Nhóm giải pháp trong quá trình thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 84 - 89)

3.2.2.1. Giải pháp về công tác khảo sát phục vụ thiết kế

Đối với công tác khảo sát, thiết kế, trƣớc khi tiến hành bƣớc khảo sát, thiết kế, Chủ đầu tƣ phải yêu cầu Tƣ vấn phải nghiên cứu kỹ lƣỡng điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, nguồn cung ứng vật liệu, trình độ công nghệ, trang thiết bị thi công…để đề xuất Danh mục khung tiêu chuẩn (khung tiêu chuẩn) phù hợp áp dụng cho dự án. Khi đề xuất khung tiêu chuẩn, yêu cầu Tƣ vấn phải có tính chuyên nghiệp, am hiểu các vấn đề kỹ thuật, công nghệ liên quan, đảm bảo tính phù hợp, không pha trộn triết lý kỹ thuật giữa

77

các tiêu chuẩn đề xuất áp dụng. Bên cạnh danh mục tiêu chuẩn đề xuất, yêu cầu có thuyết minh giải trình căn cứ để lựa chọn tiêu chuẩn, phân nhóm tiêu chuẩn cho khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dƣỡng, khai thác,…v v. Trong mỗi nhóm cần giải trình tên, điều khoản, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn phối hợp.

Đối với các dự án có yêu cầu đặc biệt nhƣ đặc biệt địa hình khó khăn,địa chất yếu, dự án cải tạo mở rộng nâng cấp,…vv. Tƣ vấn cần chủ động đề xuất các nội dung cần xem xét châm chƣớc khi áp dụng tiêu chuẩn (nhƣ độ lún cho phép, các tham số kỹ thuật hình học của công trình, yêu cầu vật liệu,…) nhằm đảm bảo tính hài hòa giữa các điều kiện kỹ thuật - kinh tế, giảm thiểu tác động xã hội,…đề xuất Chủ đầu tƣ xem xét, quyết định;

Để đảm bảo chất lƣợng của hồ sơ, yêu cầu các Tƣ vấn chấn chỉnh và nâng cao chất lƣợng công tác thu thập số liệu hiện trƣờng (nhƣ số liệu đếm xe, xác định tải trọng trục xe, đo cƣờng độ mặt đƣờng cũ, số liệu điều tra, khảo sát thủy văn,…). Trong trƣờng hợp cần thiết đề xuất với Chủ đầu tƣ cho phép khảo sát đối chứng. Quá trình thu thập số liệu khảo hiện trƣờng phải đƣợc Chủ đầu tƣ giám sát và nghiệm thu tại hiện trƣờng. Có nhƣ vậy, chất lƣợng công tác khảo sát mới đƣợc nâng cao và hạn chế đƣợc thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án.

3.2.2.2. Giải pháp về công tác thiết kế, lập dự toán

Chất lƣợng tƣ vấn thiết kế trong thời gian qua chƣa cao, vì phải chiều theo ý lãnh đạo, nếu ngƣợc lại thì nhiều khả năng không có việc làm. Ngƣời tƣ vấn trở thành ngƣời nợ, "chủ bảo sao làm vậy", suy nghĩ độc lập bị hạn chế, khó mà đề xuất khuyến cáo. Để khắc phục trình trạng đó, xin đề nghị:

- Xem xét chi phí cho tƣ vấn thiết kế, vì: Chi phí tƣ vấn của ta còn thấp, khoảng 3% tổng giá trị công trình, trong khi các dự án vốn ngoài nƣớc từ 9-

78

12%. Do đó khó có khả năng đầu tƣ chiều sâu cho cả con ngƣời lẫn trang thiết bị hiện đại và hệ quả là "tiền nào của nấy".

- Quy định tỷ lệ đƣợc phép sai sót của tƣ vấn thiết kế khi lập dự toán. Nếu vƣợt quá tỷ lệ đó thì phải quy định mức bồi thƣờng vật chất, theo tác giả mức bồi thƣờng phải bằng số tiền thiệt hại của công trình đó. Ngoài mức bồi thƣờng vật chất phải xử lý trách nhiệm ngƣời có thẩm quyền phê duyệt TKKT-TDT.

- Những công trình lớn, phức tạp rất cần mời tƣ vấn độc lập phản biện, chi phí sẽ tăng lên, song tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu, sẽ lợi ích hơn nhiều. Thành phố nên có quy định tổ chức thi chọn một số mẫu thiết kế của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Tác giả đề xuất ý tƣởng này bởi vì thiết kế của ta hiện nay tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng còn lạc hậu so với các nƣớc. Cho nên nhiều cơ quan xây dựng xong mới thấy kiến trúc xấu, bố trí giao thông trong tòa nhà không hợp lý, công năng sử dụng không tối ƣu, lãng phí diện tích sử dụng, trong khi đó diện tích cần thiết thì lại chật hẹp. Từ chỗ đó lại nẩy sinh cải tạo, sửa chữa gây tốn kém, lãng phí vốn đầu tƣ. Do vậy thực hiện thi chọn mẫu thiết kế thì sẽ tiết kiệm đƣợc một khoản tiền rất lớn về chi phí cải tạo, sửa chữa và sẽ có kiến trúc đẹp.

3.2.2.3. Giải pháp về công tác lựa chọn nhà thầu

Một số chủ đầu tƣ, điều hành dự án, UBND các quận huyên,... chƣa chấp hành nghiêm quy định về đầu thầu, nhƣ: dự án phải tổ chức đấu thầu, nhƣng lại thực hiện chỉ định thầu; phải đấu thầu rộng rãi, thì lại đấu thầu hạn chế; chia nhỏ dự án ra nhiều gói thầu để đấu thầu nhƣ hình thức giao thầu. Dẫn đến chất lƣợng công trình không đảm bảo, vốn đầu tƣ bị thất thoát lãng phí. Để khắc phục tồn tại trên, luận văn đề nghị:

- Hiện nay Luật Đấu thầu mới và Nghị định hƣớng dẫn đã đƣợc ban hành, đề nghị các Bộ, ngành có liên quan và UBND thành phố nhanh chóng

79

có văn bản hƣớng dẫn cụ thể để các đơn vị nắm vững, triển khai thực hiện đảm bảo quy định và đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, hiệu quả kinh tế trong lựa chọn nhà thầu.

- Thành phố nên có quy định mỗi nhà thầu chỉ đƣợc tham gia dự thầu một gói thầu của một dự án; những doanh nghiệp có giá dự thầu thấp hơn giá thầu từ 10% trở lên mà không có thuyết minh hợp lý thì không xem xét giá xét thầu của doanh nghiệp đó, bởi đây là hành động phá giá. Chấm dứt trình trạng chọn thầu với giá thấp nhất nhƣ từ trƣớc tới nay, vì hậu quả của nó là chất lƣợng công trình sẽ không đảm bảo, do thay đổi chủng loại vật tƣ và bớt xén vật liệu; sau đó lại điều chỉnh, bổ sung làm tăng chi phí,...

- Thực hiện nghiệm việc quy trách nhiệm và xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu không đúng quy định,...

3.2.2.4. Giải pháp về quản lý hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế trong đầu tƣ xây dựng chƣa chặt chẽ về điều chỉnh giá trị hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng. Cho nên, trong quá trình thi công nhiều dự án đã điều chỉnh giá không đúng với quy định quản lý ĐT&XD và chủ đầu tƣ chậm thanh toán, nhƣng không bị xử phạt. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị quy chế quản lý ĐT&XD phải quy định cụ thể để xử lý những hợp đồng kinh tế không chặt chẽ, dẫn đến NSNN phải thiệt hại do điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời nếu có khối lƣợng thực hiện đủ điều kiện thanh toán, nhƣng chủ đầu tƣ gây khó khăn thì cũng phải đƣợc xử lý thỏa đáng.

3.2.2.5. Giải pháp về quản lý tiến độ thi công

Tiến độ thi công đƣợc gia hạn nhằm làm cơ sở triển khai hoàn chỉnh các thủ tục đầu tƣ xây dựng của dự án. Cho phép gia hạn hợp đồng không có nghĩa là nhà thầu đƣợc phép thi công mà không bị xử phạt nếu việc chậm trễ tiến độ do lỗi của nhà thầu. Bên cạnh đó, thời gian hoàn thành đƣợc gia hạn

80

không phải là cơ sở để tính bù giá vật liệu, nhân công và máy thi công công trình, việc bù giá phải thực hiện theo đúng chủ trƣơng chỉ cho phép bù chênh lệch giá nhiên, vật liệu và nhân công, ca máy đối với phần khối lƣợng chậm trễ tiến độ do nguyên nhân khách quan, không bù chênh lệch đối với phần khối lƣợng chậm trễ tiến độ do nhà thầu gây ra. Chủ đầu tƣ, Điều hành dự án có trách nhiệm báo cáo giải trình cụ thể việc chậm trễ tiến độ thực hiện hợp đồng thi công và đề xuất xử phạt để cơ quan có thẩm quyền xem xét trong quá trình thẩm tra quyết toán công trình hoàn thành theo quy định.

- Không tính bù chênh lệch giá nhiên vật liệu và lƣơng nhân công ca máy theo từng thời điểm thi công trong giá trị quyết toán đối với các hạng mục bị chậm trễ do lỗi của nhà thầu.

- Việc bù chênh lệch chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công phải lƣu ý kiểm tra, rà soát tiến độ chi tiết toàn bộ công trình theo từng phần mục công việc (tính chất công việc, khối lƣợng thực hiện phải phù hợp với tiến độ thi công của hợp đồng và hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất).

3.2.2.6. Giải pháp về giám sát thi công, nghiệm thu

Tƣ vấn giám sát của ta hiện nay còn ăn "lƣơng" hai mang, đó là lƣơng của chủ đầu tƣ thuê tƣ vấn giám sát và lƣơng của các nhà thầu hối lộ khi thi công không đúng theo thiết kế và không đúng phẩm cấp, chất lƣợng vật liệu. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị một số giải pháp nhƣ sau:

- Quy định mức bồi thƣờng vật chất khi thanh tra, kiểm toán hoặc các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác, phát hiện dự án thi công không đúng thiết kế, không đúng phẩm cấp chất lƣợng vật liệu.

- Phải chọn tƣ vấn giám sát thi công có đủ năng lực, đủ kinh nghiệm. - Trang bị những công cụ, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra, nghiệm thu từng công đoạn và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

81

Do vậy cần phải xem xét lại chi phí giám sát cho thích hợp, để họ không nhận tiền hối lé của đơn vị thi công. Công tác nghiệm thu hiện nay còn hình thức, nhiều chủ đầu tƣ nghiệm thu trên bàn giấy theo khối lƣợng dự toán, mà không bám sát hiện trƣờng, nên không đo đếm cụ thể gây thất thoát vốn đầu tƣ. Do vậy đề nghị quy định quản lý ĐT&XD bổ sung nội dung xử lý vật chất đối với cá nhân của ngƣời nghiệm thu khối lƣợng không đúng, gây ảnh hƣởng thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu Thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 84 - 89)