Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 71 - 80)

5. Bố cục của luận văn:

3.2.1.3.Chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, chất lượng CC-LĐ ngành Thống kê tỉnh Lai Châu tăng lên rõ rệt, công tác tuyển dụng đã có nhiều thay đổi lựa chọn được một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản tại các trường đại học vào ngành thống kê. Đây là một lực lượng cán bộ trẻ có tri thức và nhiệt huyết trong công việc, thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực.

Qua bảng 3.5 cho thấy lực lượng CC-LĐ của Cục Thống kê tỉnh Lai Châu không có trình độ trên đại học. Trình độ đại học năm 2015 chiếm 46,2%; Tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 18,9% năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2012 so với năm 2011 tăng 50% tăng thêm 9 người; Năm 2015 tăng so với 2014 là 28,6% tăng 8 người nguyên nhân chính là do 2 năm 2012 và 2015 một số lượng lớn CC-LĐ đã hoàn thành chương trình đại học tại chức tại Tỉnh và đã được thi chuyển ngạch từ ngạch Thống kê viên trung cấp lên ngạch Thống kê viên; tuyển mới lao động có trình độ đại học trong 5 năm qua chỉ có 8 người. Trong đó tốc độ tăng và lượng tăng tương ứng phân theo chuyên ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chủ yếu là tăng ở chuyên ngành kinh tế, tài chính. Năm 2015 chuyên ngành này chiếm 58,3%;

Bảng 3.5: Số lượng CC-LĐ đạt trình độ chuyên môn, chuyên ngành giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: Người Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

% so với năm trước Tốc độ phát triển BQ (%) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học 18 27 28 28 36 150,0 103,7 100,0 128,6 118,9 - Thống kê kinh tế 6 6 6 6 6 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Kinh tế - Tài chính 4 14 13 14 21 350,0 92,9 107,7 150,0 151,4 - Khác 8 7 9 8 9 87,5 128,6 88,9 112,5 103,0 Cao đẳng 10 14 15 15 16 140,0 107,1 100,0 106,7 112,5 - Thống kê kinh tế 2 4 4 4 4 200,0 100,0 100,0 100,0 118,9 - Kinh tế - Tài chính 5 6 8 8 9 120,0 133,3 100,0 112,5 115,8 - Khác 3 4 3 3 3 133,3 75,0 100,0 100,0 100,0 Trung cấp 33 24 22 21 20 72,7 91,7 95,5 95,2 88,2 - Thống kê kinh tế 22 16 15 13 13 72,7 93,8 86,7 100,0 87,7 - Kinh tế - Tài chính 7 6 5 6 5 85,7 83,3 120,0 83,3 91,9 - Khác 4 2 2 2 2 50,0 100,0 100,0 100,0 84,1 Trình độ khác 4 4 4 6 6 100,0 100,0 150,0 100,0 110,7 Tổng số 65 69 69 70 78 106,2 100,0 101,4 111,4 104,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CC-VC 2011-2015 Cục Thống kê Tỉnh)

Các lớp Đại học tại chức mở tại tỉnh chủ yếu là chuyên ngành kinh tế tài chính. Chuyên ngành khác năm 2015 chiếm 25% chủ yếu là lĩnh vực kỹ thuật nông lâm nghiệp. Chuyên ngành Thống kê năm 2015 chỉ chiếm 16,7%;

Trong cả giai đoạn 5 năm qua số lượng công chức có trình độ đại học đúng chuyên ngành Thống kê không tăng thêm người nào, điều này cũng cho thấy cần phải xem xét lại cơ chế tuyển dụng, đào tạo theo đúng chuyên ngành để nâng cao chất lượng chuyên sâu cho công tác Thống kê.

Số lượng CC-LĐ có trình độ cao đẳng 5 năm qua tương đối ổn định; Năm 2015 trình độ này chiếm 20,5% trong tổng số; Tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 12,5%; trong đó chuyên ngành Thống kê tăng bình quân 18,9% là do năm 2012 tuyển mới thêm 2 người. Phân theo chuyên ngành thì trình độ này cũng tập trung ở ngành Kinh tế, tài chính chiếm 56,3% năm 2015; chuyên ngành Thống kê năm 2015 chỉ chiếm 25% và cũng không tăng trong vòng 4 năm qua. Chuyên ngành khác năm 2015 chiếm 18,8% chủ yếu là lĩnh vực tin học.

Số lượng CC-LĐ có trình độ trung cấp chiếm 25,6% năm 2015; cả giai đoạn giảm bình quân 11,8%; giảm mạnh nhất là năm 2012 so với 2011 giảm 27,3% giảm 9 người, trong đó chuyên ngành Thống kê giảm 6 người; Nguyên nhân chủ yếu là do số công chức có trình độ trung cấp đã hoàn thành chương trình đại học là 8 người do nghỉ hưu và chuyển công tác 4 người. Chuyên ngành khác năm 2015 chiếm 10% chủ yếu là lĩnh vực tin học và kỹ thuật nông nghiệp. Số lượng CC-LĐ có trình độ khác chủ yếu là bộ phận hành chính lái xe, tạp vụ, thủ quỹ, bảo vệ... theo hợp đồng 68.

Như vậy, qua bảng 3.5 cũng cho thấy xu hướng CC-LĐ có trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng lên, đồng thời CC-LĐ có trình độ thấp đang giảm dần, chứng tỏ rằng những năm gần đây CC-LĐ ngành Thống kê Lai Châu không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhiệm vụ của ngành. Nguồn CC-LĐ mới có khả năng nhạy bén trong việc sử dụng khoa học công nghệ và kiến thức chuyên ngành như kinh tế, kế toán tài chính…tạo nên bước thay đổi về chất lượng CC-LĐ.

Tuy nhiên lực lượng CC-LĐ phần lớn là trái ngành, số được đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê còn quá ít nên công tác thông tin thống kê, quản lý hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Bảng 3.6: Số lượng CC-LĐ đạt trình độ Quản lý nhà nước giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

% so với năm trước Tốc độ

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 phát triển BQ (%) Tổng số CC-LĐ 65 69 69 70 78 106,2 100, 0 101,4 111, 4 104,7 Chia ra:

Chuyên viên cao cấp

Chuyên viên chính 0 0 2 3 5 150, 0 166, 7 0,0 Chuyên viên 2 3 14 15 18 150,0 466, 7 107, 1 120, 0 173,2

Chưa qua đào tạo 63 66 53 52 55 104,8 80,3 98,1 105,

8 96,7

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CC-VC 2011-2015 Cục Thống kê Tỉnh)

Chương trình đào tạo quản lý nhà nước nhằm trang bị cho CC-LĐ hiểu rõ hơn bản chất cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta,cụ thể hơn bản chất quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước…để từ đó mỗi CC-LĐ ngành Thống kê tỉnh làm đúng và có hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong quản lý điều hành hoạt động Thống kê nhà nước. Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy từ năm 2013 số công chức được tham gia đào tạo ngạch chuyên viên chính và chuyên viên được cử đi đào tạo tăng mạnh. Mục đích chủ yếu là nhằm hoàn thiện chứng chỉ đủ điều kiện dự thi nâng ngạch Thống kê.

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng công chức ngành Thống kê tỉnh Lai Châu tham gia đào tạo chương trình quản lý nhà nước trong 5 năm qua còn rất ít; tính đến năm 2015 ngạch chuyên viên cao cấp không có. Ngạch chuyên viên chính mới chỉ có 5 người chiếm 6,4%; ngạch chuyên viên có 18 người chiếm 23%. Do phần lớn công chức ngành Thống kê Lai Châu chủ yếu là công chức trẻ mới tuyển dụng vào ngành không đủ điều kiện để tham gia học tập, một số công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu nên không có nhu cầu đào tạo.

Đối với CC-LĐ, đào tạo lý luận chính trị vô cùng quan trọng giúp nâng cao nhận thức về chính trị về tư tưởng và lối sống: luôn giữ vững lập trường cách mạng; kiên quyết đấu tranh các biểu hiện sai trái, lệch lạc đường lối đổi mới của Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng; sống giản dị, lành mạnh, đoàn kết; nêu cao tinh thần trách nhiệm…

Chính vì vậy, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu những năm gần đây đã chú trọng bồi dưỡng lý luận chính trị bằng nhiều hình thức khác nhau cho tất cả công chức, đặc biệt đội ngũ lãnh đạo cấp phòng, chi cục và công chức nằm trong nguồn quy hoạch lãnh đạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.7: Số lượng CC-LĐ đạt trình độ Lý luận chính trị giai đoạn 2011- 2015

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

% so với năm trước

Tốc độ phát triển BQ (%) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 m 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tổng số CC- 65 69 69 70 78 106, 2 100,0 101,4 111, 4 104,7 Chia ra: Cao cấp 2 1 2 4 5 50 200,0 200,0 125, 0 125,7 Trung cấp 1 1 6 6 7 100 600,0 100,0 116, 7 162,7 Sơ cấp 53 60 54 51 56 113, 2 90,0 94,4 109, 8 101,4 Chưa qua đào

tạo 9 7 7 9 10 77,8 100,0 128,6

111,

1 102,7

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CC-VC 2011-2015 Cục Thống kê Tỉnh)

Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị tăng bình quân trong 5 năm là 25,7% cụ thể thời điểm 2015 là 5 người. Những công chức có trình độ này đều là lãnh đạo Cục và nằm trong nguồn quy hoạch lãnh đạo cấp Cục. Công chức có trình độ trung cấp có tốc độ tăng bình quân khá cao 62,7% cho cả giai đoạn, tuy nhiên lượng tuyệt đối năm 2015 mới chỉ có 7 người được đào tạo qua trình độ này, phần lớn là lãnh đạo phòng, lãnh đạo Chi cục. Hiện nay Cục Thống kê Tỉnh đang tiếp tục cử một số công chức nằm trong nguồn quy hoạch cấp phòng, cấp Cục tiếp tục đi đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị ở Học viện Hành chính Quốc gia và ở Trường Chính trị Tỉnh, trung tâm Chính trị các huyện để bổ sung kịp thời cho công tác quy hoạch bổ nhiệm trong thời gian tới. Công chức, lao động có trình độ sơ cấp lý luận chính trị không có biến động lớn chủ yếu là quy đổi từ trình độ chuyên môn của các trường chuyên nghiệp.

Bảng 3.8: Số lượng CC-LĐ có trình độ tin học, ngoại ngữ (2011-2015)

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

% so với năm trước

Tốc độ phát triển BQ(%) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tin học Cao đẳng 1 1 1 1 1 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Trung cấp 1 1 1 1 1 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Chứng chỉ A 30 25 14 15 14 83,3 56,0 107,1 93,3 82,7 B 17 23 34 40 42 135,3 147,8 117,6 105,0 125,4 C 1 1 4 4 4 100,0 400,0 100,0 100,0 141,4 Ngoại ngữ (Anh) Chứng chỉ A 12 9 6 5 6 75,0 66,7 83,3 120,0 84,1 B 8 11 35 35 34 137,5 318,2 100,0 97,1 143,6 C 2 4 3 7 9 200,0 75,0 233,3 128,6 145,6 Tiếng Dân tộc (HMông) 0 5 5 17 21 100,0 340,0 123,5 161,3

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CC-VC 2011-2015 Cục Thống kê Tỉnh)

Việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động phân tích dữ liệu Thống kê là rất quan trọng, CC-LĐ ngành Thống kê phải sử dụng thành thạo máy vi tính, hiểu rõ các ứng dụng phần mềm phân tích lưu trữ dữ liệu Thống kê giúp cho việc nhập dữ liệu, khai thác dữ liệu chính xác, nhanh chóng phục vụ kịp thời công tác cung cấp Thông tin kịp thời chính xác.

Những năm trước đây công tác tổng hợp phân tích số liệu Thống kê khá đơn giản bằng phương pháp thủ công, kẻ bảng viết tay ghi chép trên sổ sách nên việc điều chỉnh sai sót mất rất nhiều thời gian, công sức; Những năm gần đây việc tổng hợp phân tích số liệu Thống kê được sử dụng máy vi tính chủ yếu bằng ứng dụng Exel để tổng hợp dữ liệu; hiện nay tất cả các cuộc điều tra thống kê đều nhập tin và xử lý bằng phầm mềm tin học, tập trung tạo ra một kênh thông tin tổng hợp phục vụ tốt nhất công tác cung cấp thông tin Thống kê. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng tin học luôn được quan tâm, chú trọng để CC- LĐ mới vào ngành sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm trong công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

việc, CC-LĐ có trình độ sử dụng thành thạo máy tính để xử lý các tình huống phức tạp do nhu cầu khai thác nghiên cứu các chỉ tiêu của các cuộc điều tra.

Qua bảng 3.8 hiện nay số lượng CC-LĐ có trình độ chuyên môn về công nghệ Thông tin của toàn ngành chỉ có 2 người, 1 người có trình độ trung cấp và 1 người có trình độ cao đẳng. Tuy nhiên những công chức này chủ yếu làm công việc chuyên môn về Thống kê việc phụ trách công nghệ thông tin chỉ là công việc kiêm nhiệm và xử lý những lỗi thông thường xảy ra.

Trong thực tế mỗi cuộc điều tra Thống kê đều có phần mềm riêng và đều được tập huấn cụ thể cho CC-LĐ. Vì vậy có trình độ về tin học, ngoại ngữ cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác nhập tin, khai thác xử lý đánh giá, phân tích kết quả điều tra đọc và hiểu được các thông báo lỗi bằng tiếng Anh từ đó có cách xử lý kịp thời số liệu điều tra.

Công chức, lao động có chứng chỉ về Tin học trình độ B năm 2015 là khá cao chiếm 53,8%; Chứng chỉ ngoại ngữ (Tiếng Anh) trình độ B năm 2015 chiếm 43,6%. Tuy nhiên số lượng CC-LĐ có chứng chỉ chủ yếu là điều kiện khi tuyển dụng nên cũng không phản ánh được năng lực thực tế sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ của từng cá nhân.

Ngành Thống kê địa phương công việc chủ yếu là ở cơ sở thôn, bản, xã, phường; Mặt khác đối với tỉnh vùng núi cao như Lai Châu nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, công tác điều tra thống kê cơ sở thường phải có phiên dịch, việc hiểu biết tiếng Dân tộc địa phương là rất thiết thực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở cơ sở. Từ năm 2012 Sở Nội vụ Tỉnh Lai Châu đã mở các lớp học Tiếng Dân tộc H’Mông cho CBCC tại Tỉnh, Cục Thống kê tỉnh đã động viên tạo điều kiện về thời gian cho CC-LĐ tham gia học tập và thi lấy chứng chỉ, một mặt bổ sung cho công tác thực hiện chuyên môn ở cơ sở, một mặt chứng chỉ Tiếng H’Mông là một trong những chứng chỉ để đủ điều kiện để thi chuyển ngạch là sẽ được miễn thi Tiếng Anh. Năm 2011 toàn ngành không có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ai có chứng chỉ tiếng H’Mông đến năm 2015 đã có 21 người có chứng chỉ tiếng H’Mông chiếm 26,9% trong tổng số CC-LĐ. Tốc độ tăng bình quân qua 5 năm là 61,3%. Tăng mạnh vào năm 2014 và 2015. Do năm 2016 Tổng cục Thống kê sẽ tổ chức thi chuyển ngạch Thống kê viên và Thống kê viên chính.

Cục Thống kê tỉnh Lai Châu không ngừng quan tâm chăm lo đảm bảo đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho CC-LĐ. Đối với đời sống tinh thần, hàng năm công đoàn cơ sở Cục Thống kê luôn tạo điều kiện cho CC-LĐ và gia đình của CC-LĐ tham quan du lịch dã ngoại vào ngày nghỉ, ngày lễ tối thiểu 1 lần/năm, thường xuyên tổ chức giải thể dục, thể thao thi đấu trong nội bộ ngành và Cục Thống kê 14 tỉnh miền núi phía Bắc và giải do tỉnh và khối các cơ quan tổ chức. Đặc biệt, giành nhiều sự quan tâm cán bộ công chức nữ vào dịp nhân ngày 8/3 hay ngày 20/10, tổ chức hội nghị tuyên dương chị em thực hiện hai giỏi “giỏi việc nước, đảm việc nhà” và tổ chức du lịch dã ngoại, vui chơi giải trí…vừa tạo bầu không khí thân thiện, tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ cơ quan, vừa khích lệ CC-LĐ nỗ lực làm việc hoàn thành mục tiêu chung của CụcThống kê.

Hiện nay, CC-LĐcủa Cục Thống kê Lai Châu trong tổ chức đoàn thanh niên khá nhiều chiếm khoảng 50% tổng số CC-LĐ, đây là lực lượng cán bộ ở độ tuổi trẻ có sức khỏe, trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo là nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên để phát huy tố chất nguồn nhân lực này, tổ chức đoàn thanh niên Cục Thống kê không ngừng phát huy vai trò quan trọng gắn kết các thành viên của tổ chức thông

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 71 - 80)