Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 106 - 107)

5. Bố cục của luận văn:

3.3.2. Hạn chế, nguyên nhân

* Hạn chế:

- Công tác lập kế hoạch phát triển: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa xây dựng kế hoạch dài hạn, chưa cử được cán bộ có kinh nghiệm đi bồi dưỡng những lớp phân tích, dự báo chuyên sâu và đào tạo đúng chuyên ngành ở trình độ cao.

Đầu vào của ngành Thống kê tại các trường đại học bị thu hẹp; ngành Thống kê là ngành không hấp dẫn sinh viên tốt nghiệp vào làm; Hẫng hụt về cán bộ chuyên môn cao, chuyên gia thống kê;

- Công tác thực hiện kế hoạch phát triển: Biên chế ngành Thống kê Lai Châu được phân bổ hàng năm còn thiếu nhiều và chưa tương xứng với khối lượng công việc được giao. Trình độ cán bộ chưa đồng đều chưa có kinh nghiệm trong công tác phân tích dự báo thống kê ở tầm vĩ mô, phần lớn CC-LĐ là học trái ngành nên năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế.Do vậy, một số CC-LĐ chưa thực sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của ngành, chưa nhiệt tình với công việc, làm việc còn hời hợt, qua loa…Trong công tác cán bộ, Cục vẫn chưa mạnh dạn luân chuyển cán bộ có năng lực và triển vọng phát triển về cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng thực tế. Thiếu người bố trí ở các vị trí quản lý quan trọng và ít công chức có trình độ tâm huyết với nghề nghiệp, am hiểu sâu sắc về phương pháp phân tích đánh giá dự báo thống kê ở tầm vĩ mô.

- Công tác khác: Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức toàn ngành Thống kê còn thấp, công chức phần lớn là tự túc kinh phí. Thu nhập bình quân hàng năm có tăng lên tuy nhiên một số gia đình công chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chưa được cấp đất vẫn phải đi thuê nhà ở, mặt khác giá cả sinh hoạt trên địa bàn tỉnh cao nhất cả nước nên đời sống công chức vẫn gặp nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân:

- Do khối lượng công việc ngày càng nhiều nên cán bộ có trình độ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, dự báo lại không có thời gian nghiên cứu tài liệu và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Tổng cục tổ chức. Cục chưa có chính sách cụ thể khuyến khích công chức đi đạo tạo trình độ cao đúng chuyên ngành mới dừng lại ở việc tuyên truyền động viên.

- Số lượng biên chế hàng năm phụ thuộc vào phân bổ của Tổng cục Thống kê. Công tác tuyển dụng cán bộ những năm đầu mới thành lập Tỉnh trình độ thấp không đúng chuyên ngành đào tạo; trái ngành nghề đào tạo dẫn đến việc bố trí sắp xếp quy hoạch bổ nhiệm gặp khó khăn; CC-LĐ phần lớn tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm công tác. Cán bộ lãnh đạo các phòng, chi cục thuộc Cục Thống kê tỉnh có năng lực và triển vọng phát triển lại là chủ lực trong thực hiện nhiệm vụ, do đó nếu luân chuyển về cơ sở sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, ngoài ra đi cơ sở còn ảnh hưởng đến điều kiện gia đình của công chức; Công tác tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành, trình độ cán bộ còn thấp, Công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng bổ nhiệm chưa có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn chưa có tính dài hạn xuyên suốt kịp thời, còn để tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp chi cục.

- Kinh phí đào tạo phụ thuộc phân bổ từ Tổng cục Thống kê, việc trích kinh phí từ nguồn tiết kiệm chi cho công tác đào tạo còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)