Tiểu kết chơng 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 74 - 76)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tiểu kết chơng 2

Hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất phong phú, đa dạng. Chúng gồm 8 nhóm: hành động trần thuật, hành động hỏi, hành động cầu khiến, hành động cảm thán, hành động nhận xét, hành động hứa, thề, hành động ứng xử, hành động chửi; trong đó, nhóm hành động nhận xét đánh giá, hành động cầu khiến, hành động trần thuật chiếm một số lợng lớn trong các lời thoại nhân vật nữ. Mỗi hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ (dù hành động trực tiếp hay hành động gián tiếp) đều có những nét riêng biệt, góp phần tạo nên cá tính của từng nhân vật, thể hiện sự khác biệt giữa ngôn ngữ của nhân vật nữ và ngôn ngữ của nhân vật nam, cũng nh góp phần tạo nên đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Qua kết quả khảo sát ba truyện ngắn của ba tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi rút ra sự khác nhau về số lợng giữa các nhóm hành động ngôn ngữ cũng nh trong cách thực hiện các hành động thoại của nhân vật nữ ở truyện ngắn của ba tác giả kể trên. Đó là sự khác nhau

về số lợng, về vai trò, vị trí của nhân vật nữ trong thế giới nhân vật ở truyện ngắn của ba tác giả; khác nhau về sự phân bố không đồng đều giữa 8 nhóm hành động ngôn ngữ; khác nhau về đặc điểm của các tiểu nhóm hành động (lời dẫn thoại, cách dùng từ tình thái, cách dùng thành phần hô gọi, cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao) nói lên đặc điểm lời thoại nhân vật nữ của ba tác giả này. Đặc biệt sự khác nhau về lời thoại của nhân vật nữ ở ba tác giả đã góp phần làm rõ đặc điểm của hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – hành động ngôn ngữ của những ngời phụ nữ khẳng định mình trong thời đại mới.

Chơng 3

Ngữ nghĩa lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

3.1. Lời thoại nhân vật nữ thể hiện “thiên tính nữ“

Trong tác phẩm tự sự, lời nói của nhân vật là một phơng diện quan trọng. Thế giới bên trong của nhân vật “không chỉ đợc phát hiện bằng ý nghĩa lôgíc của lời nói mà còn đợc bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói” [32, tr.227] Khảo sát 16 truyện trong tập truyện Nh những ngọn gió của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy số lợng nhân vật nữ không nhiều, không có nhân vật nữ chính trong các truyện. Thế nhng, họ là một hình tợng đẹp xuyên suốt tập truyện. Chúng ta nhận ra hình tợng đẹp này bởi nhiều lí do, trong đó có một phần là nhờ vào sự biểu hiện thiên tính nữ qua lời thoại của họ. Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp không hề tô vẽ cho lời nói của nhân vật mà ông để cho họ bớc vào trang sách nh những gì họ vốn có trong cuộc sống, để rồi qua lời thoại của mình, những nhân vật nữ thầm lặng đi tới cái tốt, cái xấu đúng nh Nguyễn Huy Thiệp tâm sự: “Điều tôi quan tâm là nói về cá nhân với những niềm vui, nỗi khổ của nó, những đam mê, hy vọng của ” [Dẫn theo Sean Tamis Rose, 30, tr. 497]. Chính vì thế, trong thế giới nhân vật nữ với đầy đủ thành phần nghề nghiệp, lứa tuổi, tầng lớp xuất thân, mỗi nhân vật có một cách nói khác nhau góp phần vẽ lên diện mạo, tâm lí, tính cách riêng của mình. Nhờ những nét phát hoạ này mà ngời đọc có thể nhận thấy trong thế giới nhân vật phong phú, đa dạng của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật nữ trở thành một hình tợng đẹp, giàu chất nhân văn. ở họ toát lên một vẻ đẹp của ng- ời phụ nữ Việt Nam, cái mà Hoàng Ngọc Hiến gọi là “thiên tính nữ”[16]. Khảo sát tập truyện Nh những ngọn gió, chúng tôi nhận thấy qua lời thoại, thiên tính nữ biểu hiện ở những nội dung sau:

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w