Hiện nay, bộ máy tổ chức và hoạt động của NCB Đà Nẵng các chức danh, vị trí hầu như được thu xếp, vì vậy giải pháp thăng tiến chỉ có thể áp dụng với một số đối tượng thật sự nổi bật và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của NCB Đà Nẵng.
Để có cơ hội thăng tiến cho các cá nhân xuất sắc, NCB Đà Nẵng phải thường xuyên có cơ chế giám sát, theo dõi làm việc của các vị trí quản lý, nếu quản lý nào yếu kém, không đủ năng lực để thực hiện tốt vai trò của mình, NCB Đà Nẵng phải có hướng xử lý để bố trí việc này cho những cá nhân có năng lực.
Cá nhân nào nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức tốt, có nhiều sáng kiến, cải tiến, lãnh đạo NCB Đà Nẵng nên xem xét để bổ nhiệm chức danh cho những cá nhân này.
Để thực hiện giải pháp này, lãnh đạo NCB Đà Nẵng nên cần có kế hoạch cán bộ lãnh đạo nguồn cụ thể, quy hoạch rõ rành. Nếu xét thấy một cá nhân nào trong NCB Đà Nẵng có khả năng đảm nhiệm một vị trí, bộ phận văn phòng nên đề xuất với lãnh đạo NCB Đà Nẵng về việc quy hoạch, bổ nhiệm vị trí trong tương lai, đồng thời thông báo đến cá nhân trên về kế hoạch bổ nhiệm để cá nhân đó biết và có hướng phấn đấu, họ sẽ phải có tầm quan sát công việc rộng hơn so với vị trí công việc đang làm và phải nắm rõ hơn công tác ở vị trí mới. Cá nhân này được có một khoảng thời gian để tìm hiểu công việc, cũng chính trong thời gian này, lãnh đạo NCB Đà Nẵng sẽ có thể đánh giá được thực chất hơn năng lực cán bộ. Đến thời hạn cần bổ nhiệm, nếu xét thấy cá nhân trên thực sự có khả năng đứng vào đội ngũ lãnh đạo, NCB Đà Nẵng sẽ chính thức thăng tiến cho họ.
Giải pháp thăng tiến hợp lý cũng là trong những giải pháp quan trọng để cho người lao động thấy rằng những đóng góp, nổ lực của họ đều được
NCB Đà Nẵng ghi nhận và đánh giá cao. Và cũng nhờ chính vậy, người lao động sẽ có thêm động lực để làm việc và có hiệu quả hơn. Giải pháp thăng tiến hợp lý cũng là trong những giải pháp để lãnh đạo NCB Đà Nẵng giao việc mới cho những nhân viên thực sự có năng lực và thúc đẩy nhân viên cao cấp của mình hướng đến những thách thức mới và phát triển công việc trên những phạm vi khác nhau. Đây cũng chính là biện pháp để giữ nhân viên ở lại và trung thành với NCB Đà Nẵng hơn.
4.2.4. Xây dựng văn hóa công ty
NCB Đà Nẵng mang bản sắc riêng. Đây là những biểu hiện đặc trưng về phong cách, hành động và hành vi của tổ chức phản ánh những giá trị và triết lý đã được lựa chọn. Bản sắc văn hóa của NCB Đà Nẵng được thể hiện thông qua hành vi của các thành viên trong NCB Đà Nẵng, là dấu hiệu thể hiện sự thống nhất và mức độ nhận thức về các giá trị và triết lý chủ đạo của tổ chức đó.
Thực tế cho thấy NCB Đà Nẵng có được một văn hoá lành mạnh, các mối quan hệ rất thân thiết và tôn trọng lẫn nhau làm cho người lao động thích làm việc hơn nhiều so với những ngân hàng khác, dù tiền lương ở đó có trả cao hơn.
Xây dựng văn hóa NCB Đà Nẵng là tạo ra quy tắc ứng xử cho các thành viên trong chi nhánh. Xây dựng được một nền văn hóa NCB Đà Nẵng tốt sẽ nâng cao được động lực của người lao động lên mức cao nhất có thể.
Các giải pháp tác giả kiến nghị là:
a. Xây dựng bản sắc văn hóa
Hệ thống giá trị cốt lõi
- Sứ mệnh NCB Đà Nẵng
NCB Đà Nẵng định hướng trở thành một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng,
chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến.
- Triết lý hoạt động
Lấy yếu tố con người làm trọng tâm.
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết. Phát huy tính sáng tạo và gia tăng giá trị.
Chia sẻ thành công.
- Slogan
Điểm tựa tài chính, nâng bước thành công.
- Bản sắc văn hóa
Được tóm tắt trong 5 giá trị văn hóa cốt lõi: Hướng tới khách hàng; Nỗ lực vượt trội; Tinh thần đồng đội; Tuân thủ kỷ luật; Trung thực.
Hướng tới khách hàng: là đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu nhu
cầu của khách hàng, sau đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và tận tình nhằm làm hài lòng khách hàng.
Nỗ lực vượt trội: là luôn luôn tìm những phương thức mới nhằm làm
cho mọi việc trở nên tốt hơn, đơn giản hơn, đặt ra các mục tiêu cải tiến công việc, tự thử thách khả năng của mình trong việc đạt được các mục tiêu này và đạt được kết quả chất lượng cao nhất.
Tinh thần đồng đội: là thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên trong cùng
một nhóm, với cả các nhóm khác nhằm đảm bảo mang lại cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, đảm bảo nhóm người lao động tham gia có năng lực và nguồn lực phù hợp để đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Tuân thủ kỷ luật: là sự chú trọng vào việc triển khai thực hiện công việc
xuyên suốt qua các khâu lập kế hoạch, đặt mục tiêu ưu tiên, quản lý thời gian, loại bỏ các rào cản một cách có hiệu quả, và hoàn thành các nhiệm vụ, hoạt
động trong thời gian dài.
Trung thực: nghĩa là luôn tỏ ra đáng tin cậy và thẳng thắn, hành động với
sự chính trực, có can đảm để thực hiện những việc cần làm, sẵn sàng tố giác hành động dối trá, lừa đảo hoặc trộm cắp.
b. Xây dựng bộ quy tắc đạo đức, trách nhiệm - Phẩm chất đạo đức người NCB Đà Nẵng
Tôn trọng pháp luật và các quy định nội bộ. Trung thành, vì lợi ích của NCB Đà Nẵng.
Hòa đồng cùng tập thể, nhân ái, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Trung thực - Liêm khiết - Tận tâm - Công bằng - Cầu tiến.
- Trách nhiệm đối với khách hàng và đối tác
Bảo đảm lợi ích hợp lý cho khách hàng và đối tác. Bảo mật thông tin của khách hàng và đối tác. Giữ chữ tín trong công việc.
Tác phong làm việc chuyên nghiệp, lịch sự và tận tình. Không tham nhũng, nhận quà của khách hàng và đối tác.
- Trách nhiệm đối với đồng nghiệp
Hết lòng hợp tác, tương trợ đồng nghiệp trong công việc. Chung sức tạo lập môi trường làm việc mang tính nhân văn. Không đùn đẩy công việc.
- Trách nhiệm của người lãnh đạo
Tạo lập môi trường làm việc minh bạch, bình đẳng và có tổ chức. Thường xuyên gương mẫu.
Chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức
- Trách nhiệm đối với cộng đồng
Tham gia công tác xã hội. Tham gia bảo vệ môi trường.
Tôn trọng phong tục tập quán và các giá trị văn hóa xã hội.
- Trách nhiệm bảo vệ tài sản của NCB
Mỗi con người của NCB phải có ý thức và trách nhiệm cao nhất đối với
mọi tài sản của chi nhánh.
c. Xây dựng các chuẩn mực hành vi ứng xử của con người NCB Đà Nẵng
Các chuẩn mực chung về hành vi ứng xử của con người NCB Đà Nẵng cần được xây dựng là:
Tận tâm, hết lòng vì lợi ích của ngân hàng. Tôn trọng đối tác khi tiếp xúc.
Ứng xử lịch sự, chân thành và thân thiện. Tuân thủ quy định của nội bộ và luật pháp. Hợp tác cùng đồng nghiệp.
d. Truyền thông các giá trị văn hóa trong toàn thể nhân viên
Sau khi ban hành các giá trị văn hóa cốt lõi, bộ quy tắc đạo đức trách nhiệm cần được truyền đạt đến toàn thể nhân viên. Các giá trị văn hóa cốt lõi sẽ được phổ biến định kỳ vào những dịp kỷ niệm, tổng kết, tổ chức các chương trình văn nghệ, hội thảo, hoặc tổ chức cuộc thi về văn hóa NCB Đà Nẵng.
Chương trình, kế hoạch truyền thông hiệu quả sẽ giúp mọi người hiểu, tự nguyện thực hiện các giá trị văn hóa cốt lõi.
Muốn làm việc với năng suất cao nhất thì cần phải có động lực. Động lực trước tiên là được cải thiện thu nhập. Hơn thế nữa động lực là nhu cầu được tự khẳng định mình trong lao động, được sáng tạo, lòng yêu nghề, gắn bó tâm huyết với nghề mình đã chọn. Động lực còn là nhu cầu được thăng tiến, được khẳng định địa vị xã hội về năng lực, cống hiến của người lao động.
nhánh, họ sẽ tự nguyện làm việc như là một người chủ thật sự.