Đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến công tác bảo vệ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 76 - 78)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.3.Đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến công tác bảo vệ

tiềm năng đem lại năng suất tốt cho sinh kế người dân địa phương. Song, những cơ chế, chính sách cho phát triển rừng trồng (gồm cả rừng trồng thuần và rừng trồng nông lâm kết hợp (NLKH)), đặc biệt là vấn đề thị trường gỗ rừng trồng cần được thiết lập chặt chẽ để đảm bảo lợi ích cho người dân trồng rừng.

- Hoạt động trồng cỏ cũng như các sáng kiến cải tạo đất dốc trong các hoạt động canh tác nương rẫy vẫn còn là những khái niệm khá mới mẻ và chưa được tiếp cận đồng đều trong thực tiễn sản xuất của đa số các hộ tại địa phương.

Như vậy, sau khi được đo giao đất các hộ gia đình đã đầu tư sản xuất: trồng rừng, NLKH… và bước đầu thu được hiệu quả nhất định, các hoạt động này được đánh giá tương đối cao. Ngoài ra các hoạt động canh tác đất dốc có quan tâm đến việc bảo vệ như trồng cỏ với cây nông nghiệp, với cây rừng, cây lâu năm trong những năm đầu đã được bà con quan tâm. Một số mô hình canh tác đất dốc ( cỏ xen ngô, cỏ vơi cây rừng, NLKH.) đạt hiệu quả cao đã được bà con hưởng ứng và nhân rộng, nhoài ra bà con đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng bằng các loại cây gỗ quý, lâu năm như: Lim xanh, Lát Hoa, Giổi…

3.4.3. Đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến công tác bảo vệ và phát triển rừng phát triển rừng

Công tác giao đất lâm nghiệp hoàn tất đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý rừng và đất rừng, hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân, giải quyết tốt vấn đề lao động dư thừa của địa phương, tạo điều kiện để người dân an tâm đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế. Kết quả đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được thể hiện ở các khía cạnh: Mức độ giảm các vụ vi phạm lâm nghiệp và hoạt động của đội bảo vệ và phát triển rừng.

Mức độ vi phạm các vụ việc về lâm nghiệp tại các điểm thời gian khác nhau tại cùng một địa phương là một tiêu chí dễ nhận biết được nhiều chuyên gia sử dụng để đánh giá tác động của một biện pháp, chính sách nào đó nói chung và hoạt động giao đất lâm nghiệp nói riêng đến việc nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng. Các vụ việc vi phạm này thường được phân loại thành 3 nhóm chính: Cháy rừng, khai thác trộm và xung đột quyền sử dụng đất và rừng. Những kết quả điều tra này năm 2009 và 2013 trên địa bàn 3 xã điểm điều tra đã đo giao được tổng hợp trong bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11: Số vụ vi phạm lâm luật trƣớc và sau giao đất lâm nghiệp năm 2009 và 2013 TT Năm 2009 Năm 2013 Cháy rừng Khai thác trộm Xung đột quyền SDĐ và rừng Cháy rừng Khai thác trộm Xung đột quyền SDĐ và rừng 1 Vũ Loan 0 0 2 0 0 1 2 Cư Lễ 2 2 1 4 0 1 3 Quang Phong 1 0 3 0 0 1 Tổng 3 2 6 4 0 3

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Na Rì)[23]

Qua bảng 3.11 cho thấy:

- Nhìn chung, mức độ chuyển biến về số vụ vi phạm lâm luật từ năm 2009 đến 2013 tại 3 xã đã có những bước chuyển biến theo hướng tích cực rõ rệt. Năm 2009có 2 vụ khai thác trộm lâm sản trên địa bàn 3 xã nhưng đến năm 2013 đã không còn vụ nào do chính quyền địa phương đã tiến hành giao đất lâm nghiệp của địa phương cho người dân quản lý và sử dụng, đây là một bước đột phá làm giảm rõ rệt tỷ lệ khai thác trộm lâm sản do người dân đã có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên, việc thống kê con số khai thác trộm này chỉ dựa vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những vụ được phát hiện chính thống được ghi chép lại tại địa phương nên tính chính xác của nó còn hạn chế về mức độ tin cậy bởi trên thực tế, hoạt động khai thác trộm lâm sản rừng nói chung tại nhiều địa phương là rất khó quản lý về mặt những con số thật, bởi cuộc sống của người dân bản địa đa số gặp rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế. Để góp phần giảm thiểu hoạt động này, hoạt động quản lý và bảo vệ rừng cần được thúc đẩy phát triển.

- Mặc dù số vụ cháy rừng tăng lên: Số vụ cháy rừng năm 2009 là 2 vụ tăng lên vào năm 2013 là 4; nhưng số vụ xung đột quyền sử dụng đất giảm từ năm 2009 là 6 bản giảm xuống vào năm 2013 là 3 vụ. Như vậy về đã có sự chuyển biến rõ rệt về mặt xã hội, các hộ sau khi nhận được đất và sổ đỏ thì sự xung đột về quyền sử dụng đất và rừng giảm đáng kể, một số thôn không còn sự tranh chấp. Số vụ cháy rừng tăng điều này được lí giải vì sau khi được nhận đất và giấy chứng nhận đất bà con đã yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình nên hoạt động đốt thực bì xẩy ra thường xuyên hơn, đây là nguyên nhân chính gây nên các vụ cháy rừng ở các thôn bản trên địa bàn các xã.

- Khai thác trộm giảm từ 3 vụ/17 bản năm 2009 xuống không còn vụ nào năm 2012. Tuy nhiên, việc thống kê con số khai thác trộm này chỉ dựa vào những vụ được phát hiện chính thống được ghi chép lại tại địa phương nên tính chính xác của nó còn hạn chế về mức độ tin cậy bởi trên thực tế, hoạt động khai thác trộm lâm sản rừng nói chung tại nhiều địa phương là rất khó quản lý về mặt những con số thật, bởi cuộc sống của người dân bản địa đa số gặp rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế. Để góp phần giảm thiểu hoạt động này, hoạt động quản lý và bảo vệ rừng cần được thúc đẩy phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 76 - 78)