Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Na Rì

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 52)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Na Rì

3.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa phúc lợi; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 317 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 16 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 3,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của huyện đạt 8,5 triệu đồng/người.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 đạt 9%/năm. Trong đó:

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 7,00%; + Khu vực kinh tế công nghiệp tăng 22,9%; + Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 15,4%.

Trong năm 2013 tổng nguồn thu nhân sách trên địa bàn huyện đạt 32.400 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 8,424 triệu đồng.

Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2013 Giá trị (tỷ đồng) Cơ Cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ Cấu (%) Giá trị sản xuất (giá hiện hành) 153,7 100 317 100

Khu vực kinh tế nông nghiệp 102 58.9 175 55 Khu vực kinh tế công nghiệp 28,1 16,2 60 19 Khu vực kinh tế dịch vụ 23,6 24,8 82 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi khá đều theo hướng tích cực ở cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hướng, phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và của cả nước và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp tăng khá nhanh và ngày càng chi

trong tương lai không xa [32].

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế

a, Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Ngành sản xuất nông nghiệp * Trồng trọt

Đến nay ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của huyện, cây trồng chính là lúa ruộng và ngô. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2010 thực hiện được 8.724 ha, tăng so với năm 2009 là 373 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 28.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 879 kg/người/năm. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8 tỷ đồng, hệ số sử dụng đất cả năm đạt 1,71%. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Trong đó sản xuất nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trò chính, sau là chăn nuôi và cuối cùng là dịch vụ.

Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng một số sản phẩm nông sản chủ yếu năm 2013 TT Loại sản phẩm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)

1 Lúa 3.471,70 15.598

2 Ngô 3.414,90 11.938,49 3 Đậu tương 297,72 289,27

4 Lạc 239,7 253,90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng được nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Công tác thú y được quan tâm, đặc biệt như triển khai công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm, phun thốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn huyện.

Đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh nhưng chưa thật ổn định, tổng đàn năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm 2012. Tổng đàn năm 2013 có:

- Trâu: có 13.428 con, giảm so với năm 2009 là 837 con; - Bò: có 1.509 con, giảm so với cùng kỳ năm 2009 là 400 con; - Ngựa: có 575 con, tăng so với năm 2009 là 178 con;

- Dê: có 671 con, giảm 263 con; - Lợn: có 24.132 con, tăng 1.386 con.

- Tổng đàn gia cầm hiện có 277.055 con, tăng so với cùng kỳ năm 2009 là 34.201 con.

* Dịch vụ nông nghiệp

Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học trong nông, lâm nghiệp không tính hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp.

- Ngành lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ quí hiếm vẫn xảy ra và ngày càng phức tạp, đặc biệt là tại khu rừng giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ với các huyện khác. Năm 2013 tổng diện tích trồng rừng đạt 1.324,23 ha, tăng so với năm 2012 là 817,90 ha. Trong đó:

- Trồng rừng theo dự án 661 được 848,04 ha: trong đó có 55,08 ha là trồng rừng phòng hộ và 792,96 ha là trồng rừng sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trồng rừng nguyên liệu đạt 110,55 ha (trong đó dân tự bỏ vốn trồng rừng là 365,60 ha).

Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện trong những năm gần đây có xu hướng tăng, năm 2013 đạt 18 tỷ đồng.

Tóm lại, ngành lâm nghiệp của huyện Na Rì trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, song nhìn chung chưa phát triển mạnh. Mặc dù rừng và nghề rừng có liên quan đến gần 70% dân cư trong huyện (đặc biệt ở vùng cao và vùng xa cuộc sống của gần 100% dân cư liên quan trực tiếp đến rừng), song rừng chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên, thu nhập của những người làm nghề rừng còn thấp, kinh tế rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng phòng hộ của khu vực.

- Ngành nuôi trồng thủy sản

Trong năm 2013 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 284 ha, tăng so với năm 2009 là 52,50 ha. Trong đó diện tích ruộng là 22 ha, diện tích ao là 261,73 ha. Sản lượng cá ước đạt 390,6 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 2.345,93 triệu đồng, tăng 788,22 triệu đồng so với năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,13%/năm.

Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyện là đúng hướng, có hiệu quả, tạo cơ hội phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền đưa giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng; mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cung ứng giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên nhiều vùng vẫn còn mang tính quảng canh, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế. Một yếu tố cần nhấn mạnh là thời tiết không thuận đã ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b, Khu vực kinh tế công nghiệp

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: khai thác kim loại (vàng), điện năng, sản xuất gạch, vôi, đá, cát sỏi, đồ mộc, may mặc tiếp tục được duy trì. Tổng giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh là 10.738,51 triệu đồng (theo giá hiện hành), trong đó giá trị công nghiệp khai thác đạt 2.079,5 triệu đồng, giá trị công nghiệp chế biến đạt 8.502,557 triệu đồng, giá trị sản xuất phân phối điện nước đạt 156,45 triệu đồng.

Sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện được sản xuất trực tiếp từ các nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu nông - lâm sản tại chỗ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu tại chỗ cần có những cơ sở chế biến. Điều này đòi hỏi có cơ chế thông thoáng hơn để thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài, nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất tại chỗ [32].

c, Khu vực kinh tế dịch vụ

Thương mại, dịch vụ ngày càng có nhiều chuyển biến, các chợ trên địa bàn huyện hoạt động đều, nguồn thu trong năm tại chợ huyện đạt 322 triệu đồng năm 2010. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển; hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng giá trị kinh doanh thương mại dịch vụ trong năm đạt 34,10 tỷ đồng.

Thị trường hàng hóa phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, giá cả mặt hàng tương đối ổn định, các mặt hàng chính sách xã hội được niêm yết công khai giá bán theo quy định [32].

3.1.2.3. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm

a, Dân số

Hiện nay toàn huyện Na Rì có 37.351 người, trong đó dân số nam có 19.086 người, chiếm 51,10% dân số toàn huyện, dân số thành thị có 3.402 người, chiếm 9,14% dân số toàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Hiện trạng dân số huyện Na Rì năm 2013 Tên đơn vị hành chính Hiện trạng năm 2013 Dân số (ngƣời) Số hộ (hộ) Tổng số Thành thị Nông thôn Toàn huyện 37.351 3.402 33.949 9.377 Thị trấn Yến Lạc 3.402 3.402 875 Xã Vũ Loan 1.610 1.610 377 Xã Lạng San 1.817 1.817 413 Xã Lương Thượng 1.728 1.728 412 Xã Kim Hỷ 1.607 1.607 363 Xã Văn học 1.021 1.021 226 Xã Cường Lợi 1.780 1.780 418 Xã Lương Hạ 1.395 1.395 360 Xã Kim Lư 2.058 2.058 555 Xã Lương Thành 978 978 223 Xã Ân Tình 1.027 1.027 250 Xã Lam Sơn 1.780 1.780 436 Xã Văn Minh 1.104 1.104 624 Xã Côn Minh 2.424 2.424 657 Xã Cư Lễ 1.936 1.936 484 Xã Hữu Thác 1.365 1.365 342 Xã Hảo Nghĩa 1.296 1.296 328 Xã Quang Phong 1.448 1.448 358 Xã Dương Sơn 1.589 1.589 361 Xã Xuân Dương 2.228 2.228 477 Xã Đổng Xá 2.538 2.538 575 Xã Liêm Thủy 1.220 1.220 263

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Na Rì)[23]

Mật độ dân số bình quân của huyện là 37 người/km2, phân bố không đồng đều. Trên địa bàn huyện gồm có các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,..., tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,85%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b, Lao động việc làm

Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động là 23.777 người, chiếm 61,14% tổng dân số toàn huyện, trong đó lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp có 18.075 người, chiếm tỷ lệ lớn 48,60%; lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ còn thấp như: lao động khai thác mỏ có 35 người, lao động công nghiệp chế biến có 291 người, xây dựng có 239 người....

Nhìn chung số lao động tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa thật sự hợp lý. Nguồn lao động dồi dào song số lao động qua đào tạo chưa cao. Tình trạng không có việc làm đối với thanh niên học sinh mới ra trường cũng là vấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt là trong khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối nặng nề về sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển chậm gây hạn chế rất lớn đến khẳ năng khai thác nguồn nhân lực của huyện [24].

c, Thu nhập và mức sống

Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 182 USD/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 380 USD/người/năm.

Theo kết quả rà soát xác định hộ nghèo của huyện thì năm 2010 toàn huyện còn 4137 hộ nghèo, chiếm 45,90% tổng số hộ. Để công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả, từ đầu năm huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các xã, thị trấn; đồng thời tích cực chỉ đạo, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tín chấp vay vốn,... để phát triển sản xuất [24].

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

a, Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của huyện với diện tích 421,45 ha, chiếm 0,50% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị có 3.402 người, chiếm 9,14% dân số toàn huyện, bình quân diện tích đất đô thị là 806

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người/km2. Trong đó: đất ở đô thị có 21,52 ha, tương ứng với bình quân diện tích đất ở mỗi hộ là 165,54 m2; đất nông nghiệp trong đô thị còn 289,49 ha, đất xây dựng đô thị có 56,28 ha [31].

b, Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm địa hình và lịch sử phát triển, Na Rì là một huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống nên khu dân cư nông thôn được phát triển với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc và địa hình, múc sống của từng khu vực, với các điểm dân cư truyền thống như làng, bản. Huyện có 21 xã với diện tích 808,52 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên, với dân số là 33.949 người, bình quân 239,63 m2

/người dân nông thôn.

Trong những năm qua, được sự đầu tư của cấp ngành trong tỉnh, hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực nông thôn ngày một được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số [32].

3.1.2.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a, Giao thông

Na Rì có một hệ thống giao thông đối ngoại gắn liền với các trục đường quan trọng của khu vực vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các trục này nối các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với Đồng Bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quốc lộ 3B chạy qua huyện Na Rì và đi Lạng Sơn là tuyến đường quan trọng liên kết các Quốc lộ 1, 2 và 3 thành một hệ thống. Tỉnh lộ 279 từ phía Bắc tỉnh Tuyên Quang qua các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Đây là tuyến đường có điều kiện thuận lợi, liên kết kinh tế Na Rì với các địa bàn phát triển khác, giúp khai thác tốt những thế mạnh của huyện, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi rừng, du lịch và các cơ hội phát triển bên ngoài.

Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư nâng cấp và được đánh giá có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đầu tư toàn diện, đặc biệt đối với vùng định canh định cư, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đường ô tô đến trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Hiện trạng một số tuyến huyện lộ trên địa bàn huyện

Tên đƣờng Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài

(km)

Cấp đƣờng

Cường Lợi - Vũ Loan Km61+100 - QL3B UBND xã Vũ Loan 9 Loại B Vũ Loan - Lạng San Thôn Nà Quảng

(xã Vũ Loan)

Quốc lộ 279

(xã Lạng San) 13

Lương Hạ - Văn Học Km58+500 - QL3B UBND xã Văn Học 9 Loại B TT.Yến Lạc - động Nàng Tiên KM57 - QL3B

Phố Cổ Động Nàng Tiên 5,5 A

Kim Lư - Lương Thành Kim Lư Quốc lộ 279 9

Kim Hỷ - Vũ Muộn Quốc lộ 279 Lùng Cà 12 Loại B

Lạng San - Thẳm Mu Quốc lộ 279 Thăm Mu 7,5 Loại B

Cư Lễ - Pác Ban Xã Cư Lễ Pác Ban (xã Văn Minh) 3 Loại A Quốc lộ 279 - Khuổi Khiếu Quốc lộ 279 Khuổi Khiếu - Hữu Thác 8 Loại B

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)