Khái niệm về thất thoát

Một phần của tài liệu Thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 36 - 38)

Theo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2005 thì: "Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao

29

động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc, tiền, tài sản nhà nƣớc, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nƣớc và tài nguyên thiên nhiên vƣợt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định". Còn vấn đề thất thoát thì chƣa có tài liệu văn bản quy phạm nào đƣa ra định nghĩa hay một khái niệm cụ thể. Nhƣng thực tế cho thấy lãng phí, thất thoát đều phản ánh một hiện tƣợng giống nhau, đó là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội để tạo thêm cơ sở vật chất, tăng thêm năng lực cho xã hội.

Thất thoát trong XDCB là những chi phí thực tế không sử dụng hết vào công trình do bị bớt xén, cắt giảm không đúng quy định, không hợp lý hoặc do khai man, khai khống, nhƣng vẫn tính vào giá trị của dự án để sử dụng vốn. Biểu hiện:

- Công trình bớt xén khối lƣợng vật tƣ hoặc sử dụng vật tƣ sai chủng loại, kém chất lƣợng nhƣ bớt xén xi măng, sắt thép không đúng quy định, thay đổi vật liệu xây dựng, trang trí bằng vật liệu có tuổi thọ, chất lƣợng kém hơn so với thiết kế đƣợc duyệt;

- Sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng không đúng mục đích, kê khai khống khối lƣợng đền bù, làm giả hồ sơ để nhận tiền đền bù;

- Áp dụng định mức, đơn giá sai, kê khai nghiệm thu khống khối lƣợng hoặc đánh giá sai chất lƣợng công trình khi thẩm tra, thẩm định dẫn đến thanh toán sai so với khối lƣợng chất lƣợng thực tế;

- Thanh quyết toán khống so với giá trị thực tế thi công, bớt xén hoặc sử dụng chi phí xây dựng công trình không đúng quy định;

- Thời gian xây dựng kéo dài so với quy định, dẫn đến công trình bị thiên nhiên phá hoại, chậm đƣa công trình vào khai thác sử dụng làm mất cơ hội kinh doanh, ngân sách phải chi thêm một khoản tiền bù giá nhân công, chi

30

phí máy thi công và chênh lệch vật tƣ khi giá thị trƣờng tăng quá cao, còn doanh nghiệp thì phải trả thêm lãi vay ngân hàng trong thời gian chậm thanh toán vốn;

- Thay đổi lại kết cấu do kết quả khảo sát không đảm bảo chất lƣợng; - Thiết kế áp dụng hệ số an toàn quá mức cho phép;

- Chất lƣợng xây dựng không đảm bảo phải phá đi làm lại.

Một số ví dụ cụ thể về thất thoát, lãng phí nhƣ: Nhà máy xây xong không có nguyên liệu để sản xuất; Chợ xây xong không có ngƣời đến họp; Hệ thống cấp nƣớc chỉ chú trọng đầu tƣ nhà máy mà thiếu mạng lƣới đƣờng ống phân phối đến các hộ tiêu thụ, nên không cung cấp đƣợc đến hộ tiêu thụ; Công trình thủy lợi chỉ chú trọng xây dựng kênh chính, còn kênh nội đồng chƣa chú trọng, nên tƣới tiêu không đạt theo công suất thiết kế;...

Nhƣ vậy có thể nói, có hai loại thất thoát: một là hữu hình (nhƣ ăn cắp, bớt xén,…) chủ yếu là chủ động từ phía con ngƣời do mục đích vụ lợi cá nhân; hai là vô hình do bị động, bắt nguồn từ năng lực hạn chế của những ngƣời tham gia trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng ở tất cả các khâu. Chẳng hạn, chất lƣợng quy hoạch kém hoặc quy hoạch chậm, nhƣ một đô thị đã phát triển rồi mới tính chuyện mở rộng đƣờng phố thì rất tốn kém… Hay với những công trình làm xong không sử dụng đến thì thất thoát, lãng phí tƣơng đối khó tính toán, đây là thất thoát, lãng phí bị động. Còn với những dự án thất thoát, lãng phí tính theo phần trăm đƣợc thì có thể xác định cụ thể.

Một phần của tài liệu Thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)