lâm nghiệp có thuận tiện cho hoạt động sản xuất của người dân thì có 48 hộ cho rằng diện tích đất giao cho các hộ thuận tiện cho hoạt động sản xuất chiếm 68,57 % và 31,43 % số hộ còn lại cho rằng việc giao đất lâm nghiệp của huyện vẫn chưa hoàn tạo điều kiện thuận lợi do diện tích đất được giao ở khá xa nới ở của các hộ này, các hộ mất nhiều thời gian để đến diện tích hộ gia đình mình được giao.
- Mặc dù các hộ đã được giao đất để sản xuất xong vẫn còn 30 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 42,86 %. Nguyên nhân là do một số người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và do địa phương chưa sát sao trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như chưa tuyên truyền cho người dân thấy được tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Theo các hộ điều tra thì tất cả các hộ đều đã sử dụng đất theo đứng mục đích đươc giao và ngày càng đem lại hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đánh giá về thủ tục giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện các hộ dân cho biết trình tự thủ tục xin giao còn rườm rà, phúc tạp, đặc biệt là với trình độ dân trí của người dân địa phương còn chưa cao nên gây khó khăn cho người dân trong việc xin giao đất lâm nghiệp. 27,14 % số hộ cho rằng chính sách pháp luật đất đai quy định về quyền, nghĩa vụ, điều kiện, căn cứ, đối tượng…được giao đất thường xuyên thay đổi, dẫn đến người dân không nắm được hết những điều kiện để xin giao đất và khó khăn trong việc xác định đối tượng, hạn mức… giao đất của cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện. 30,00% số hộ cho rằng quỹ đất lâm nghiệp của địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và 25,29 % số hộ cho rằng công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa đồng bộ, chính quyền địa phương còn chủ quan trong công tác thu hồi đất lâm nghiệp để chuyển sang các mục đích sử dụng khác như sản xuất kinh doanh, xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp…
- Theo ý kiến của các hộ được điều tra để nâng cao hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cần phải giảm bớt thủ tục hành chính để người dân dễ dàng trong tiếp cận quỹ đất lâm nghiệp. Thứ hai phải đào tạo, nâng cao chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lượng đội ngũ cán bộ từ cấp huyện cho đến cán bộ xã và các thôn, xóm để tuyên truyền cho người dân về chính sách, pháp luật và quy định của Nhà nước về công tác quản lý và sử dụng đất theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật và cuối cùng là chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương phải ổn định để người dân yên tâm tham gia sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn địa phương.
3.5. Những tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp và các giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì
3.5.1. Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp
Giao đất, giao rừng là một chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại cả về phía cơ quan quản lý Nhà nước và cả phía người được nhận đất. Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa chính tại địa phương và 90 hộ gia đình ở 3 xã đã cho thấy những tồn tại sau:
3.5.1.1 Về phía cơ quan quản lý Nhà nước
Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ cùng với việc xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng đã khiến cho công tác quản lý rừng gặp nhiều lúng túng. Đặc biệt, số diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình và cá nhân chưa gắn với các cơ chế quản lý tài nguyên rừng hiện có trên đất và chính sách hưởng lợi, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật nên chưa phát huy hiệu quả. Công tác giao đất, giao rừng chưa thực sự gắn với quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp nên việc quản lý khó khăn.
Công tác giao đất, giao rừng mới chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí, diện tích thửa đất, khu rừng của họ ngoài thực địa, nhưng chưa xác định được vị trí, ranh giới rõ ràng trên bản đồ. Qua phỏng vấn các hộ được giao đất thì lời hầu hết các hộ đều chưa nắm rõ cụ thể vị trí thửa đất của nhà mình trên bản đồ. Nguyên nhân của vấn đề này là do hệ thống bản đồ địa chính đất nông nghiệp chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và có nhiều biến động; khi giao đất, giao rừng công tác trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu thửa đất giáp ranh và việc giải thích cho người dân chưa được rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sản xuất thì công tác tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn cây trồng thích hợp chưa kịp thời và thường xuyên. Vì vậy thời gian đầu người dân lựa chọn hình thức sản xuất chưa được tốt nên hiệu quả sản xuất rất thấp, đất đai bị thoái hoá, rửa trôi nhiều. Một số hộ gia đình qua sản xuất một vụ nếu thấy hiệu quả sản xuất không cao thì họ chuyển sang trồng cây khác.
Phương pháp và cách thức giao rừng, giao đất lâm nghiệp có xã còn thiếu công khai, dẫn đến có nơi vừa giao xong đã có khiếu kiện.
Việc thống kê diện tích đất lâm nghiệp giữa hai ngành Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp còn khác nhau về tiêu chí: Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê theo hiện trạng đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê toàn bộ phạm vi diện tích đất đã được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp nên có sự chênh lệch trong thống kê về diện tích. Do sự phối hợp giữa 2 ngành chưa tốt, dẫn đến tình trạng giao rừng xong nhiều năm mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều trường hợp được giao trên sổ sách mà không có đất trên thực tế. Có trường hợp được giao đất nhiều năm mà không trồng rừng theo quy định. Do vậy dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích.
Một phần diện tích đất giao cho các hộ gia đình vượt quá hạn mức quy định phải chuyển sang hình thức thuê đất đã gây khó khăn cho các hộ sản xuất vì vậy đã hạn chế người dân tham gia sản xuất.
Đất đai không tập trung, manh mún, việc chuyển đổi đất cho nhau để tiện canh, tiện cư gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất phân chia không đồng đều giữa các hộ gia đình; hộ thực sự cần đất để sản xuất thì chỉ được giao 1-2 ha, ngược lại có hộ nhận đến 10 ha nhưng chưa có năng lực sản xuất và quản lý.
Thủ tục hành chính về vay vốn, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ còn phức tạp, rườm rà. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy, không khuyến khích được người dân vay vốn phát triển sản xuất.