Các thể loại truyền thống thuần Việt trớc những thử thách của thời đại Thơ mớ

Một phần của tài liệu Thể loại truyền thống thuần việt trong thơ mới 1932 1945 (Trang 69 - 70)

đại Thơ mới

Cả ba thể loại LB, STLB và HN đã đạt đến trình độ mẫu mực, điển phạm ở các chặng đờng cuối thời trung đại (nửa sau thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX). Bớc sang thế kỷ XX, đặc biệt là từ khi xuất hiện phong trào Thơ mới 1932 - 1945, cả ba thể loại đều phải đứng trớc nhiều thử thách “khắc nghiệt”. Trớc hết là “môi sinh” - đất sống cho các thể loại. Thời hiện đại với nhịp sống gấp gáp và sự hấp dẫn của tiếng gọi tự do khó có chỗ tồn tại cho những thể loại khuôn mẫu, nhất là thể loại có chức năng và nội dung “hồi cố”, “tự tình” với thi pháp quá chặt chẽ nh STLB. Thứ hai,

các thể loại thuần Việt truyền thống này thực sự đã rất ổn định, khó có thể thay đổi, “làm mới” hình thức thể loại. Khảo sát 148 bài LB và 16 bài STLB nguyên thể, kể cả những bài LB và STLB phối xen, chúng tôi nhận thấy mô hình thi pháp thể loại của LB và STLB nhìn chung khó có thể phá vỡ. Các nhà thơ mới chỉ có thể cố gắng làm mới chúng ở một số phơng diện chứ không thể phá vỡ hoàn toàn khuôn hình truyền thống của chúng. Thứ ba, các tác giả Thơ mới 1932 - 1945 tìm đến với các thể loại này khi thành tựu của chúng đã đạt đến đỉnh cao với nhiều phong cách tài năng: Truyện Kiều (Nguyễn Du); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Chính phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm dịch), Trên vì nớc, dới vì nhà, Bài ca ngất ngởng

(Nguyễn Công Trứ), Hơng Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh), Gặp đào Hồng, đào Tuyết (Dơng Khuê)... Thứ t, các thể loại HN, LB và STLB nói riêng cũng nh các thể loại thơ cổ truyền khác nói chung, một khi đã đợc các nhà thơ mới sử dụng sáng tác nghĩa là đều phải tồn tại dới áp lực của thời đại “Thơ mới” - thơ “tự do” - một loại hình thơ đòi hỏi giải phóng mọi ràng buộc của hệ thống thi pháp truyền thống. Trớc những thử thách này, “vận mệnh” và sức sống của các thể loại truyền thống thuần Việt sẽ ra sao? Thi pháp thể loại của chúng sẽ đợc xử lí nh thế nào để, một mặt văn học ta không bị mất đi những thể loại riêng mang đậm bản sắc dân tộc, mặt khác để chúng còn có thể đóng góp cho thơ Việt Nam hiện đại? Trách nhiệm đó thuộc về ý thức và tài năng sáng tạo của các nhà thơ mới.

Một phần của tài liệu Thể loại truyền thống thuần việt trong thơ mới 1932 1945 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w