Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 132 - 134)

5. Bố cục của luận văn:

4.3.3.Nhóm giải pháp khác

Hàng năm căn cứ kế hoạch đào tạo của Cục Thống kê Tỉnh và chỉ tiêu phân bổ của Tổng cục Thống kê ; Căn cứ pháp lý xác định các mức chi đào tạo, bồi dưỡng. Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ vào thực trạng về đội ngũ công chức, lao động ngành Thống kê Lai Châu và nhiệm vụ hoạt động thống kê ngành giao trong thời gian tới, dự toán kinh phí (không kể kinh phí tập huấn từ nguồn không tự chủ từ các cuộc điều tra Thống kê), đề xuất nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho ngành Thống kê Lai Châu trong các năm từ 2016 đến 2020, cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 4.2: Dự toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng 2016-2020

Nội dung đào tạo Số người (người) Kinh phí bình quân/người (triệu đồng) Tổng số (triệu đồng) Ghi chú 1. Bồi dưỡng chính trị 8 39 - Cao cấp 3 8 24 - Trung cấp 5 3 15 2. Quản lý nhà nước 20 52,5 - Chuyên viên chính 5 3 15 - Chuyên viên 15 2,5 37,5 3. ĐTBD chuyên môn 35 95

- Nghiệp vụ Thống kê trái

ngành 10 3 30

- Nghiệp vụ công tác Thống

kê 25 65

+ Thống kê viên chính 5 3 15

+ Thống kê viên 15 2,5 37,5

+ Thống kê viên trung cấp 5 2,5 12,5

4. Đào tạo nâng cao trình độ 5 3 15

5. Đào tạo khác 20

Tổng cộng 221,5

(Tác giả tính toán và tổng hợp)

Đào tạo bồi dưỡng chính trị: Phối hợp với các trường chính trị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy xin chỉ tiêu cử công chức học cao cấp lý luận chính trị, trung cấp chính trị tại tỉnh và học viện.

Các lớp quản lý nhà nước, bồi dưỡng chuyên môn thường do Tổng cục tổ chức tại Viện Thống kê và Trường Thống kê. Các lớp đào tạo nâng cao trình độ chủ yếu là học tại Tỉnh. Hàng năm căn cứ nhu cầu số lượng đào tạo để xây dựng mức hỗ trợ kinh phí phù hợp.

Cử công chức tham gia đầy đủ các lớp nâng cao năng lực thu thập thông tin thống kê; Xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu; trình bày và phân tích dữ liệu bằng bảng và đồ thị thống kê; kiểm tra dữ liệu; xử lý dữ liệu khuyết... Phân tích và dự báo thống kê gồm các nội dung: ứng dụng tin học trong xử lý dữ liệu và phân tích thống kê (SPSS,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Stata…); Các lớp dự báo thống kê; kỹ năng thực hiện báo cáo thống kê phân tích kinh tế xã hội…

Tạo điều kiện cho công chức cho CC-LĐ tham gia các lớp Tiếng dân tộc phục vụ cho công tác tại địa bàn vùng dân tộc. Mặt khác là đủ điều kiện để thi tuyển chuyển ngạch.

Bồi dưỡng tin học: Hàng năm, lựa chọn công chức có năng lực am hiểu về công nghệ thông tin để tham gia các lớp đào tạo về quản trị mạng; sử dụng SPSS, Stata để khai thác dữ liệu thống kê từ Hệ thống Đầu mối Trung tâm Dữ liệu Thống kê (SHS); khai thác dữ liệu từ Tổng điều tra; khai thác sử dụng dịch vụ trên hệ thống mạng của TCTK; sử dụng hệ thống mail.

Căn cứ kinh phí tập huấn các cuộc điều tra Thống kê hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho lĩnh vực chuyên ngành thống kê theo phương án từng cuộc điều tra.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 132 - 134)