Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Bàn về thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Ngời làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy đợc diễn đạt bằng những hình tợng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thờng” [32,210]. Thiên về trữ tình và thổ lộ cảm xúc thông qua ngôn ngữ hàm súc mang tính nhạc là những đặc trng chức năng và nội dung cơ bản của thơ trong sự khu biệt với các loại hình khác nh kịch, kí hoặc tiểu thuyết. Nội hàm khái niệm “chức năng” dùng để chỉ vai trò, tác dụng của một thể thơ trong việc biểu biện một nội dung nhất định nào đó. Chức năng này đợc nảy sinh một mặt do đặc điểm âm luật mà từ đó có thể tạo nên âm hởng thích hợp cho mỗi loại nội dung. Song mặt khác, cũng tùy vào số phận lịch sử của mỗi thể thơ trong mối liên quan với xu hớng định hình giá trị thẩm mĩ cho từng thể thơ đó, ở các thế hệ nhà thơ. Sẽ là sai lầm nếu cứ nhất nhất cho rằng mỗi thể thơ đều chỉ gắn với một nội dung cụ thể nhất định. Tuy nhiên, mỗi thể thơ cũng hoàn toàn có khả năng và u thế riêng trong việc thể hiện những nội dung nhất định nào đó. Điều này có đợc do sự ăn nhập nhịp nhàng giữa nội dung và hình thức của thể loại. Giá trị của một bài thơ trớc hết là ở nội dung, hệ thống cảm xúc, suy nghĩ và hình ảnh. Cái làm nên tầm vóc của một nhà thơ chính là tầm cao về t tởng và chiều sâu về cảm xúc. Xem nhẹ vai trò của nội dung mà chạy theo hình thức, thơ ca sẽ rơi vào lối viết phô trơng, kỹ xảo. Thế nh- ng một khi đã bớc vào con đờng sáng tác thơ ca thì cũng có nghĩa nhà thơ phải xác định một trong những mục đích của mình là tìm kiếm hình thức biểu đạt phù hợp để tránh sự nhàm chán và đơn điệu. Mục đích ấy, khi đã đợc xác định sẽ giúp nhà thơ nhìn thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ nh “hai mặt của một tờ giấy” giữa nội dung và hình thức. Theo đó nội dung mang tính hình thức và hình thức mang tính nội dung. Nếu một nội dung mà không tìm đợc cho mình một hình thức biểu đạt phù hợp thì trở nên xộc xệch về cấu trúc, méo mó về t tởng. Vì vậy, nhà thơ có bản lĩnh phải là ngời lựa chọn đợc cho mình những hình thức phù hợp, qua đó tạo ra sự hài hòa cao nhất đối với cái mà mình muốn bộc lộ. Với thể thơ, từ trớc đến nay, vẫn đợc xem nh một hình thức biểu hiện “trung lập” ngoài nội dung t tởng của tác phẩm, thực tế lại có tác dụng rất lớn trong việc chuyển tải chủ đề sáng tác. Nhà thơ Chế Lan Viên khi viết về hình ảnh chiếc nhẫn trên tay anh Trỗi trong chùm thơ viết về anh, đã ớm thử nội dung qua ba thể loại: LB, thất ngôn và tự do. Cuối cùng ông đã chọn ra hình thức phù hợp nhất: thể thơ tự do. Còn nhà thơ Tế Hanh khi bàn về kinh nghiệm làm thơ đã xác định: “Thơ... phải theo quy luật hơi của tác giả, tức là thể thơ phải là tiếng nói tình cảm mà tác giả muốn diễn đạt. Với bài thơ này, thơ 8 chữ hợp hơn 5 chữ, với bài
khác thơ 6/8 hợp hơn thơ 10 chữ chẳng hạn. Lại cũng có khi, trong một bài tác giả làm những câu dài ngắn không đều nhau đến đoạn nào đó tác giả xen vào những câu 6/8. Đó là cái hơi tình cảm của tác giả nó cần đi nh thế” [55,40-41]. Theo Lu Trọng L: “Điệu và vần không phải là chuyện hình thức. Trớc một cảm xúc nào đó, chọn một thể loại nào đó cho thích hợp đó là phút giây thần diệu của tâm hồn, của nghệ thuật thơ” [55,38]. Bởi vậy, các thể thơ LB, STLB, tám chữ đều có những u thế riêng trong việc chiếm lĩnh các hiện tợng của đời sống và biểu đạt những nội dung cụ thể (nội dung của thể loại chứ không phải nội dung cụ thể của các tác phẩm cụ thể) mà các thể loại khác khó có thể có đợc.
2.2. Các thể loại truyền thống thuần Việt trong lịch sử thơ ca dân tộc tr-ớc Thơ mới 1932 - 1945