Thi pháp và thi pháp các thể loại văn học

Một phần của tài liệu Thể loại truyền thống thuần việt trong thơ mới 1932 1945 (Trang 61 - 63)

Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, là một trong những bộ môn lâu đời nhất của nghiên cứu văn học. (Trong các ngôn ngữ châu Âu, tên gọi poetika/ hoặc poétique, poetica… đều có gốc từ chữ Hy Lạp poiètike téchne - nghĩa là nghệ thuật sáng tác). Nhìn chung thi pháp học cổ đại, trung đại đều xem thi pháp là hiện tợng bất biến và cấu trúc văn học đợc xét theo nguyên tắc nguyên tử luận - nghệ thuật do các yếu tố nhỏ nhất liên kết với nhau mà thành, tác phẩm là tổng cộng các yếu tố riêng lẻ. Nguyên tắc thi pháp đợc hiểu thành quy phạm. Thời cận đại do đấu tranh xã hội gia tăng, các vấn đề nội dung, chức năng văn học đợc đặt lên hàng đầu, các vấn đề thi pháp ít đợc chú ý. Thi pháp học hiện đại đợc dấy lên từ cuối thế kỷ

XIX, đầu thế kỷ XX với nhiều trờng phái và khuynh hớng, trở thành một trong những hớng nghiên cứu chủ yếu. Quan niệm của lý luận hiện đại về cơ bản là thống nhất, xem thi pháp là hệ thống các phơng thức, phơng tiện biểu hiện đời sống bằng hình tợng nghệ thuật trong sáng tác văn học. (Do chỗ mọi phơng tiện biểu hiện trong văn học rốt cuộc đều quy về ngôn ngữ nên thi pháp lấy văn bản ngôn từ làm điểm xuất phát). Và thi pháp học hay lý luận văn học (theo định nghĩa của Varga [38,10]) trớc hết nghiên cứu các phơng thức nghệ thuật, phơng tiện biểu hiện và miêu tả các đặc trng thể loại văn học nhằm tìm hiểu các tầng lớp ý nghĩa ẩn giấu của tác phẩm. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tợng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật.

Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu: Thi pháp học đại cơng (còn gọi là thi pháp học lí thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi pháp học vĩ mô), Thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô) và

Thi pháp học lịch sử.

Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp sáng tác một nhà văn, thi pháp một trào lu, thi pháp văn học dân tộc, thi pháp văn học một thời đại, thời kì lịch sử.

Xét các phơng tiện, phơng thức nghệ thuật đã đợc chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phơng pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ…

Đối với thể loại văn học, mỗi thể loại đều có một cách thức tổ chức, cấu trúc, sắp xếp các yếu tố tạo thành chỉnh thể của một tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn, trong văn xuôi, các nhà văn luôn quan tâm tổ chức, sắp xếp các tình tiết, sự kiện, cốt truyện, hệ thống nhân vật, không gian, thời gian, lời văn... sao cho logic, “biện chứng” tạo nên chỉnh thể một truyện ngắn, một truyện dài hay một tiểu thuyết. Còn thi pháp thể loại kịch là sự sắp xếp “hữu cơ” các đặc trng nh biến cố, hành động, xung đột, nhân vật, lời thoại... nhằm hình thành trọn vẹn một tác phẩm kịch. Nh vậy, nói tới thi pháp là nói tới những yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật, nhng những yếu tố thuộc về hình thức ở đây nằm trong quan hệ thống nhất với nội dung bởi những yếu tố thi pháp này đóng vai trò biểu hiện nội dung t tởng của tác phẩm. Việc xác định đặc trng nội dung thể loại hay đặc trng chức năng, thi pháp thể loại thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa cái đợc biểu đạt và cái biểu đạt của thể loại. Cũng chính với cái nhìn này mà Lêônốp phát biểu: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá mới về nội dung” [57,447], L.Vgôtxki xác định: “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà hình thức bắt đầu” [82,24].

Nh ở trớc đã nêu, thể loại văn học là những phạm trù lịch sử. Thi pháp của một thể loại có thể biến động, cũng có thể ổn định bởi vì “những thời đại tơng đối ổn định của các hệ thống nghệ thuật này thờng xen kẽ với những thời đại phi quy phạm hoá và sáng tạo hình thức” [3,299]. Tính chất siêu cá thể của thể loại cũng là điều hiển nhiên, nhng rõ ràng nó vẫn mang đạm dấu ấn của phong cách cá nhân nhà văn. Các nhà văn tài năng có thể cách tân, làm mới thể loại.

Một phần của tài liệu Thể loại truyền thống thuần việt trong thơ mới 1932 1945 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w