Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Na Rì

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 54 - 60)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Na Rì

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai [21]

3.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai

Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm, do vậy UBND huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai như: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 84/2004/NĐ - CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT; các văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất và các văn bản pháp luật về đất đai khác.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực (Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thị hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,…), Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật Đất đai.

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Kết quả thực hiện Chỉ thị 364/CP của Chính phủ trên địa bàn huyện đã được đánh giá, nghiệm thu, nhưng cho đến nay việc sử dụng các tài liệu pháp lý này vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn hạn chế. Nhiều cấp, ngành trong huyện vẫn đang sử dụng và quản lý các hoạt động chuyên môn theo tài liệu bản đồ và diện tích hành chính trước đây, bởi một thực tế là địa giới hành chính 364 bị nắn chỉnh nhiều, kéo theo việc điều chỉnh dân cư, địa bàn quản lý sản xuất, hệ thống số liệu, sổ sách... ở phạm vi rộng, khó thực hiện.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Đo đạc lập bản đồ địa chính

Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, huyện Na Rì đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, giao đất,.... đồng thời giúp cho huyện nắm chắc quỹ đất đai và quản lý sử dụng các loại đất. Đến nay có 22/22 xã, thị trấn của huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính.

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính mặc dù gặp nhiều khó khăn và còn hạn chế nhưng kết quả đạt được đã thiết thực phục vụ nhu cầu của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, việc đo đạc lập bản đồ địa chính chủ yếu thực hiện trên diện tích đất ở và một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,...

* Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Na Rì hệ thống bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất được phủ khắp toàn huyện, trong đó:

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã được lập trong các kỳ kiểm kê đất đai năm 2000, 2005 và 2010;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của cấp huyện và cấp xã được lập trong đợt lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã đến năm 2010.

3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất * Quy hoạch sử dụng đất:

- Cấp huyện: huyện Na Rì đã triển khai thực hiện việc lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (QHSDĐ) và đã được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện theo đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp luật, đồng thời là khung định hướng để lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện và của cấp xã.

- Cấp xã 22/22 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn của huyện đã hoàn thành việc lập QHSDĐ đến năm 2010 và đã được các cấp xét duyệt.

* Kế hoạch sử dụng đất:

+ Cấp huyện: hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất nhưng mới dừng ở mức thống kê danh mục, diện tích các công trình dự án, lập kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở.

+ Cấp xã: đa số các xã trong tỉnh Bắc Kạn nói chung và các xã của huyện huyện Na Rì nói riêng những năm trước đây chưa lập được kế hoạch sử dụng đất hàng năm, mới dừng lại ở mức tổ chức đăng ký danh mục, diện tích sử dụng đất, thời gian chuyển đổi mục đích (nhưng không đầy đủ) của các chủ sử dụng đất; còn công tác tổng hợp hầu như do cấp huyện lập, nên Phòng Địa chính (nay là Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện) chưa tổ chức thẩm định để trình UBND cấp huyện phê duyệt theo đúng trình tự quy định.

3.2.1.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện ở các cấp trong huyện theo đúng quy định.

Trong năm 2009 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 165 giấy, tổng diện tích 201.525,80 m2; lập thủ tục và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 22 xã, thị trấn với tổng diện tích 276.660.727 m2; in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch năm 2008 chuyển sang được 4.024 giấy;

Tính đến nay đã tiến hành cấp giấy chứng nhận cho 40.519 hộ gia đình cá nhân và 58 tổ chức trên địa bàn huyện, với tổng diện tích 31.729,43 ha đất nông nghiệp và 186,26 ha đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai, huyện Na Rì đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai hoàn thành đúng thời gian, số liệu kiểm kê đã có sự thống nhất với các ngành có liên quan và được UBND huyện phê duyệt, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường đúng thời gian quy định. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, theo đó:

- Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai, cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn huyện đã triển khai công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê định kỳ 5 năm.

- Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng được bộ số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 2 cấp hành chính với độ tin cậy cao.

3.2.1.7. Quản lý tài chính về đất đai

Hiện nay, huyện thực hiện thu các khoản thu từ đất gồm 04 nguồn như: thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu giao quyền sử dụng đất và thuế thu cấp quyền sử dụng đất qua các năm trên cơ sở Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán ngay từ đầu năm, được Chi cục thuế huyện thực hiện nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật.

- Trong giai đoạn 2005 - 2010, tổng thu cho ngân sách đạt 4.437.614.228 đồng, trong đó :

+ Tiền thu cấp quyền sử dụng đất 2.418.238.352 đồng; + Tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất 534.071.234 đồng; + Tiền thuê đất 1.192.647.141 đồng;

+ Tiền thuế nhà đất 562.657.561 đồng.

- Riêng trong năm 2010, các khoản thu từ đất cho ngân sách đạt 1.297.638.501 đồng, trong đó:

+ Tiền thu cấp quyền sử dụng đất 467.278.100 đồng; + Tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất 167.851.712 đồng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tiền thuê đất 509.833.504 đồng; + Tiền thuế nhà đất 152.675.185 đồng.

3.2.1.8. Tình hình quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua các cấp, các ngành trong huyện đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn điều đó thể hiện ở việc các cấp Ủy đảng, Chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ra các Chỉ thị, Nghị quyết và cụ thể hóa các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân đồng thời động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, một số trường hợp lấn chiếm đất của tổ chức vẫn còn diễn ra trên địa bàn các xã và thị trấn, nhiều hộ gia đình chuyển nhượng cho nhau và chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh,… không làm thủ tục với cơ quan nhà nước. Chính quyền cơ sở chưa thường xuyên chỉnh lý, theo dõi nắm chắc tình hình biến động đất đai, không phát hiện kịp thời để kiên quyết xử lý vi phạm. Do đó, việc tổ chức triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai đến với người dân là hết sức cần thiết cần được thực hiện thường xuyên.

3.2.1.9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng đất được huyện quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khác phục kịp thời. UBND huyện đã tiến hành thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất đai và Quyết định 1741/QĐ-BTNMT ngày 14/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật đất đai năm 2003. Qua đó phát hiện những yếu kém, vi phạm, những vướng mắc trong triển khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực hiện Luật đất đai để kịp thời điều chỉnh, nắm bắt, đôn đốc các ngành, các xã, thị trấn giải quyết kịp thời.

3.2.1.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại; tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về sử dụng đất xảy ra khá phổ biến và trong thời gian dài trên địa bàn huyện. Cụ thể là những tranh chấp:

+ Giữa các chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân. + Cá nhân, hộ gia đình lấn chiếm sử dụng đất,...

+ Vi phạm trong sử dụng đất xây dựng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,...

+ Vi phạm, rắc rối trong việc nộp tiền sử dụng đất, trong bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất,...

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý, sử dụng tài nguyên và môi trường đặc biệt là về đất đai trong mấy năm gần đây đã được thực hiện thường xuyên, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội và khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên của huyện. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về tài nguyên, môi trường ngày càng được mở rộng ở các nội dung, trong chuyên ngành và liên ngành theo yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.2.1.11. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong cải cách hành chính, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Việc giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký biến động và thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến và thực tế sử dụng đất. Hiện tượng tùy tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất không lập thủ tục đầy đủ theo qui định vẫn còn diễn ra.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến tịch cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh - trật tự trên địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bàn. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đủ để đáp ứng được nhiệm vụ quản chắc, quản chặt đất đai trên địa bàn thị trấn và các xã trong huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)