Thể hiện lời cảnh tỉnh con ngời từ mặt trái xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 96 - 99)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.1.Thể hiện lời cảnh tỉnh con ngời từ mặt trái xã hội

Truyện của Nguyễn Huy Thiệp viết về cuộc sống. Dù cuộc sống ở đâu, thời nào, tất cả đều hiện lên trong tác phẩm của ông nh là một nguyên mẫu của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, không tô vẽ, không che đậy. Nó nh thông điệp báo động về sự suy vi của xã hội. Trong đó, những chuẩn mực về đạo đức, tinh thần bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi tha hoá, những thói thực dụng, bảo thủ, trì trệ. Dù Nguyễn Huy Thiệp viết về cuộc sống, về những cái xấu, cái tốt trong cuộc sống nhng truyện của ông không phải là một thứ văn chơng nhằm chống tiêu cực. Nó đã vợt lên tất cả để trở thành thứ văn ch- ơng khơi dậy tình ngời. Nhân vật mà nhà văn quan tâm miêu tả là con ngời, hay nói đúng hơn là số phận của con ngời. Lời cảnh tỉnh con ngời từ mặt trái xã hội cũng không nằm ngoài mục đích vì con ngời, vì cuộc sống hoàn thiện hoàn mĩ của con ngời. Nh một thớc phim quay chậm, mặt trái cuộc sống hiện ra thật rõ nét qua lời thoại của nhân vật nữ. Đó chính là sự len lỏi của đồng

tiền vào cuộc sống, vào nền tảng đạo dức tốt đẹp của con ngời. Đó là sự giả tạo của cái gọi là bình đẳng giới đè nặng lên cuộc sống của ngời phụ nữ. Đây chính là mấu chốt của mọi vấn đề. Qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hai mảng tối trên đợc đề cập đến một cách cụ thể nh sau:

3.4.1.1. Tác hại của đồng tiền đối với con ngời

Trong thời cơ chế thị trờng, đồng tiền len lỏi vào cuộc sống của con ngời, phá vỡ mọi quan hệ tốt đẹp của con ngời. Vì “món tiền ông ta cho tôi quá lớn” mà Mây, cô gái nông dân trẻ sẵn sàng bán rẻ sự trong trắng của mình. Vì tiền mà cô Diệu (Cún) sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của mình cho một kẻ không ra hình ngời. Để kiếm tiềm, chị Thuỷ sẵn sàng xay thai nhi để nuôi chó Béc- giê. Vì tiền, ông Bổng đã lợi dụng cái chết của chị dâu để “lèo lá” kiếm tiềm của cháu ruột. Cũng vì tiền mà Hạnh (Huyền thoại phố phờng) sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Đồng tiền làm cho con ngời không còn cảm xúc trớc mọi biến thái của cuộc đời. Trớc nỗi đau mất ngời thân, chị Thuỷ vẫn thản nhiên tính toán rạch ròi.

(132) Vợ tôi bảo: Ba mơi hai mâm. Anh phục em tính sát không?” [III, tr. 43].

Đồng tiền len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, làm biến chất mọi tầng lớp. Để có tiền, ngời ta có thể “buôn thần bán thánh”. Câu nói “Thánh thần bây giờ cũng sòng phẳng lắm!” của ngời đàn bà buôn vàng trong Huyền thoại phố phờng nh lỡi dao cứa vào tim gan những ai còn chút tâm huyết với đời. Trong xã hội thời cơ chế thị trờng, đồng tiền trở thành lực hấp dẫn con ng- ời, không trừ một ai. Sức công phá của đồng tiền đợc khái quát một cách đơn giản, tự nhiên trong câu nói “Đời ngời cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần.” của một bé gái 12 tuổi. Câu nói hồn nhiên của em khiến độc giả phải suy ngẫm. Đây là lời báo động về sự chi phối của đồng tiền lên đời sống xã hội. Nguyễn Huy Thiệp không ngần ngại phơi bày mặt trái của xã hội thời kinh tế thị trờng. Vạch ra cái xấu, cái ác là để hớng về cái tốt, cái thiện. Những lời thoại phơi bày “trần trụi” mặt trái của xã hội ấy đặt ra một vấn đề: Con ngời cần thiết phải có một tấm lòng. Tiền bạc không phải là cứu cánh.

Con ngời cần tình cảm bởi chỉ có tình ngời là vĩnh hằng. Đằng sau câu nói của dì Lu, một phụ nữ bị liệt trong Thơng nhớ đồng quê: “ chú không cần tiền, chỉ cần tình cảm” [XII, tr. 432] chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh tỉnh con ngời hãy nhìn lại mình, giữ vững bản chất lơng thiện vốn có của mình, đừng để đồng tiền “đánh cắp” mình.

3.4.1.2. Cần xoá bỏ sự bất bình đẳng giới để giải phóng phụ nữ

Từ bao đời nay, phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy ngời phụ nữ vào góc khuất trong gia đình và ngoài xã hội. Họ sống lặng lẽ, cô đơn ngay chính trong gia đinh, bên cạnh những ngời thân của mình. Không phải ngẫu nhiên mà truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp viết về cuộc sống hôm nay, cuộc sống của thời mở cửa, thế nhng thế giới nhân vật nữ của ông phần lớn là những ngời phụ nữ nông dân và một số ít phụ nữ thành thị. Không gian giao tiếp của họ chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, lênh đênh, trôi nổi trên sông nớc.

Nh đã phân tích ở mục 3.3.2, sự bất bình đẳng giới đã đè nặng lên cuộc sống của ngời phụ nữ. Hình ảnh bà Diêu, cô Ninh (ni cô Huệ Liên), cô Lan, Thiều Hoa, cô Chiêm (Giọt máu) lặng lẽ bớc vào làm vợ, lặng lẽ tìm đến cái chết để tự giải thoát hoặc lặng lẽ cam chịu cuộc sống vô nghĩa trong cái gia đình của dòng họ Phạm, dòng họ mà đến lúc chết mới mong ớc “Mình ơi, thằng Tâm là giọt máu cuối cùng của dòng họ Phạm đấy. Chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không phải thứ máu đen nh ông cha nó”. Phụ nữ không có chỗ đứng trong gia đình và cả ngoài xã hội. Dới mắt nhìn của nam giới thì “Đàn bà không có thơ đâu. Thơ phải là những tâm sự lớn. Đàn bà thì tâm sự gì” [XV, tr. 205]. Họ bị đối xử phân biệt ngay cả trong gia đình mình. Trong

Những bài học nông thôn, gia đình Lâm không phải là gia đình phong kiến, giàu có mà chỉ là một gia đình nông dân thuần phát. Vậy mà, qua cách sắp xếp hai mâm cơm “Mâm bng lên hè dành cho bố con Lâm và tôi. Mâm bày ở sân dành cho bà Lâm, mẹ Lâm, chị Hiên, cái Khanh với thằng Tiến” [IX, tr. 291] cũng đủ biết vị trí của những ngời phụ nữ trong gia đình.

Trong sự đổi mới của xã hội thời mở cửa, những nhu cầu của cá nhân đụơc chú trọng, vấn đề bình đẳng giới đợc đặt ra, phụ nữ đợc quan tâm. Nhng

trên thực tế, đó mới chỉ là sự quan tâm trên lí thuyết, trật tự “nam quyền” đã ăn sâu trong tiềm thức con ngời. Xã hội vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giới. Chính sự bất đẳng này đã dẫn đờng cho những thói h tật xấu thâm nhập vào phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngời. Đó là sự dối trá, lừa lọc, là những hành vi đạo đức suy đồi của những ngời đàn ông nhân danh đạo đức nhng lại vi phạm nền tảng đạo đức xã hội. Họ “hởng lạc dấu diếm”, họ “có cả bà Cả, bà Hai”, họ “ăn trên ngồi trốc”. Có ngời lên án cô Phợng (Con gái thuỷ thần- truyện thứ ba) vì cách sống của cô “Tôi thởng thức anh, tôi nhắm anh... Anh ông Hai của tôi” [VII, tr. 164] nhng có biết đâu đằng sau cách sống ấy, đằng sau câu nói ấy của ngời phụ nữ là cả một nỗi xót xa. Ngời phụ nữ đay nghiến đàn ông cũng là để đay nghiến chính mình. Họ vùng vẫy để thoát ra cái lới nhện đã trói buộc họ. Nhng sự bức phá của ngời phụ nữ để chống lại sự lừa dối, giả tạo cuối cùng cũng chỉ là một phản ứng tiêu cực. Họ chống lại cái xấu bằng cách đi vào con đờng xấu. Lời tuyên bố dõng dạc của nhân vật Phợng “Tôi và ba mơi triệu ngời phụ nữ đang rên xiết. Tôi là nhà cách mạng nữ quyền” cũng chỉ là để giải toả bức xúc trong chốc lát. Cuối cùng, cô cũng phải lui về góc khuất trong gia đình của cô. Những lời “mật đắng” của cô Phợng là nỗi xót xa về “cuộc sống nhiều xiềng xích gông cùm” [VII, tr. 169] của ngời phụ nữ. Đằng sau những lời thoại ấy, chúng ta nhận ra một lời nhắn gửi thiết tha: Hãy giải phóng phụ nữ! Hãy để họ phát huy hết khả năng của mình, để họ có đợc vị trí xứng đáng trong gia đình và ngoài xã hội.

Tóm lại, lời thoại của nhân vật nữ nh một hồi chuông đánh thức con ngời để họ nhìn lại mình, nhìn lại cuộc sống để sống tốt hơn, thiện hơn. Xuất phát từ sự thấu hiểu, cảm thông đối với ngời phụ nữ, Nguyễn Huy Thiệp muốn gửi gắm đến bạn đọc một bức thông điệp: Hãy xoá bỏ sự bất bình đẳng giới để giải phóng phụ nữ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 96 - 99)