2.
4.1.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Ma trận dưới đây (bảng 4.5) thể hiện mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Bảng 4.3: Ma trận tương quan các biến trong mô hình
D_PR D_GDP M2 R CPI REL FDI VNI
D_PR 1.00000 D_GDP 0.20027 1.00000 M2 0.44149 0.31243 1.00000 R -0.38321 -0.51196 -0.60288 1.00000 CPI -0.54487 -0.56910 -0.53199 0.50843 1.00000 REL 0.30443 0.34916 0.50533 -0.55672 -0.45742 1.00000 FDI 0.18357 0.30111 0.34211 -0.51038 -0.12991 0.39800 1.00000 VNI 0.27035 0.43171 0.32994 -0.35029 -0.36921 0.44091 0.13600 1.00000
Nguồn: Kết quả trích xuất từ Eviews
Bảng 4.5 trình bày ma trận tương quan giữa các biến độc lập, nhận thấy hệ số tương quan của các cặp biến sau đây là khá cao: DGDP và R, DGDP và CPI, M2 và R, M2 và CPI, M2 và REL, R và CPI, R và REL, R và FDI chứng tỏ các cặp biến trên không độc lập với nhau. Bên cạnh đó, còn một số tương quan dạng yếu thế nên hầu hết các biến độc lập với nhau.
Kết quả kiểm định tương quan của nghiên cứu giải thích được mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô, phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Mối quan hệ của GDP với R và CPI
+ Trong lý thuyết kinh tế học, sự thay đổi về giá cả có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng. Sự tăng giá ở một mức độ nhất định sẽ kích thích tăng trưởng. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và lạm phát như của Barro (Barro, R., “Inflation and growth”, Federal Reserve Bank of St.Louis
Review, vol 78, , 1996) hay của Bruno & Easterly (Bruno, M.,“Inflation crises and long-run growth”, Journal of Monetary Economics, v& W. Easterly ol 41, 1998),…
Mặc dù chỉ là nghiên cứu định tính nhưng một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã phân tích được mối quan hệ giữa GDP và CPI, điển hình như nghiên cứu của
Nguyễn Thị Cành (“Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động
của quá trình hội nhập”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 219, 2009) hoặc nghiên cứu
xem xét biến động của GDP và CPI qua các mô hình chuỗi thời gian như Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (“Cơ sở lý thuyết chuối thời gian phi tuyến và
ứng dụng vào xây dựng mô hình phân tích lạm phát cho Việt Nam”, Dự án Phân tích thống kê và công cụ chính sách, 2009). Như vậy mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát có quan hệ đồng biến với nhau trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của lạm phát trong ngắn hạn cũng như là trong dài hạn. Lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự ảnh hưởng ngược trở lại của tăng trưởng đến lạm phát, điều này có thể khẳng định rằng lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là các tác động trong ngắn hạn.
+ Bàn về công cụ lãi suất với tác dụng của lãi suất trong việc phân phối lại thu nhập: Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang người gửi tiền. Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này bị hạn chế bởi mức tiêu dùng cận biên (phần chi tăng thêm cho tiêu dùng trong mỗi giá trị thu nhập tăng thêm), do vậy người tiết kiệm có xu hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi vay, nhất là khi lãi suất tăng cao vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập của người đi vay giảm. Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm. Mặt khác, đối với các hộ gia đình nắm giữ nhiều cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá tài sản tài chính, do đó, giảm thu nhập, từ đó tạo sức ép giảm tiêu dùng của các hộ gia đình.
Mối quan hệ của M2 và R, CPI, REL
+ Chính sách tiền tệ, cụ thể là chính sách cung tiền M2, tác động trực tiếp tới tăng trưởng tín dụng nói chung, tín dụng bất động sản nói riêng, qua đó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của thị trường nhà đất. Trong bối cảnh lạm phát thấp, kinh tế phát triển ổn định, Nhà nước có thể thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, trong điều kiện lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn, việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết. Lãi suất, với tư cách là công cụ điều chỉnh chính sách, phản ánh phản ứng của nhà quản lý cũng như các ngân hàng thương mại trước những lo ngại về rủi ro của thị trường.
Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa cung tiền, dư nợ tín dụng bất động sản và giá nhà đất
Nguồn: Tổng hợp từ tác giả
Mối quan hệ của R và CPI, REL, FDI
+ Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
+ Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, lãi suất thực tác động đến chi tiêu dùng và đầu tư: Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của cá nhân và công ty. Tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm (nếu lãi suất giảm sẽ có tác động ngược lại): Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên. Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên. Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.
Môi trường Kinh tế Vĩ mô Cung tiền M2 Giá BĐS Lãi suất Cung cầu BĐS Tăng trưởng tín dụng BĐS
+ Như vậy, sự thay đổi lãi suất tác động đến đầu tư cá nhân và doanh nghiệp nói chung, hay nói riêng các yếu tố vĩ mô cần phân tích thì lãi suất thực sự có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dư nợ cho vay bất động sản (REL, vì bất động sản là một trong những thị trường thu hút đầu tư cá nhân cũng như doanh nghiệp), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nói tóm lại, kiểm định đa cộng tuyến trên đây đã đưa ra được kết luận rằng các yếu tố vĩ mô tương quan mạnh với nhau, chứng minh rằng các cặp biến số này không độc lập hay nói cách khác chúng không thể cùng tồn tại trong cùng một mô hình hồi quy.
Mối quan hệ tương quan của các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu này được cụ thể qua sơ đồ 4.2.
Sơ đồ 4.2: Quan hệ tương quan các biến giải thích trong mô hình
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trong lý thuyết kinh tế lượng – các phương pháp nghiên cứu khoa học, có nhiều phương pháp để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, trong giới hạn nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp loại bỏ các biến không độc lập với nhau để loại trừ tính tương tác giữa các biến trong cặp có hệ số tương quan cao như đã phân tích tác động đến mô hình. Từ đó, tác giả đưa ra kết quả hồi quy xử lý hiện tượng đa cộng tuyến với kỹ thuật ước lượng OLS được cụ thể qua bảng 4.6 được trình bày như sau:
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với kỹ thuật ước lượng OLS xử lý hiện tượng đa cộng tuyến
D_PRt = βt + β1D_PRt + β2D_GDPt + β3M2t + β4FDIt + β5RELt + β6CPIt + β7VNIt + β8Rt + U1
D_PR Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Constant -0.012154** -0.002248 0.007028* 0.017194* D_GDP 0.133639 0.425526 M2 0.415802** FDI 0.007795 0.018801 0.027953 REL 0.053750 -0.000153 CPI -0.734100*** VNI 0.020843 0.024484 0.010757 0.024122 R -0.128295* R2 0.213472 0.122786 0.313896 0.16797 R2 hiệu chỉnh 0.104985 0.001791 0.219261 0.114291 *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%
Nguồn: Kết quả trích xuất từ Eviews