0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN (Trang 33 -33 )

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì.

- Tình hình công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013. - Thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau giao đất

- Những tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp và thách thức cần giải quyết trong quá trình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các nội dung của để tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, của huyện Na Rì và tỉnh Bắc Kạn để đưa ra các kết luận. Nguồn tài liệu bao gồm:

2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:

a, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b, Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Na Rì

Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2013 trên địa huyện Na Rì tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện từ khi áp dụng Luật Đất đai 2003 và đến nay khi có Luật Đất đai 2013 được thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

2.3.2. Tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất lâm nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

Cơ sở chọn mẫu điều tra:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau giao đất trên địa bàn huyện Na Rì, đề tài tiến hành chọn 3 xã điểm để điều tra. Ba xã được chọn điều tra là xã Cư Lễ, Quang Phong và Vũ Loan.

Ba xã trên được chọn vì ba xã này vì huyện Na Rì là huyện có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, tuy nhiên trên địa bàn huyện cũng có các thung lũng hẹp thuộc cánh cung Ngân Sơn. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc vì vậy địa hình của huyện được thành 2 vùng là vùng cao và vùng thấp.

Ba xã Cư Lễ, Vũ Loan, Quang Phong đã mang được đặc điểm đại diện cho cho địa hình của huyện Na Rì.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang được thực hiện “Dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (3PAD)”. Dự án được giới thiệu ở phụ lục 1. Ba xã Cư Lễ, Quang Phong và Vũ Loan đã được chọn để thực hiện dự án, kết quả của việc thực hiện dự án là nguồn tài liệu tham khảo đảm bảo độ tin cậy cao để thực hiện đề tài.

Đề tài sẽ chọn 90 hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống và sản xuất trên địa bàn ba xã điểm để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng dụng đất lâm nghiệp ổn định trên địa bàn huyện. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đối tượng sử dụng đất theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng.

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng và chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp tính độ che phủ Tỷ lệ che phủ (%) = Shcr/Stn

Trong đó Shcr là diện tích rừng hiện có Stn là diện tích tự nhiên

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…

- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dưới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Na Rì, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất.

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện Na Rì để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất.

- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện Na Rì, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Na Rì

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 210 55 đến 220

30 vĩ độ Bắc, 1050 58 đến 106018 kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách thị xã Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3 [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.2. Địa hình

Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500 m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193 m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250 m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau:

* Địa hình vùng núi đá

Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300 - 500 m.

* Địa hình vùng núi đất

Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300 - 700 m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu [14].

3.1.1.3. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì (Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn (2013))[24].

- Sông Bắc Giang: bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200 m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) ở độ cao 1.100 m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc sang tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì.

- Sông Nà Rì: bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850 m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành).

Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất

Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành.

* Nhóm đất địa thành (đồi núi)

Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này gồm các loại đất sau:

+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH). + Đất Feralít đỏ nâu trên đá vôi (FQv).

+ Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj. + Đất Feralít vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs). + Đất Feralít màu vàng nhạt trên đá cát (FQq). * Nhóm đất thủy thành

Có diện tích 1.977 ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện và gồm các loại sau:

+ Đất phù sa sông. + Đất phù sa ngòi, suối. + Đất dốc tụ trồng lúa nước.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước ảnh hưởng Cacbonat. + Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước.

Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất [14].

b, Tài nguyên nước

- Nước mặt

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.

- Nước ngầm

Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào [24].

c, Tài nguyên rừng

Hiện nay, huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.

Rừng của Na Rì ngày nay liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, trong điều kiện hiện tại thuộc tính phòng hộ của rừng đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rõ rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những năm qua, do rừng bị khai thác không theo quy hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy kiệt mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên [14].

d, Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng điểm, tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn với các khoáng sản sau:

- Vàng (vàng sa khoáng): phân bố chủ yếu ở các xã Lương Thượng, Kim Hỷ và Lạng San (xung quanh khối đá vôi dọc theo sông Bắc Giang), đây là loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn của Na Rì.

- Nhôm: phân bố chủ yếu tại xã Kim Hỷ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lam Sơn) trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Loại khoáng sản này chưa được nghiên cứu, thăm dò cụ thể nên chưa xác định được trữ lượng và chất lượng.

- Thủy ngân: theo điều tra trên địa bàn huyện có 2 điểm quặng tại khu vực Nà Piệt và Tân An trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Tuy nhiên các điểm quặng này có quy mô nhỏ, khả năng khai thác không cao.

- Đá vôi xây dựng: tập trung tại khu vực núi đá vôi Kim Hỷ, loại khoáng sản này có trữ lượng lớn. Hiện tại đang được khai thác và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả về chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại trên địa bàn đã có một số mỏ đang được khai thác, trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khai thác hợp lý, khoa học và bảo vệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN (Trang 33 -33 )

×