Thất thoát ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 51 - 64)

2.2.2.1. Thất thoát trong thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật công trình

Trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ, đối với công tác xác định đƣợc cấp công trình, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành còn nhiều hạn chế. Chƣa tính toán cân đối các nguồn vốn đầu tƣ để tuân theo quy định dự án nhóm C thực hiện hoàn thành trong 2 năm, dự án nhóm B hoàn thành trong 4 năm.

2.2.2.2. Thất thoát trong khâu khảo sát phục vụ thiết kế

Công tác khảo sát phục vụ thiết kế thƣờng đƣợc các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án giao thầu cho các đơn vị tƣ vấn, nhiều trƣờng hợp triển khai thực hiện khi chƣa có nhiệm vụ, dự toán đƣợc duyệt dẫn đến không kiểm soát đƣợc khối lƣợng khảo sát, làm tăng chi phí công trình.

Chất lƣợng khảo sát không cao dẫn đến trong quá trình thi công xảy ra sự cố, phải điều chỉnh, xử lý thiết kế do thay đổi địa chất, địa hình, dẫn đến chi phí đầu tƣ công trình tăng. Nhiều kết quả khảo sát không phục vụ đƣợc công tác thiết kế. Bên cạnh đó, cũng có một số kết quả khảo sát không thực hiện theo các tiêu chuẩn, dẫn đến công tác thiết kế, dự toán không sát với thực tế, gây lãng phí nguồn vốn đầu tƣ.

2.2.2.3. Thất thoát trong thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán

Phê duyệt thiết kế kỹ thuật là xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kế công trình về kết cấu và các khía cạnh khác liên quan đến công trình. Còn phê

44

duyệt tổng dự toán, dự toán là xem xét giá trị dự toán có phù hợp với khối lƣợng so với hồ sơ thiết kế và việc áp dụng đơn giá XDCB có phù hợp với chính sách, chế độ quản lý ĐT&XD hay không.

Trong thực tế công tác thiết kế thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán, tổng dự toán của một số dự án còn tình trạng chƣa tuân thủ các quy định về nội dung đã phê duyệt trong quyết định đầu tƣ của dự án. Cho nên công tác quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn và gây thất thoát vốn, nhƣ:

- Các dự án ở xa trung tâm các đô thị, đi lại không thuận tiện thì tƣơng đối phổ biến trình trạng ngƣời thiết kế chỉ ngồi ở xƣởng thiết kế mà không biết công trình thiết kế nằm ở điểm nào và ngƣời làm dự toán lại càng thiếu thực tế, mặc dù tất cả các khoản tiền quy định cho từng phần việc trên đều thanh toán đủ 100% nhƣng khi có những phát sinh do sai lệch thiết kế và thực tế thì nhà thầu thi công lại phải đi tìm cách giải quyết. Quy định quản lý ĐT&XD hiện nay của ta chƣa quy định rõ ràng việc xử phạt, hay bồi thƣờng vật chất cho chủ đầu tƣ khi kết quả tƣ vấn còn nhiều sai sót làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và giá trị thanh quyết toán công trình;

- Tƣ vấn thiết kế tính khối lƣợng xây lắp không chính xác, cho nên phải bổ sung, điều chỉnh thiết kế dự toán nhiều lần. Thậm chí có những dự án vừa thiết kế vừa thi công, đến giai đoạn cuối hoặc khi xong công trình mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hóa các chi phí đã phát sinh.

- Chế độ nhà nƣớc quy định về chi phí tƣ vấn (khảo sát, thiết kế) đƣợc tính theo tỷ lệ thuận trên giá trị công trình. Vì vậy, trong thực tế các nhà thiết kế có xu hƣớng tăng quy mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình thƣờng để hƣởng lợi tiền thiết kế phí và nhà thầu bớt xén khối lƣợng trong quá trình thi công gây thất thoát vốn đầu tƣ.

45

- Quy trình khảo sát lập dự án đầu tƣ còn nhiều hạng mục chỉ tạm tính, nhằm mục đích làm cho tổng mức đầu tƣ thấp để dễ trình duyệt. Trong quá trình thi công sẽ tìm cách điều chỉnh tổng mức đầu tƣ.

- Thiết kế của một số dự án không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, nên chất lƣợng công trình không đảm bảo.

- Khi lập và phê duyệt tổng dự toán, dự toán không theo sát các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nƣớc đã ban hành, không sát với thực tế từng khu vực, thoát ly giá cả thực tế trên thị trƣờng trong từng thời kỳ dẫn đến phê duyệt dự toán chênh lệch nhiều so với thực tế.

- Chủ đầu tƣ ký hợp đồng với cơ quan thiết kế không ràng buộc số lƣợng phƣơng án thiết kế để chủ đầu tƣ lựa chọn. Lợi dụng sơ hở đó tƣ vấn thiết kế chỉ cung cấp 1 phƣơng án. Quá trình thực hiện thấy một số chi tiết bất hợp lý cần phải thay đổi, lúc này NSNN lại phải chi ra một khoản tiền cho việc điều chỉnh thay đổi thiết kế.

2.2.2.4. Thất thoát trong khâu bố trí kế hoạch vốn

Cơ chế điều hành kế hoạch đầu tƣ trong thời gian qua, đã từng bƣớc thay đổi cùng với công tác cải cách nền hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, công tác kế hoạch còn tồn tại, nhƣ:

- Thời gian thi công kéo dài, do bố trí kế hoạch không sát với tiến độ thực hiện dự án.

- Nợ đọng XDCB ngày càng tăng do bố trí kế hoạch không hợp lý. - Bố trí kế hoạch đầu tƣ khi dự án thiếu thủ tục quy định của Nhà nƣớc. - Bố trí kế hoạch còn dàn trải, thiếu tập trung, ít chú ý đến hiệu quả kinh tế.

Tồn tại trong công tác kế hoạch, dẫn đến chi phí quản lý và giá trị công trình tăng lên. Sản xuất, kinh doanh của nhà thầu gặp nhiều khó khăn do bị Nhà nƣớc chiếm dụng vốn, trong khi phải trả lãi vay ngân hàng. Mặt khác

46

công trình kém chất lƣợng, do thi công kéo dài bị thời tiết phá hoại nên tuổi thọ công trình giảm. Đây là sự thất thoát khá lớn cả về trực tiếp và gián tiếp của cả xã hội.

2.2.2.5. Thất thoát trong khâu lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu xây dựng là hình thức lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Đây là phƣơng thức giao thầu tiến bộ thay thế cho phƣơng thức giao thầu theo chỉ tiêu kế hoạch của cơ chế cũ. Thực tế thời gian qua đấu thầu xây dựng còn bộc lộ không ít những hiện tƣợng tiêu cực, nhƣ:

- Tình trạng không tuân thủ quy định pháp luật đấu thầu. Nhiều công trình phải đấu thầu rộng rãi, nhƣng chủ đầu tƣ lại thực hiện đấu thầu hạn chế, hoặc chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh.

- Tình trạng bỏ thầu giá thấp để đƣợc trúng thầu: thực tế những năm qua có không ít hiện tƣợng nhiều nhà thầu đã bằng mọi cách hạ thấp giá thầu để đƣợc tróng thầu, sau đó trong quá trình thi công đã tìm mọi cách để tính phát sinh khối lƣợng, cắt xén vật tƣ, mua vật liệu không đúng tiêu chuẩn và quy phạm quy định để giảm giá, làm cho chất lƣợng công trình không đảm bảo. Giá trúng thầu thấp, nhiều công trình phải kéo dài thời gian thi công

- Xét chọn nhà thầu không chính xác và vi phạm pháp luật đấu thầu, nhƣ đối với mua sắm thiết bị: Một số chủ đầu tƣ không thẩm định giá thiết bị, mà lấy giá chào hàng của nhà cung cấp làm cơ sở để xem xét lựa chọn nhà thầu. Đặc biệt là thiết bị nhập khẩu, có loại thiết bị nếu chủ đầu tƣ trực tiếp nhập khẩu thì giá nhập khẩu thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ bằng 1/2 so với giá chào hàng của đơn vị trúng thầu.

Tồn tại trong công tác đấu thầu, dẫn đến không chọn đƣợc nhà thầu có năng lực thực sự, nên chất lƣợng công trình không đảm bảo và giá trị trúng thầu không chính xác gây thất thoát vốn.

47

2.2.2.6. Thất thoát trong khâu giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng. Không giải phóng đƣợc thì dự án không thể triển khai thực hiện, cho dù vốn dự án chuẩn bị đầy đủ. Công tác này trong thời gian qua tại thành phố còn nhiều tồn tại nhƣ:

- Hoặc ban quản lý dự án hoặc chủ đầu tƣ bớt xén đơn giá đền bù cho dân vùng có dự án thi công theo quy định, dẫn đến dân không đồng tình, nên không di dời đi nơi khác;

- Văn bản pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập, khó áp dụng gây thắc mắc, khiếu kiện của ngƣời bị thu hồi đất với các ban QLDA. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc ban hành đã tạo ra khung pháp lý thống nhất trong cả nƣớc. Nhƣng việc xác định đất ở của UBND thành phố đôi lúc chƣa thống nhất, nhƣ: xác định đất đã xây dựng nhà, khung giá đất ở, giá đất nông nghiệp trong cùng một khu vực còn chênh lệch quá lớn. Khung giá đã ban hành so với thời giá hiện nay có những nơi chƣa điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.

- Một số hộ dân khi biết Nhà nƣớc có chủ trƣơng thu hồi đất nông nghiệp và đền bù cho ngƣời đang canh tác trên đất, thì lập tức diễn ra việc trồng cây cối hoa màu mang tính chất đối phó để nhận tiền đền bù nhiều hơn, nhƣ: trồng cây với mật độ dày đặc, xen kẽ, cắt tỉa cành dâm xuống đất (quất, đào...). Tình trạng đó gây thiệt hại cho NSNN và ngƣời dân có những đòi hỏi bất hợp lý, làm chậm công tác giải phóng mặt bằng. Trong khi chính quyền địa phƣơng còn né tránh không ra tay cùng giải quyết.

- Giá đền bù hiện nay còn bất hợp lý so với giá thị trƣờng bất động sản, giá cả không ổn định, giá đền bù theo các thời điểm có khác nhau, trong khi đó tiền đền bù trả cho dân lại không kịp thời, gây tâm lý so sánh suy bì. Một

48

số ngƣời dân đã nhận tiền đền bù nhƣng không chịu di chuyển mà cứ sống vật vờ tại khu vực dự án, làm khó khăn trong công tác thi công.

2.2.2.7 Thất thoát trong quản lý tiến độ thi công

Công trình xây dựng trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải đƣợc lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã tập trung đầu tƣ xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Trong quá trình thi công có nhiều công trình chậm so với tiến độ ghi trong hợp đồng, cá biệt có công trình chậm trễ kéo dài nhiều năm, ảnh hƣởng đến việc chỉnh trang đô thị của thành phố và cuộc sống của ngƣời dân.

Tiến độ thi công công trình bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan nhƣ: ảnh hƣởng điều kiện thời tiết, vƣớng mặt bằng và đền bù giải tỏa, xử lý kỹ thuật, phát sinh bổ sung các biện pháp thi công, điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, nguồn vốn cho công trình bị cắt giảm so với kế hoạch đã bố trí, nghỉ lễ tết theo quy định,... Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía nhà thầu nhƣ: không đáp ứng năng lực nên không tập trung đầy đủ vật tƣ, nhân lực, máy móc thiết bị để thi công; có trƣờng hợp cố tình kéo dài thời gian thi công để đƣợc tính bổ sung chênh lệch chi phí,... và cũng có trƣờng hợp do năng lực quản lý điều hành của Chủ đầu tƣ, đơn vị điều hành dự án còn hạn chế.

Việc chậm trễ tiến độ thi công công trình gây chậm trễ đƣa công trình vào khai thác sử dụng dẫn đến giảm hiệu quả đầu tƣ, bên cạnh đó còn làm tăng chi phí đầu tƣ do phải bổ sung chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thi công và phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ, ảnh hƣởng đến tiến độ quyết toán dự án hoàn thành.

49

2.2.2.8. Thất thoát trong giám sát nghiệm thu

Quản lý khối lƣợng thi công xây dựng công trình trên nguyên tắc khối lƣợng thi công xây dựng đƣợc tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công xây dựng, tƣ vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đƣợc đối chiếu với khối lƣợng thiết kế đƣợc duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

Trong thực tế tại thành phố, công tác ký hợp đồng kinh tế và giám sát nghiệm thu còn tiêu cực:

- Hợp đồng xây lắp, đặc biệt là công trình chỉ định thầu không cụ thể về khối lƣợng, đơn giá vật liệu công trình. Trong quá trình thi công A&B cùng đề nghị bổ sung khối lƣợng do thiết kế tính thiếu và điều chỉnh giá theo thời điểm thi công. Nhƣ vậy là không bình đẳng với công trình đấu thầu. Chủ đầu tƣ biết điều đó, nhƣng vẫn cố tình thực hiện để đƣợc "hƣởng lợi" vì quy định quản lý đầu tƣ chƣa chặt chẽ.

- Một số chủ đầu tƣ thiếu ý thức tiết kiệm, tạo kẽ hở gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của nhà nƣớc ở các khâu, nhƣ: nâng giá, tăng khối lƣợng nghiệm thu thanh toán giữa A-B; giám sát quá trình thi công không chặt chẽ, để nhà thầu thi công không đúng chủng loại vật tƣ, thiết bị.

- Giám sát thi công không đúng quy trình quy phạm, dẫn đến công trình kém chất lƣợng, gây thiệt hại ngƣời và tài sản.

2.2.2.9. Thất thoát trong quản lý giá xây dựng

Do đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng, nên sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất trên thị trƣờng toàn quốc hoặc khu vực. Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng, đƣợc xác định bằng phƣơng pháp lập dự toán, theo đơn giá và định mức vật tƣ của nhà nƣớc. Giá cả trên thị trƣờng không ổn định, thì khi lập dự toán đƣợc bù chênh lệch vật tƣ tại thời điểm lập dự

50

toán so với thời điểm xây dựng đơn giá XDCB của thành phố. Nhƣng trong thực tế công tác này còn bộc lộ một số tồn tại, nhƣ:

- Nhiều nội dung công việc chƣa có định mức, đơn giá, nhƣ: khoan mồi, thiết bị phòng cháy, chữa cháy…;

- Một số thành phần công việc có định mức nhƣng đã cũ, không phù hợp với tình hình hiện nay, nhƣ một số định mức trong công tác nội, ngoại thất (gia công, chế tạo, đồ gỗ...), định mức chi phí khác trong công tác khảo sát, thiết kế (cắm cột mốc giải phóng mặt bằng, cắm cột tuyến…), định mức trong công tác duy tu đƣờng sắt, thông tin tín hiệu đƣờng sắt, đơn giá vật tƣ chuyên ngành, định mức đơn giá cho công tác quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh, thành phố, vùng, khu vực… Chất lƣợng của các định mức và đơn giá xây dựng chƣa cao còn thiếu nhiều về chủng loại và chƣa thiết thực về mặt định lƣợng, nhất là các cơ sở để xác định tổng mức vốn đầu tƣ đƣợc coi nhƣ giới hạn cực đại của chi phí đầu tƣ trong một dự án.

- Quản lý giá vật liệu hàng tháng thành phố còn nhiều tồn tại, nhƣ: thông báo giá hàng tháng, hoặc quý chƣa đầy đủ các danh mục vật liệu, chƣa chi tiết chủng loại, chất lƣợng cụ thể. Lợi dụng sơ hở này chủ đầu tƣ và tƣ vấn thiết kế chọn những vật tƣ không có trong thông báo giá để lập dự toán. Những vật tƣ không có trong thông báo giá khi lập dự toán cao hơn nhiều so với giá thị trƣờng. Đó là khoản tiền thất thoát đƣợc hình thành ngay từ khi lập dự toán.

- Nhiều công trình có nhiều loại thiết bị chiếm giá trị chi phí lớn nhƣng việc sử dụng báo giá của nhà sản xuất hoặc giá thiết bị của công trình

Một phần của tài liệu Thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)