Các phương pháp nghiên cứu sử dụng

Một phần của tài liệu Tạo động lực người lao động tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (Trang 36 - 38)

2.2.1.1. Phương pháp chung

Phương pháp nghiên cứu chính của luận văn là sự kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng và trình bày nội dung nghiên cứu trên nền tảng phương pháp thống kê mô tả.

Trên cơ sở các số liệu báo cáo, số liệu thu thập được, tác giả có những đánh giá, nhận xét trước tiên là về mặt lượng để phản ánh tình hình thay đổi của các biến số cần nghiên cứu (Nguồn nhân lực, tài chính, nguồn vốn, ...) và lượng hóa được tầm ảnh hưởng của nhân tố tác động đến các biến số này. Đồng thời, có những yếu tố ảnh hưởng có thể tác động lên nhiều mặt đến vấn đề cần nghiên cứu nhưng lại không cụ thể hóa được thì cần phải được nghiên cứu tính chất, sự ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự thay đổi xu thế, tác động đến vấn đề nghiên cứu như thế nào.

2.2.1.2. Phương pháp cụ thể a. Phương pháp khái niệm hóa

Dù ở bất kỳ nghiên cứu nào, để việc nghiên cứu rõ ràng, rành mạch hơn việc đầu tiên cần làm là các nhà khoa học phải đưa ra các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu trong suốt quá trình. Các cách tiếp cận để hiểu được thuật ngữ đó vẫn còn được nhiều chuyên gia, nhiều tổ chức, nhiều văn bản pháp luật giải thích khác nhau, do đó ta cần đúc kết bằng cách khái niệm hóa. Khái niệm hóa chính là quá trình thu thập nhiều khái niệm khác nhau do nhiều tác giả

b. Phương pháp điều tra hay phương pháp trưng cầu ý kiến

Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật và công cụ khác nhau để tiến hành thu thập các minh chứng cho từng phần của nội dung đề tài đang nghiên cứu. Phương pháp này sẽ nâng cao tính tích hợp và độ tin cậy cho các lập luận

trong nghiên cứu thực hiện. Việc thu thập minh chứng có thể thực hiện theo khu vực, thời gian hay theo từng đối tượng cụ thể. Thu thập bằng chứng có thể thực hiện bằng phương thức điều tra các đối tượng để có thể thu được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào đó. Trong điều tra, tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể các tác giả có thể sử dụng các phương pháp như: phỏng vấn điều tra trực tiếp được hiểu là nhà nghiên cứu sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các đối tượng liên quan nhằm thu thập thông tin cần điều tra ; phỏng vấn điều tra gián tiếp được hiểu là nhà nghiên cứu sử dụng các bảng chỉ tiêu, bảng câu hỏi ... cần quan tâm kiểm tra tới các cá nhân, tổ chức để thu thập các thông tin cần điều tra.

Trong đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức phỏng vấn điều tra gián tiếp, còn phỏng vấn điều tra trực tiếp chỉ áp dụng đối với một số ít đối tượng có kiến thức chuyên môn sâu và tương đối đầy đủ về công tác quan hệ khách hàng.

c. Phương pháp lý luận khách quan

Đây là việc nhà nghiên cứu vận dụng những lập luận, quan điểm cá nhân cùng với sự kết hợp các quan điểm nghiên cứu khác để cùng đưa ra những nhận định chung về một vấn đề cụ thể nào đó. Tác giả sử dụng phương pháp này để tìm hiểu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, thu thập những nội dung mà các tác giả đi trước đã thực hiện cũng như quá trình phát triển của các vấn đề có liên quan cần thu thập để đưa ra quan điểm luận văn.

d. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là cách thức sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có trong nền kinh tế, xã hội hoặc dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát để tiến hành xử lý, sắp xếp theo một quy luật, trật tự mà tác giả muốn trình bày để giải thích cho một vấn đề đang nghiên cứu được rõ hơn bằng chính các kết quả đó. Việc thống kê giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có thể dự đoán

một số nội dung, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với phạm trù đang tìm hiểu. Phương pháp này được đánh giá mang tính khách quan cao vì phản ánh thông qua những con số hay những kết quả rõ ràng.

e. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích là việc phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để đi sâu nhận thức các bộ phận đó. Trong nghiên cứu, tổng hợp đóng vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ phân tích các yếu tố của đối tượng khái quát để tìm ra cái chung nhất, bản chất và quy luật vận động của đối tượng.

f. Phương pháp tư duy

Trong quá trình thực hiện đề tài, để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách xác đáng thì người nghiên cứu một vấn đề nào đó cần phải có sự tư duy, suy nghĩ, sự đào sâu trong nhận thức, sự vận dụng trí tuệ, khả năng, chất xám để áp dụng vào từng hoàn cảnh, từng tình huống cụ thể. Đây chính là nội dung cơ bản của phương pháp tư duy trong nghiên cứu khoa học.

Dựa trên những số liệu và tình hình thực tế thu thập được tác giả sẽ rút ra được những điểm đạt được, những hạn chế để đưa ra những giải pháp hợp lý cho vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tạo động lực người lao động tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (Trang 36 - 38)