4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng quản lý
Hiện trạng diện tích lâm nghiệp theo đối tượng được giao để quản lý trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tƣợng đƣợc giao quản lý trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013
TT Mục đích sử dụng Mã Tổng diện tích (ha) Cộng đồng dân cƣ UBND xã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất lâm nghiệp LNP 15.414,11 549,10 100,00 14.865,01 100,00 1 Đất rừng sản xuất RSX 7.655,01 549,10 100,00 7.105,91 47,80 1.1 Đất có rừng tự nhiên SX RSN 6.022,02 504,00 91,79 5.518,02 37,12 1.2 Đất có rừng trồng SX RST 243,10 - - 243,1 1,64 1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX RSK 820,55 45,10 8,21 775,45 5,23 1.4 Đất trồng rừng SX RSM 569,34 - - 569,34 3,83 2 Đất có rừng phòng hộ RPH 7.759,10 - - 7759,1 52,20 2.1 Đất có rừng tự nhiên PH RPN 7.759,10 - - 7759,1 52,20
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì)[21]
Bảng 3.7 cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì được giao cho các đối tượng là cộng đồng dân cư và UBND các xã quản lý là 15.414,11 ha. Trong đó, cộng đồng dân cư được giao 549,10 ha chiếm 3,56 % tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao. UBND các xã trên địa bàn huyện được giao 14.865,01 ha chiếm 96,44 % tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong tổng số 66.861,75 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì chỉ có đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ được giao cho cộng đồng dân cư và UBND cấp xã quản lý. Trong đó:
- Cộng đồng dân cư được giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì là các thôn xóm, bản trên địa bàn huyện. Đại diện cho các thôn, xóm, bản được giao đất lâm nghiệp là các già làng, trưởng bản đứng ra quản lý quỹ đất này. Năm 2013, trên địa bàn huyện Na Rì đã giao 549,10 ha đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư quản lý. Trong đó, diện tích đất có rừng tự nhiên sản xuất được giao là 504 ha chiếm 91,79 % diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng dân cư quản lý và 45,10 ha đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất chiếm 8,21 % diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
- UBND các xã trên địa bàn huyện Na Rì được giao 14865,01 ha đất lâm nghiệp để quản lý. Trong đó có 5518,02 ha đất có rừng tự nhiên sản xuất chiếm 37,12 % diện tích đất lâm nghiệp giao cho UBND xã quản lý; Giao 243,1 ha đất có rừng trồng sản xuất chiếm 1,64 %; Giao 775,45 ha đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất chiếm 5,23 % và đất trồng rừng sản xuất được giao 569,34 ha chiếm 3,83 %. Đất có rừng phòng hộ là loại đất được giao cho UBND xã quản lý diện tích lớn nhất (7759,1 ha chiếm 52,20 % diện tích đất lâm nghiệp giao cho UBND xã quản lý).
Đối với phần diện tích đất lâm nghiệp cho UBND các xã quản lý của thật sự đem lại hiệu quả cao nguyên nhân chưa có sự quản lý chặt chẽ, trách nhiệm quản lý và sử dụng là của chung, chưa giao cho các cá nhân cụ thể, bên cạnh đó các nguồn thu từ đất lâm nghiệp lại là nguồn thu chung nên nên trách nhiệm chưa cao.Do đó, theo kết quả thống kê kiểm kê đất đai huyện Na Rì giai đoạn 2010 – 2013 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp giao cho UBND các xã trên địa bàn huyện quản lý giảm để giao cho các đối tượng sử dụng đất khác: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức... để đem lại hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cao hơn.
Kết quả tình hình diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng được giao để quản lý thể hiện hình 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3: Đồ thị thể hiện diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng được giao để quản lý
Hình 3.3 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng động dân cư để quản lý giai đoạn 2010 – 2013 không thay đổi (549,1 ha). Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp giao cho UBND các xã trên địa bàn huyện có xu hướng giảm (Giảm 48,61 ha từ năm 2010 đến năm 2013) nguyên nhân là do người dân địa phương ngày càng có nhận thức về hiệu quả đem lại của đất lâm nghiệp, đất rừng do đó nhu cầu về đất lâm nghiệp của người dân ngày càng cao. Nắm bắt đáp ứng nhu cầu đó của người dân chính quyền địa phướng đã xây dựng các chính sách giao đất giao rừng cho người dân nhằm cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Ngoài ra, việc giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, khai thác sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ rừng và giảm tải công việc cho cơ quan, chính quyền địa phương.