Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 210 55’ đến 220

30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách thị xã Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3 [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.2. Địa hình

Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500 m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193 m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250 m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau:

* Địa hình vùng núi đá

Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300 - 500 m.

* Địa hình vùng núi đất

Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300 - 700 m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu [14].

3.1.1.3. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì (Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn (2013))[24].

- Sông Bắc Giang: bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200 m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) ở độ cao 1.100 m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc sang tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì.

- Sông Nà Rì: bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850 m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành).

Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất

Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành.

* Nhóm đất địa thành (đồi núi)

Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này gồm các loại đất sau:

+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH). + Đất Feralít đỏ nâu trên đá vôi (FQv).

+ Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj. + Đất Feralít vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs). + Đất Feralít màu vàng nhạt trên đá cát (FQq). * Nhóm đất thủy thành

Có diện tích 1.977 ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện và gồm các loại sau:

+ Đất phù sa sông. + Đất phù sa ngòi, suối. + Đất dốc tụ trồng lúa nước.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước ảnh hưởng Cacbonat. + Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước.

Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất [14].

b, Tài nguyên nước

- Nước mặt

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.

- Nước ngầm

Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào [24].

c, Tài nguyên rừng

Hiện nay, huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.

Rừng của Na Rì ngày nay liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, trong điều kiện hiện tại thuộc tính phòng hộ của rừng đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rõ rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những năm qua, do rừng bị khai thác không theo quy hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy kiệt mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên [14].

d, Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng điểm, tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn với các khoáng sản sau:

- Vàng (vàng sa khoáng): phân bố chủ yếu ở các xã Lương Thượng, Kim Hỷ và Lạng San (xung quanh khối đá vôi dọc theo sông Bắc Giang), đây là loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn của Na Rì.

- Nhôm: phân bố chủ yếu tại xã Kim Hỷ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lam Sơn) trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Loại khoáng sản này chưa được nghiên cứu, thăm dò cụ thể nên chưa xác định được trữ lượng và chất lượng.

- Thủy ngân: theo điều tra trên địa bàn huyện có 2 điểm quặng tại khu vực Nà Piệt và Tân An trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Tuy nhiên các điểm quặng này có quy mô nhỏ, khả năng khai thác không cao.

- Đá vôi xây dựng: tập trung tại khu vực núi đá vôi Kim Hỷ, loại khoáng sản này có trữ lượng lớn. Hiện tại đang được khai thác và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả về chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại trên địa bàn đã có một số mỏ đang được khai thác, trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khai thác hợp lý, khoa học và bảo vệ môi trường sinh thái [14].

e, Tài nguyên du lịch

Huyện Na Rì có một số tài nguyên du lịch thiên nhiên rất kỳ vĩ, hứa hẹn đem lại nhiều sự hấp dẫn cho du khách như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên huyền bí và thác Nà Đăng cùng với thảm thực vật da dạng. Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, nhu cầu cần phát triển văn hóa chưa tương xứng, vì vậy, việc phục hồi và xây dựng lễ hội Lồng Tồng được xem là bước khởi đầu cho chặng đường phát triển văn hóa mới ở huyện Na Rì [14].

f, Tài nguyên nhân văn

Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,… (trong đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng). Trong suốt chiều dài lịch sử, Na Rì luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các lễ hội văn hóa truyền thống phi vật thể vẫn được tổ chức thường xuyên như: Hội chợ truyền thống Xuân Dương (ngày 23/5 âm lịch), lễ hội Lồng Tồng (ngày 8/01 âm lịch),… Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)