4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì
Hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 được giao cho các đối tượng quản lý và sử dụng được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất lâm nghiệp LNP 66861,75 100,00 1 Đất rừng sản xuất RSX 42838,45 64,07 1.1 Đất có rừng tự nhiên SX RSN 27613,19 41,30 1.2 Đất có rừng trồng SX RST 2608,92 3,90 1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX RSK 7682,78 11,49 1.4 Đất trồng rừng SX RSM 4933,56 7,38 2 Đất có rừng phòng hộ RPH 12757,80 19,08
2.1 Đất có rừng tự nhiên PH RPN 11471,3 17,16 2.2 Đất có rừng trồng PH RPH 72,27 0,11 2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH RPK 421,64 0,63 2.4 Đất trồng rừng PH RPM 792,59 1,19 3 Đất có rừng đặc dụng RDD 11265,5 16,85
3.1 Đất có rừng tự nhiên ĐD RDN 11265,5 16,85
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì) [21]
Bảng 3.6 cho thấy trong tổng số 66.861,75 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì, đất rừng sản xuất có diện tích lớn nhất là 27613,19 ha chiếm 41,30 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Thứ hai là đất rừng phòng hộ có diện tích là 12.757,80 ha chiếm 19,08 % tổng diện tích đất lâm nghiệp và cuối cùng là đất rừng đặc dụng có diện tích là 11.265,5 ha chiếm 16,85 % tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Đất lâm nghiệp được giao cho hai nhóm đối tượng là: Đối tượng được giao đất lâm nghiệp để quản lý và đối tượng được giao đất lâm nghiệp để sử dụng. Kết quả giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì cho hai nhóm đối tượng trên được thể hiện ở bảng 3.7 và bảng 3.8 như sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/