Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá bất động sản nhà đất để ở tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

2.

2.3.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài

(1). Stefan Gerlach[31] xây dựng mô hình nhằm đánh giá ảnh hưởng của dòng vốn tín dụng ngân hàng đến quá trình phát triển giá bất động sản ở Hồng Kông. Kết

quả nghiên cứu cho thấy, giá bất động sản và tín dụng bất động sản có mối quan hệ hai chiều. Song sự ảnh hưởng của giá bất động sản lên tín dụng bất động sản mạnh hơn so với chiều ngược lại.

(2). Chen và ctg[27] đã sử dụng số liệu tại Bắc Kinh từ năm 1998 – 2010 với các biến vĩ mô như lãi suất, lạm phát, thu nhập và chi phí xây dựng để phân tích và xác định liệu rằng có bong bóng giá nhà tại thị trường nhà đất Bắc Kinh hay không. Để đánh giá trong ngắn hạn, nhóm tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu quý từ 2004 đến 2010 và để đánh giá trong dài hạn thì dữ liệu quý từ 1998 đến 2010 được sử dụng. Phương pháp ước lượng VECM được sử dụng trong cả 2 trường hợp để xác định các nhân tố tác động đến giá nhà tại thị trường BĐS Bắc Kinh. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dài hạn GDP và chi phí xây dựng có ảnh hưởng cùng chiều với giá của BĐS trong khi lãi suất tác động ngược chiều với giá BĐS. Trong ngắn hạn, GDP và lạm phát lại có tác động cùng chiều lên giá BĐS trong khi lãi suất và chi phí xây dựng lại không có ảnh hưởng tới giá nhà.

(3). Shen, Hui và Liu[39] đã kiểm tra thị trường nhà ở Bắc Kinh và Thượng Hải sử dụng một bài kiểm tra quan hệ nhân quả Granger và phân tích đáp ứng xung tổng quát. Các nguyên tắc cơ bản kinh tế được sử dụng trong mô hình bao gồm thu nhập hộ gia đình, GDP và chỉ số giá cổ phiếu cho cả hai thành phố. Kết quả cho thấy chỉ có thị trường nhà ở Thượng Hải đã trải qua một bong bóng nhà đất trong năm 2003 giá nhà ở Thượng Hải lệch 22% so với giá trị cơ bản của thị trường và độ lệch này có thể là do các bong bóng thị trường bất động sản.

(4). Rahman, Khanam và Xu[38] nghiên cứu giá nhà đất tại Hangzhou, Trung Quốc từ năm 1990-2009. Từ kết quả nghiên cứu, họ kết luận rằng thu nhập, tỷ lệ đô thị hóa, tổng đầu tư vào bất động sản và đầu tư nước ngoài có tác động cùng chiều với giá BĐS, trong đó tỷ lệ đô thị hóa có ảnh hưởng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá bất động sản nhà đất để ở tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)