Đặc trng chức năng và nội dung các thể loại truyền thống thuần Việt trong Thơ mới 1932

Một phần của tài liệu Thể loại truyền thống thuần việt trong thơ mới 1932 1945 (Trang 40 - 54)

Tìm hiểu các thể thơ LB, STLB và thể tám chữ của các nhà thơ mới trong quan hệ đối sánh với các thể thơ LB, STLB và HN trong văn học truyền thống (trớc

Thơ mới 1932 - 1945) trên phơng diện chức năng và nội dung thể loại cho thấy Thơ mới đã có những cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống để tạo ra những nét đặc tr- ng chức năng và nội dung riêng biệt của các thể loại truyền thống thuần Việt trong

Thơ mới, góp phần tạo bản sắc cho dòng chảy chung của thơ ca dân tộc.

2.3.1. Thể loại lục bát

Nh đã khẳng định, LB vốn là một thể thơ đa năng. Đây là thể loại có chức năng hết sức phong phú (có thể tự sự, nghị luận, trữ tình, ngợi ca hoặc trào phúng...) và có khả năng diễn đạt đợc nhiều loại nội dung (LB có thể miêu tả, diễn đạt những cái cao sang, đài các lẫn những cái bình thờng thậm chí là tầm thờng, phàm tục, nhất là ở các bài vè). Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm âm luật, vào hoàn cảnh lịch sử với những nhãn quan thẩm mĩ khác nhau ở từng lớp nhà thơ mà LB lựa chọn cho mình chức năng biểu đạt nội dung nổi trội nhất, từ đó xác định đặc trng riêng của thể loại qua từng giai đoạn phát triển. Trong văn học viết trung đại, thơ LB truyền thống với khả năng có thể “kéo dãn đến vô cùng” đã đợc các nhà thơ trung đại chọn để sáng tác truyện thơ Nôm, và thực sự LB đã tỏ ra có u thế khi phát huy chức năng tự sự (kể chuyện) trên “mảnh đất” truyện thơ. Nói nh thế không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn chức năng biểu đạt các nội dung trữ tình của thơ LB. Thực tế cho thấy, bên cạnh truyện thơ, LB cũng từng có mặt ở các tác phẩm trữ tình. Và ngay cả trong một tác phẩm truyện thơ, bên cạnh chức năng tự sự, LB cũng đợc vời đến làm nhiệm vụ trữ tình một cách đắc lực. Đơn cử nh các tác phẩm Truyện Kiều, Tống Trân Cúc Hoa, v.v... Chỉ có điều khi truyện thơ đang cần một phơng tiện biểu đạt thích hợp thì khả năng kể chuyện của LB đợc khai thác triệt để hơn, còn khả năng trữ tình thì bị đẩy xuống vị trí ít quan trọng hơn mà thôi.

Đến Thơ mới 1932 - 1945, chức năng và nội dung của LB đã có những thay đổi. Khác với chức năng chủ yếu là tự sự của LB trong truyện thơ Nôm, chức năng nổi trội của LB thời kì này là chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ tình cảm, tâm trạng của cái Tôi cá nhân cá thể. Ưu thế của vai trò kể chuyện, thuật kể trong LB truyền thống giờ đây đã nhờng vị trí cho chức năng trữ tình. Đặc điểm này là một trong những căn cứ khu biệt LB hiện đại và LB truyền thống.

Những thay đổi về chức năng và nội dung của thể loại LB đã bắt đầu manh nha từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Vai trò tự sự của LB cũng nh các thể loại thơ và văn vần nói chung thực sự tỏ ra không u thế bằng các thể loại văn xuôi khi mà các thể văn xuôi bằng chữ quốc ngữ đã xuất hiện qua các chuyện kể của Trơng Vĩnh Ký, Huỳnh Tịch Của. Và các thể loại văn xuôi tự sự hiện đại (truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại) ngày càng xuất hiện nhiều hơn qua các tác phẩm dịch, đặc biệt là qua sáng tác của các nhà văn chuyên nghiệp nh Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Tử Siêu... Truyện thơ LB dù có mặt thêm vài lần nữa với U tình lục (1909) của Hồ Biểu Chánh và Giai nhân kì ngộ (1915) của Phan Chu Trinh cũng không có nghĩa là nó có thể tồn tại song song với truyện và tiểu thuyết văn xuôi hiện đại. Phơng thức tồn tại và phát huy tác dụng chủ yếu của LB đơng nhiên không thể là kể chuyện đợc nữa. LB lúc này đứng trớc những thử thách quan trọng. Trong nó diễn ra sự “tranh chấp” vị trí giữa các chức năng. Trong cuộc “đọ sức” ấy, các nhà thơ thời hiện đại có vẻ u ái hơn cho LB trữ tình. Cơ hội đầu tiên chính là sự ra đời của dòng thơ ca yêu nớc và cách mạng đầu thế kỷ. ái chủng, ái quần (Phan Bội Châu), Địa d lịch sử nớc nhà (Ngô Quý Siêu),

Ru con (Hoàng Lạc), Khóc những ngời hy sinh trong vụ Hà Thành đầu độc (khuyết danh),... là những tác phẩm mà LB đã có mặt để nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của các bậc chí sĩ, các trí thức và quần chúng cách mạng về hiện trạng đau thơng của đất nớc, của dân tộc, đồng thời cũng nói lên đợc ớc mơ toàn dân đoàn kết chấn hng đất nớc, làm vẻ vang cho “dòng dõi con rồng cháu tiên”. Cơ hội tiếp theo, là sự xuất hiện trên thi đàn công khai những nhà thơ muốn tìm về các thể thơ dân tộc để gửi gắm nhiều khía cạnh cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn. Tản Đà với các bài

Phong dao, Thề non nớc, Nói chuyện với bóng, Rau sắng Chùa Hơng... Đoàn Nh Khuê với Phong dao, Trần Tuấn Khải với Phong dao, Hỡi cô bán nớc...,Tơng Phố với Giọt lệ thu, Tái tiếu sầu ngâm, Tình quê... Điều đáng chú ý là mặc dầu cùng h- ớng LB vào chức năng trữ tình, nhng Tản Đà nhìn thấy ở đấy khả năng thể hiện sự duyên dáng, tình tứ, đôi khi có man mác buồn nhng vẫn trong sáng. Còn Tơng Phố lại dành cho nó những nỗi niềm trĩu nặng đau thơng. Những biểu hiện nh vậy đã phần nào chứng tỏ đợc khả năng phong phú của LB trong việc biểu đạt nội dung của các tác phẩm trữ tình nhỏ.

Những đổi thay thực sự phải đợi đến những năm 30 đầu thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn 1932 - 1945 với sự ra đời của phong trào Thơ mới. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, ý thức của cái Tôi cá nhân cá thể của tầng lớp trí thức tiểu t sản bùng phát mạnh mẽ đến nh thế. Nó đòi hỏi đợc khẳng định và hơn bao giờ hết cái Tôi ấy có nhu cầu bộc lộ một cách trực tiếp nhất những cung bậc tình cảm, cảm xúc của mình. Đã đợc chuẩn bị từ trớc, lúc này lại gặp đợc cơ hội, LB có đủ điều kiện chính thức chuyển sang nhận chức năng trữ tình làm chức năng chủ yếu của mình. Đặt 148 bài thơ sáng tác bằng thể LB nguyên thể trong tơng quan so sánh với các bài thơ sáng tác theo những thể thơ khác, có thể thấy thể LB trong Thơ mới

1932 - 1945 không thua kém gì các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ hay tự do v.v... trong việc phô diễn tâm trạng. Ví nh nhà thơ Xuân Diệu, luôn mang trong mình cảm thức thời gian trôi chảy, nỗi lo sợ tuổi trẻ qua mau, mùa xuân chóng tàn, phải đối diện với cái tôi cô đơn hiện hữu, nhà thơ đã viết những vần thơ tám chữ (Vội vàng).Nhng lần khác, ông đã bộc bạch bằng những vần thơ LB cũng đầy tâm tình không kém: Cái bay không đợi cái trôi/ Từ tôi phút trớc sang tôi phút này (Đi thuyền). Sự thay đổi của con ngời từng phút, từng phút sẽ làm mất tuổi trẻ và cuối cùng là cái chết… Và ngời ta nhận thức đợc ý nghĩa của cái chết nằm trong ý nghĩa của đời sống. Sống nh thế nào, điều đó mới quan trọng. Câu thơ LB đã diễn tả sâu sắc cái bớc đi của thời gian và nỗi lo âu của lòng ngời. Thời gian không chỉ làm thay đổi khách thể mà đổi thay cả chủ thể nữa. Bởi vậy, thi nhân đã ao ớc có Cặp hài vạn dặm để săn tìm tốc độ của ngọn gió thời gian, chế ngự nó và dành lấy sự sống: Ta theo gió mạnh, gió nhanh/ Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng. Không chỉ dừng lại ở những vần thơ LB của Xuân Diệu, mà dờng nh các tác giả thơ mới, ai ai cũng muốn thử mình qua thơ LB để bày tỏ những nỗi niềm, tâm t của cái Tôi cá nhân cá thể. ở đây, tất cả mọi cung bậc tâm trạng của các thi nhân đều đợc chuyển tải qua LB. Có nỗi buồn vô cớ: Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Chiều - Xuân Diệu), nỗi sầu đêm ma: Tai nơng nớc giọt mái nhà/ Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn (Buồn đêm ma - Huy Cận), có niềm tơng t : Nắng ma là bệnh của giời/ Tơng t là bệnh của tôi yêu nàng (Tơng t - Nguyễn Bính), nỗi giận hờn :

Hay gì bà hỏi đến tôi/ Khóc thì hờn dỗi mà cời vô duyên (Tha bà - Trần Huyền Trân) và cả cái xôn xao, nhớ nhung rất khó tả của thời đại: Trời không nắng cũng không ma/ Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung (Mầu thu năm ngoái - Hồ Dzếnh)… Rõ ràng, chức năng trữ tình của thể LB hầu nh đều đợc các nhà thơ khai thác và sử dụng triệt để. Nói nh thế không có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn loại bỏ chức năng tự sự của thể thơ. Chức năng tự sự của LB đến lúc này vẫn đợc nhiều nhà thơ mới quan tâm, vận dụng. Đó là những câu chuyện kể LB tiêu biểu nh: Chân quê, Lỡ bớc sang ngang, Ngời hàng xóm, Giấc mơ anh lái đò… của Nguyễn Bính, Ngời con gái họ D- ơng của Phan Văn Dật, Bông hoa rừng của Thế Lữ, Phải quỳ của Trần Trung Ph-

ơng, Rằm tháng giêng của Hồ Dzếnh... Song dờng nh chức năng tự sự (kể chuyện) ở những tác phẩm này chỉ đợc “vời” đến để làm điểm tựa giúp LB thực hiện tốt hơn chức năng trữ tình, nh một cái cớ để chủ thể trữ tình bộc lộ tâm trạng. ẩn đằng sau câu chuyện Hôm qua em đi tỉnh về của Nguyễn Bính là nỗi lo sợ mong manh của chàng trai trớc hiện tợng những nét đẹp Chân quê đang dần bị mai một: Hôm qua em đi tỉnh về/ Hơng đồng gió nội bay đi ít nhiều. Hay nh bài thơ Giấc mơ anh lái đò. Cái quan trọng không phải là Nguyễn Bính kể chuyện “giấc mơ” của anh lái mà là thổ lộ tình cảm của mình: Để anh mơ mãi mơ nhiều/ Tớc đay xe võng nhuộm điều ta đi…Trong số các nhà thơ mới sử dụng thể LB để sáng tác, Nguyễn Bính là ngời đặc biệt chú ý khai thác khả năng tự sự - kể chuyện của thể loại để phô diễn tâm t tình cảm. Số bài thơ làm bằng thể LB có vận dụng khả năng này chiếm tới 18 bài trên tổng số 29 bài LB của ông có mặt trong Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm. Ngoài Nguyễn Bính còn có một số nhà thơ với một số sáng tác LB tiêu biểu kể trên cũng dùng cách kể chuyện của thể loại. Mặc dù vậy, nhìn chung Thơ mới

1932 - 1945 vẫn cha khai thác đợc khả năng tự sự lớn từ thể LB cổ truyền.

Đặc sắc nhất của LB trong Thơ mới 1932 - 1945 nói riêng và LB hiện đại nói chung so với thơ LB trữ tình của văn học truyền thống là chức năng trữ tình luôn gắn với nội dung bày tỏ t tởng, tình cảm, tâm trạng của “cái Tôi cá nhân cá thể”. Thực ra, chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ t tởng, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình này đã đợc khẳng định trong thơ LB truyền thống, nhng những tâm t mang màu sắc của cái Tôi cá nhân cá thể lúc này cha rõ rệt nh trong LB của Thơ mới. Nét khác biệt này xuất phát từ đặc điểm của mỗi hệ hình văn học trong từng thời đại khác nhau. LB ca dao trong văn học dân gian luôn bị chi phối bởi tính tập thể, tính truyền miệng nên không lu lại phong cách cá nhân, chỉ có phong cách thời đại, phong cách vùng miền. Văn học bác học trung đại đã có dấu ấn khác nhau giữa LB Nguyễn Du và LB Nguyễn Đình Chiểu, v.v... Nhng những cung bậc tâm t rất riêng tây của mỗi cái Tôi tác giả cha thể phát lộ một cách trực tiếp và mạnh mẽ nh trong Thơ mới

1932 - 1945 và thơ hiện đại sau này. Đây không phải là đặc điểm riêng của thể LB mà là đặc điểm chung của mọi thể loại trong sự ràng buộc của hệ thống thi pháp văn học trung đại - nền văn học đợc xem là có tính phi ngã (khái niệm “tính phi ngã” ở đây cần có cái nhìn uyển chuyển). ý thức hệ phong kiến luôn đề cao cái ta, đề cao cộng đồng. Cái Tôi không có địa vị quan trọng trong đời sống và văn học. Nó bị ớc thúc, quản chế trong khuôn khổ thi pháp chặt chẽ, công thức mang tính hằng thờng của văn học trung đại. Theo đó chức năng, nội dung các thể loại, trong đó có LB - một thể thơ tơng đối tự do trong việc phô diễn tình cảm - cũng bị quy định, trọng tâm mà nó hớng đến là tập thể, là cộng đồng. Nỗi niềm của con ngời cá nhân trong văn học cổ cũng là nỗi niềm của cái ta thời đại. Dòng cảm xúc của chủ thể cá nhân trong Truyện Kiều luôn gắn liền hoặc chìm lấp sau dòng cảm xúc, tâm t chung, phổ

quát của thời đại. Nỗi đau của Nguyễn Du là nỗi đau mang tính nhân loại, nỗi đau dành cho nàng Kiều, nói rộng ra là thân phận ngời phụ nữ nói chung trong xã hội cũ: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Đầu thế kỷ XX, Tản Đà, Trần Tuấn Khải là hai thi sĩ có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, nắm vững đặc trng thi pháp LB ca dao, hiểu rõ tính chất biến thể, khả năng co giãn mềm mại của sáng tác dân gian đã vận dụng sáng tác nên hàng loạt bài phong dao của thể LB đầy linh hoạt, sáng tạo. Chẳng hạn bài LB đới đây của Trần Tuấn Khải in trong quyển Bút quan hoài (1927): Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tơng/ Nhớ ai giãi nắng dầm sơng/ Nhớ ai tát nớc bên đờng hôm nao. Tuy vậy, đọc những vần thơ LB này nếu ngời đọc không có cảm nhận tinh tế khó có thể phân biệt đợc đâu là LB Tản Đà, LB Trần Tuấn Khải và đâu là ca dao bởi sự tơng đồng về cấu trúc câu thơ, hình ảnh mang tính dân dã (canh rau muống, cà dầm tơng, tát n- ớc...), tính “phi cá thể”...

Bớc sang giai đoạn 1932 - 1945, khi phong trào Thơ mới xuất hiện, đợc tiếp thụ ánh sáng văn hoá phơng Tây, các nhà thơ mới sực tỉnh về cái Tôi cá nhân, tìm mọi cách đấu tranh giành địa vị cho cái Tôi đó. Và địa hạt đầu tiên họ tìm đến khẳng định mình là thơ ca. Trong thơ ca, bên cạnh sự sáng tạo những thể loại mới, việc các nhà thơ mới tìm đến những thể thơ ca cổ truyền của dân tộc nh LB không phải là điều ngẫu nhiên. Thể loại này vẫn thích hợp để họ bộc lộ cái Tôi cá nhân cá thể và nhu cầu phát huy bản ngã. Vì thế, việc họ làm mới nội dung chức năng của thể LB là điều tất yếu. Họ làm mới chức năng nội dung thể LB bằng cách “thổi” cái “hơi thở cá nhân” của mình vào đó. Và quả thật, đọc những vần thơ LB của những gơng mặt thơ mới, chúng tôi nhận thấy về cơ bản thì cấu trúc thể thơ vẫn ổn định, nét mới nhất của LB lúc này là những “dòng cảm xúc mới” mang tính cá nhân. Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Th... đã viết đợc nhiều bài thơ LB có giá trị với những phong cách không ai giống ai. Nhận diện xu hớng thể tài của LB trong Thơ mới 1932 - 1945, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã phân chia: “Nhìn chung về hình thức thể thơ LB trong thời kỳ Thơ mới đợc khai thác theo hai khuynh hớng: khuynh hớng “hiện đại hoá” và khuynh hớng trở về với ca dao với truyền thống” [65,383]. Khuynh hớng “hiện đại hoá” đợc thể hiện khá rõ trong những bài

Một phần của tài liệu Thể loại truyền thống thuần việt trong thơ mới 1932 1945 (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w