2.2.1.1. Thất thoát khi xây dựng dự án nhưng chưa có quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch không cao
Quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí hợp lý, cân đối giữa các yếu tố của lực lƣợng sản xuất xã hội, phân công lại lao động xã hội hợp lý trên các vùng lãnh thổ. Do vậy, quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc.
Trong giai đoạn 2002 - 2012, công tác quy hoạch của thành phố Đà Nẵng đã chú ý đến việc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch phát triển các vùng, phân khu trên địa bàn. Nhƣng thực tế công tác quy hoạch còn một số tồn tại, đó là:
- Quy hoạch chƣa thực sự đi trƣớc một bƣớc để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tƣ XDCB. Nhiều dự án quy hoạch chọn xong địa điểm nhƣng sau đó không phù hợp phải chuyển đổi địa điểm; hoặc điều chỉnh diện tích quy hoạch xây dựng, dẫn đến phải tốn chi phí điều chỉnh quy hoạch, định vị cắm mốc, khảo sát địa hình, quản lý quy hoạch,...
- Quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa các loại quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng lãnh thổ với quy hoạch phát triển ngành, giữa các quy hoạch ngành với nhau, giữa quy hoạch phát triển KT-XH với quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết khác, nhƣ: một số khu dân cƣ mới quy hoạch nhiều nhƣng không có dân đến ở nên không đạt đƣợc nguồn thu từ khai thác quỹ đất; một số nơi quy hoạch dự án đầu tƣ xây dựng không phù hợp với quy hoạch tổng thể dẫn đến không đạt chỉ tiêu về cơ cấu sử dụng đất,...
40
- Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn, điều chỉnh các văn bản hƣớng dẫn không còn phù hợp của thành phố về công tác quy hoạch xây dựng chƣa kịp thời; kính phí bố trí hàng năm cho công tác quy hoạch chƣa thƣờng xuyên; việc lập thẩm định, phê duyệt, quản lý, thực hiện các đồ án, triển khai dự án quy hoạch xây dựng còn chậm, phần lớn các đồ án, dự án đƣợc thỏa thuận chủ trƣơng, phê duyệt chƣa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chƣa thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, chƣa lập và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng; đồ án quy hoạch dân dụng chƣa đúng chỉ tiêu Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về mật độ xây dựng, đánh giá tác động môi trƣờng chƣa đầy đủ...; công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép xây dựng chƣa chặt chẽ; nhiều khu công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch nhƣng không triển khai thực hiện hoặc thực hiện chậm gây lãng phí trong việc sử dụng đất.
- Công tác công bố quy hoạch, cung cấp thông tin và lƣu giữ thông tin quy hoạch đƣợc thực hiện theo đúng quy hoạch. Tuy nhiên, việc triển khai thông tin nội dung quy hoạch đến doanh nghiệp chƣa kịp thời. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm đến quy hoạch phát triển ngành bởi tính pháp lý của quy hoạch chƣa cao. Việc phối hợp giữa các cấp, ngành trong tổ chức lập, triển khai thực hiện quy hoạch chƣa chặt chẽ, gây chồng chéo giữa các quy hoạch khác và gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Việc xử lý liên ngành, vùng trong quy hoạch còn hạn chế, thiếu sự phối hợp trong thu thập, xử lý thông tin, điều tra cơ bản và dự báo.
- Công tác giám sát, kiểm tra và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quy hoạch chƣa thƣờng xuyên. Thiếu cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thống nhất các quy hoạch triển khai trên địa bàn thành phố. Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu. Chất lƣợng quy hoạch còn hạn chế, chƣa dự báo đầy đủ nhu cầu, chƣa lƣờng hết, dự báo sát diễn biến, chuyển đổi nhanh trong cơ cấu kinh tế thành phố trong thời kỳ dài, do vậy có những mục tiêu đề ra
41
dự kiến không đạt đƣợc. Tình hình trên do một số nguyên nhân cơ bản nhƣ: cán bộ làm quy hoạch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, kinh phí quy hoạch còn hạn chế… nên việc thu thập thông tin, nghiên cứu dự báo, lấy ý kiến chuyên gia giỏi, học hỏi kinh nghiệm từ nƣớc ngoài chƣa đƣợc đầy đủ.
2.2.1.2. Thất thoát do tính đúng đắn trong chủ trương đầu tư
Tình trạng đầu tƣ phân tán dàn trải, không đúng mục đích, một nguyên nhân chính gây ra thất thoát lãng phí lớn, nợ đọng vốn XDCB kéo dài dẫn đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố, hầu hết đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung. Tuy nhiên thực tế chủ trƣơng đầu tƣ còn nhiều tồn tại, nhƣ:
- Đầu tƣ khi chất lƣợng quy hoạch chƣa hợp lý, nhƣ: khảo sát không kỹ, lựa chọn địa điểm chƣa hợp lý, lựa chọn công nghệ chƣa thích hợp, đầu tƣ không đồng bộ giữa các hạng mục, xác định quy mô xây dựng công trình vƣợt quá nhu cầu sử dụng.
- Đầu tƣ các khu hành chính tại các quận, huyện, xã, phƣờng còn phân tán, mỗi cơ quan hành chính đƣợc chọn địa điểm ở cách xa nhau với diện tích đất lớn, vừa tốn kém đất xây dựng, vừa lãng phí diện tích sử dụng, vừa khó khăn trong giao dịch hành chính của nhân dân;
- Chủ trƣơng đầu tƣ một số dự án không đồng bộ, dẫn đến nhiều tuyến đƣờng vừa làm xong đã đào lên, lấp xuống, nhà máy xây xong không có nguyên liệu, chợ xây xong không có ngƣời họp, gây tâm lý không tốt trong nhân dân và lãng phí vốn đầu tƣ.
- Quan điểm của ngƣời có thẩm quyền chƣa đủ tầm, còn biểu hiện cục bộ, cá nhân. Việc bàn bạc cân nhắc, tính toán các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trƣờng trong đầu tƣ còn hời hợt, thiếu cụ thể.
42
- Quá trình đầu tƣ nhiều dự án xây dựng khi chƣa có quy hoạch, hoặc chất lƣợng công tác quy hoạch còn thấp, thiếu phối hợp giữa các ngành, nhƣ làm đƣờng giao thông thiếu kết hợp với hệ thống lƣới điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc… dẫn đến công việc chồng chéo, phá đi làm lại gây lãng phí thất thoát vốn đầu tƣ.
- Đối với lĩnh vực đầu tƣ các dự án theo hình thức BT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hiện nay đa phần là đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu dân cƣ, khu tái định cƣ, giao thông. Hình thức thanh toán cho nhà đầu tƣ của các dự án này hầu hết là thanh toán bằng tiền theo kế hoạch vốn bố trí cho công trình hàng năm (không tính lãi vay hoặc có tính tính lãi vay) và thanh toán theo hƣớng khấu trừ giá trị thực hiện vào tiền chuyển quyền sử dụng đất của các dự án khác.
Thực hiện dự án theo hình thức BT đã phát huy, tăng cƣờng tính hợp tác, tham gia của khối kinh tế tƣ nhân, chia sẻ một cách hài hòa lợi ích của khu vực kinh tế tƣ nhân và chính quyền thành phố trong việc đầu tƣ xây dựng công trình công cộng đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội. Về mặt ngân sách, việc triển khai các dự án theo hình thức hợp đồng BT đã làm giảm gánh nặng ngân sách tại thời điểm đầu tƣ xây dựng công trình trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách thành phố đang khó khăn nhƣ hiện nay.
Tuy nhiên, công tác triển khai dự án theo hình thức BT hiện vẫn còn gặp phải một số khó khăn, nhất là những vƣớng mắc trong công tác giám sát, kiểm tra đầu tƣ, điều chỉnh dự án, điều này dẫn đến việc đầu tƣ lãng phí, thất thoát.
Vị trí đầu tƣ các dự án BT, BTO, BOT... mà nhà đầu tƣ lựa chọn là các vị trí đầu tƣ thuận lợi về mặt giao thông, có mật độ dân cƣ cao hoặc gần các dự án của Nhà đầu tƣ đang triển khai. Việc này rất phù hợp cho Nhà đầu tƣ thực hiện dự án do có thể tận dụng đƣợc các lợi thế về quản lý, thiết bị, điều phối, sử dụng chung các hệ thống hạ tầng cũng nhƣ sự phù hợp của dự án trên
43
với các dự án lân cận, đảm bảo lợi ích của Nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến xu hƣớng việc lập dự án, thiết kế, thi công phù hợp với mục tiêu của Nhà đầu tƣ hơn là với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trong khu vực, dẫn đến việc không sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ.