Lợi ích của Tổng đài IP-PBX so với Tổng đài truyền thống PBX

Một phần của tài liệu Sử dụng sip trunking để kết nối các hệ thống IP PBX với hệ thống IMS, ứng dụng phục vụ cho hệ thống chăm sóc khách hàng của công ty VASC kết nối với mạng IMS của VTN (Trang 36)

Để hiểu rõ hơn về lợi ích của tổng đài IP-PBX chúng ta tìm hiểu xem tổng đài IP-PBX và tổng đài PBX truyền thống khác nhau nhƣ thế nào. Bảng so sách dƣới đây cho chúng ta cái nhìn tổng quan về điều này.

STT IP-PBX PBX Truyền thống

1

IP PBX là tổng đài điện thoại dựa vào phần mềm, hoạt động trên hạ tầng mạng IP (Internet Protocol), dùng nguyên lý chuyển mạch gói.

PBX là tổng đài điện thoại analog dựa vào phần cứng với phần mềm đơn giản chạy trên chúng, dùng nguyên lý chuyển mạch kênh TDM (vật lý)

2

Ở IP-PBX máy nhánh (extension) mở rộng linh hoạt vì bản chất IP PBX là phần mềm và số lƣợng máy nhánh có thể mở rộng khá cao (lên đến 100, 10000 ngƣời dùng)

Số line máy nhánh nội bộ (extension) bị giới hạn bởi số cổng vật lý thiết kế cố định trên PBX, không thể tăng lên bằng phần mềm

3

Số line trung kế (CO) kết nối bên ngoại đến Bƣu Điện mở rộng linh hoạt, không phụ thuộc vào cấu trúc vật lý của IP BPX, có thể kết nối lên đến hàng chục luồng E1/PRI (một luồng E1 đáp ứng 30 kênh thoại)

Số line trung kế kết nối bên ngoài đến Bƣu Điện bị hạn chế bởi số cổng vật lý cấu tạo cố định trên PBX. Nếu muốn mở rộng bắt buộc phải thay tổng đài mới với cấu hình khung vật lý có số port cao hơn.

4

Ở IP PBX các máy điện thoại IP hoạt động chung với hệ thống cáp mạng máy tính Ethernet sẵn có.

PBX truyền thống đòi hỏi một hệ thống cáp điện thoại riêng biệt.

5

IPBX là phần mềm nên bộ phận IT dễ dàng quản trị. Thay đổi khai báo mới linh hoạt.

PBX truyền thống yêu cầu bộ phận quản trị riêng biệt. Bắt buộc phải có sự điều phối, chuyển đổi vật lý khi có sự thay đổi.

6

Kết nối thoại trên nền IP (VoIP) với các hệ thống VoIP đơn giản không cần đầu tƣ thêm thiết bị.

Để kết nối thoại trên nền IP (VoIP) yêu cầu đầu tƣ thêm thiết bị Gateway tƣơng thích.

7

IPBX có tính năng login/logout, cho phép điện thoại đầu cuối IP Phone/Softphone có thể login vào bất cứ máy nào, thuận tiện khi di chuyển (Tức là một ngƣời tại HCM có thể đăng nhập vào một điện thoại ở HN và sử dụng nó nhƣ điện thoại riêng của mình).

Khi có thay đổi (do chuyển văn phòng mới, có nhân viên mới) PBX truyền thống yêu cầu phải đi mới lại hệ thống cáp điện thoại.

8

IPPBX làm viêc trên môi trƣờng TCP/IP nên các điện thoại đầu cuối có thể là IP Phone hoặc Softphone cài trên máy tính.

Các điện thoại analog không làm việc đƣợc trên môi trƣờng ứng dụng TCP/IP.

9

IPPBX hỗ trợ các tính năng chuẩn nhƣ auto forward call, auto answer call, conference, voice mail, recording call cho phép các điện thoại IP đầu cuối chủ động kích hoạt sử dụng các tính năng này.

PBX truyền thống analog không có các tính năng chuẩn đó.

10

IPBX hỗ trợ mềm dẻo khi tích hợp các ứng dụng khác, chẳng hạn CRM, Voice Messages, SMS, và các ứng dụng CTI trên PC.

PBX truyền thống khi có nhu cầu tích hợp ứng dụng bên ngoài yêu cầu phải đầu tƣ thêm thiết bị tƣơng thích.

11

Không cần đầu tƣ thêm tổng đài điện thoại cho văn phòng chi nhánh, tất cả các văn phòng có thể sử dụng chung một tổng đài IPBX đặt ở trụ sở trung tâm. Các máy nhánh liên lạc với nhau nhƣ đang ở chung một văn phòng.

Mỗi văn phòng chi nhánh yêu cầu phải có tổng đài PBX truyền thống riêng. Các máy nhánh nội bội không thể liên lạc nội bộ giữa các chi nhánh.

12

Đầu tƣ IPPBX có khả năng thu hồi vốn đầu tƣ nhanh theo thời gian vì cƣớc phí gọi liên tỉnh giữa các chi nhánh đƣợc triệt tiêu, cƣớc phí gọi điện di động và quốc tế cắt giảm đáng kể.

Đầu tƣ PBX truyền thống không có khả năng thu hồi vốn vì cuộc gọi giữa các chi nhánh phải thông qua mạng điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ. Cƣớc phí điện thoại vẫn giữ nguyên theo năm tháng.

Bảng 2.1Bảng so sách tng.ền thống không có khả năng thu

Formatted: Font: Do not check spelling or grammar

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font: Do not check spelling or grammar

Từ bảng so sánh này chúng ta dễ dàng thấy đƣợc những lợi ích khi triển khai tổng đài IP PBX nhƣ sau:

- Không cần đi dây hệ thống cáp điện thoại mới, tổng đài IPPBX hoạt động trên hạ tầng mạng máy tính sẵn có

- Cắt giảm hoàn toàn cƣớc phí liên lạc giữa các chi nhánh và cƣớc phí gọi quốc tế

- Sở hữu nhiều tính năng thoại tiên tiến - Dễ dàng quản lý và điều khiển cuộc gọi

- Cho phép tích hợp chức năng điện thoại (dựa vào số chủ gọi CallerID để truy vấn các thông tin khác, click to call,... ) với phần mềm bán hàng CRM, phần mềm marketing,... đem đến dịch vụ khách hàng tốt hơn, năng suất cao hơn. - Cho phép làm việc với tất cả các điện thoại IP chuẩn SIP của nhiều hãng

khác nhau

- Dễ dàng mở rộng và di chuyển, chỉ gắn thiết bị đầu cuối vào mạng máy tính là có thể dùng

- Cải thiệt khả năng mở rộng và phát triển của doanh nghiệp

Nhƣ vậy từ những lợi ích mà tổng đài PBX truyền thống không có này chúng ta đã trả lời đƣợc câu hỏi tại sao ngày nay nhiều doanh nghiệp đang quan tâm đến tổng đài IP-PBX nhƣ vậy.

2.5 Khh vậy từ những lợi ích mà tổng đài PBX truyền thống

Tuy nhiên, khả năng tận dụng lại các tổng đài PBX truyền thống và xem nhƣ là 01 nhóm Extension của tổng đài IP-PBX mới là bình thƣờng và tƣơng tác dễ dàng với hệ thống truyền thông khác qua tổng đài IP-PBX. Do đó, giúp doanh nghiệp tận dụng đƣợc hiệu năng chi phí bỏ ra đầu tƣ ban đầu và sử dụng hết công suất trƣớc khi hoàn toàn chuyển sang hoàn thiện hệ thống IP-Centrex để bắt kịp với

Formatted: Font: 14 pt, Bold

công nghệ thời đại và tận dụng các dịch vụ tiện ích mà hệ thống tổng đài PBX thông thƣờng không thể có đƣợc nhằm nâng cao hiệu suất và khả năng khai thác triệt để các dịch vụ/ứng dụng sẳn có cho kinh doanh của doanh nghiệp.

2.6Kết luận chƣơng

Trong chƣơng 2 luận văn đã tập chung mô tả về nguyên lý chung của các tổng đài IP-PBX, phân loại tổng đài IP-PBX cũng nhƣ các tính năng của loại tổng đài này. Luận văn cũng đã nêu bật đƣợc lợi ích của tổng đài IP-PBX so với các thế hệ tổng đài PBX truyền thống (sử dụng TDM), từ đó giúp cho các doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng tổng đài PBX có thể dễ dàng đƣa ra các quyết định lựa chọn tổng đài IP-PBX.

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font: 14 pt, Bold

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

CHƢƠNG 3 – TRIỂN KHAI KẾT NỐI VÀ ĐỊNH TUYẾN CUỘC GỌI VỚI SIP TRUNKING

3.1 KKIỂN KHAI KẾT NỐI VÀ ĐỊNH TUYẾN CUỘC GỌI VỚI

Với các hệ thống tổng đài PBX truyền thống việc kết nối ra mạng ngoài để thực hiện các cuộc gọi vào/ra sẽ sử dụng 2 giao tiếp chính CO/FXO và E1 (các giao tiếp T1, bri, ISDN hiện nay hầu nhƣ không còn đƣợc sử dụng nữa)

Hình 3.1 Sơ đ giao tiếp chính CO/FXO và E1 (các giao ti [11]

Dƣới đây là bảng so sánh giữa giữa trung kế tƣơng tự (CO) và trung kế số E1:

TRUNG KẾ TƢỢNG TỰ (CO) TRUNG KẾ SỐ (E1)

· 1 đôi cáp, khai báo đƣợc 1 kênh thoại, kết nối với tổng đài PABX

· Sử dụng công nghệ “tƣơng tự” Analog, chất lƣợng thoại bình thƣờng

· Tổng đài PABX thông thƣờng

· Thiết lập đƣờng truyền từ PABX qua nhiều tổng đài trung gian

· Phù hợp với hộ gia đình, các công ty vừa và nhỏ.

· 1 đôi cáp, khai báo 30 kênh thoại kết nối với tổng đài PABX

· Công nghệ “số” Digital, do đó đảm bảo chất lƣợng thoại cao

· Loại tổng đài PABX có card E1 (ISDN) · Thiết lập đƣờng truyền trực tiếp từ PABX đến tổng đài chuyển mạch trung tâm

· Phù hợp với các công ty lớn, tập đoàn có hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Bảng 3.1Bảng so sánh trung kế CO và trung kế E1

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font: 14 pt, Bold

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font: Do not check spelling or grammar

Formatted: Vietnamese

3.1.1 Trung kế tƣơng tự (CO)

Để cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN), các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thiết lập một hệ thống tổng đài chuyển mạch và hệ thống đƣờng truyền dẫn (nhƣ mô hình).

Thông thƣờng, hệ thống tổng đài đƣợc phân thành 3 cấp: Tổng đài chuyển mạch trung tâm; Tổng đài chuyển mạch trạm vệ tinh; Bộ tập trung thuê bao. Các tổng đài này đƣợc nối với nhau bằng hệ thống đƣờng truyền kỹ thuật số, chuẩn E1 với tốc độ 2Mbps.Tuy nhiên, đƣờng cáp thuê bao kết nối từ bộ tập trung thuê bao đến nhà khách hàng là tín hiệu tƣơng tự (Analog) và phải truyền qua nhiều cấp tổng đài của hệ thống.

Đƣờng thuê bao này đƣợc kết nối trực tiếp vào máy điện thoại để sử dụng ngay (dùng cho điện thoại gia đình) hoặc có thể thiết lập kết nối trực tiếp với tổng đài nội bộ (PABX) của khách hàng, với vai trò là trung kế tƣơng tự - Analog (thích hợp hợp với các công ty vừa và nhỏ).

Đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chọn sử dụng các dịch vụ PSTN hiện tại là 1 lựa chọn tối ƣu vì đòi hỏi về chất lƣợng vừa phải và tiết kiệm chi phí đầu tƣ.

Thông thƣờng, các doanh nghiệp sẽ chỉ cần trang bị 1 tổng đài PABX có trung kế tƣơng tự kèm theo đăng ký từ 5 - 10 line điện thoại cố định và khai báo các số nội bộ 101, 102, 103… thì có thể sử dụng tốt cho khoảng 20 đến 30 nhân viên trong một công ty.

Nhƣng đối với các doanh nghiệp lớn có số lƣợng khách hàng rất nhiều; hoặc số lƣợng nhân viên lên đến vài trăm, nhu cầu điện thoại rất cao, thì trung kế tƣợng tự này bộc lộ nhiều hạn chế. Sử dụng giao tiếp CO (Center office) để thực hiện cuộc gọi sẽ bị giới hạn, tại một thời điểm chỉ thực hiện đƣợc 1 cuộc gọi vào hoặc ra trên một giao tiếp CO.

Vì tín hiệu trung kế tƣơng tự qua nhiều tổng đài trung gian, nên phần nào đó bị suy hao và sử dụng nhiều đôi dây cáp, nên việc xát định sự cố và khắc phục sẽ mất nhiều thời gian. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của các doanh nghiệp lớn.

3.1.2 Trung kế số (E1)

Công nghệ trung kế kỹ thuật số với hệ thống đơn giản hơn, nhƣng hiệu quả hơn. Nhà cung cấp dịch vụ thiết lập trực tiếp một đƣờng truyền E1 với tốc độ 2Mbps từ tổng đài chuyển mạch trung tâm đến tổng đài nội bộ (PABX) của khách hàng.

Trung kế số E1, tín hiệu này sẽ thiết lập đƣợc 30 kênh thoại và kênh làm báo hiệu PRA (mỗi kênh tốc độ 64Kbps, luồng E1 tốc độ 2.048Kbps = 32 x 64Kbps).

Để sử dụng dịch vụ trung kế số này, khách hàng trang bị tổng đài PABX có card E1 báo hiệu PRA hoặc R2. Loại trung kế số này rất phù hợp cho các tập đoàn, công ty lớn sử dụng tổng đài nội bộ cỡ lớn, chuyên nghiệp.

Với công nghệ mới này, khách hàng có thể yên tâm về chất lƣợng của dịch vụ, và việc quản lý - duy trì hệ thống từ nhà cung cấp đến khách hàng luôn đảm bảo.

Do trung kế số E1 thiết lập kênh truyền dẫn trực tiếp từ tổng đài chuyển mạch trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ đến tổng đài PABX của khách hàng, không qua các tổng đài trung gian, cho nên chất lƣợng tốt hơn hẳn so với điện thoại thông thƣờng. Thời gian kết nối nhanh, chất lƣợng thoại tốt và bảo mật thông tin cao là các ƣu điểm nổi bật của dịch vụ trung kế số E1 so với trung kế tƣơng tự

Chuẩn kết nối E1 là chuẩn ghép kênh số của Châu Âu theo kỹ thuật ghép kênh số theo thời gian TDM (Time Division Multiplexing), dùng rộng rãi trong các mạng thoại hiện đại.

Với 30/32 khe thời gian (TS-Time Slot) mang thông tin, nó có thể thực hiện dồn kênh 30 kênh thoại 64K, hoặc các kênh dữ liệu tƣơng đƣơng (có thể hiểu tƣơng tự với chuẩn T1, luồng số T1 (với 24 TS) theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ-Nhật Bản).

Dịch vụ trung kế E1 này đặc biệt phù hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại điện tử, tiếp thị bằng điện thoại, cung cấp sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin, ngân hàng, dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, vận tải và đại lý vận chuyển, khách sạn, trƣờng học… thƣờng phải sử dụng điện thoại là giao dịch trực tuyến với đông đảo khách hàng, trung kế E1 là 1 giải pháp kỹ thuật tối ƣu vì không bao giờ xảy ra sự nghẽn mạch cục bộ của nhà cung cấp dịch vụ, hay nghẽn mạch tại port của tổng đài nội bộ.

Tuy nhiên nhƣợc điểm của việc sử dụng trung kế số E1 có các nhƣợc điểm sau: - Giá thuê đắt với chi phí hàng tháng khoảng 5 triệu đồng

- Tốn nhiều chi phí cho việc trang bị card E1

- Xu hƣớng công nghệ hiện nay đang chuyển sang IP, do vậy việc sử dụng công nghệ TDM này sẽ sớm bị lạc hậu. Hiện nay các cung cấp dịch vụ cũng hạn chế hoặc không cho thuê các trung kế E1 nữa và thay vào đó là trung kế IP.

3.2 Triển khai kết nối với SIP Trunking

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền tải trên nền IP, các thế hệ tổng đài IP-PBX ra đời cho phép thực hiện việc kết nối ra mạng PSTN sử dụng giao thức báo hiệu SIP trên nền hạ tầng truyền tải IP còn đƣợc gọi là SIP- Trunk hay sip trunking.

3.2.1 Khái niệm về SIP trunking

Không giống nhƣ trong điện thoại truyền thống khi mà các bó cáp vật lý đƣợc kéo từ các nhà cung cấp dịch vụ tới các doanh nghiệp, sip trunking cho phép một công ty thay thế các kết nối PSTN truyền thống bằng kết nối tới PSTN thông qua giao thức SIP đƣợc cung cấp trên mạng IP.

Hình 3.2 Giải pháp cung cấp sip trunking điển hình

Trong hình 3.2, PBX nằm trong mạng nội bộ. Hệ thống PBX phải có một giao diện SIP trunking. Nó có thể là một tổng đài IP-PBX giao tiếp với tất cả các thiết bị đầu cuối trên nền IP, hoặc nó cũng chỉ có thể là một TDM PBX truyền thống. Yêu cầu duy nhất là có sẵn một giao diện cho kết nối SIP trunking.

Qua mạng truyền tải, nhà cung cấp dịch vụ thoại IP (ITSP) cung cấp kết nối với mạng PSTN để giao tiếp với điện thoại di động và cố định.

PBX trên mạng LAN kết nối với ITSP thông qua các SBC (session border controller). Các SBC bao gồm chức năng một firewall và một SIP gateway.

3.2.2 Các lợi ích của SIP Trunking

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng VoIP, tuy nhiên, chủ yếu chỉ sử dụng nó để giao tiếp trong nội bộ mạng LAN doanh nghiệp. Với việc sử dụng nhƣ vậy, VoIP chỉ đƣợc sử dụng nhƣ một sự thay thế một-một cho điện thoại hữu tuyến truyền thống. Đối với tất cả các cuộc gọi ra bên ngoài mạng LAN một gateway tới PSTN đƣợc sử dụng. Các doanh nghiệp nhận ra lợi nhuận đầu tƣ (ROI-Return On Investment) chỉ bằng cách giảm chi phí quản trị và chi phí liên quan đến các cuộc gọi trong các công ty.

Với SIP trunking, tiềm năng về lợi nhuận đầu tƣ là lớn hơn nhiều vì SIP trunking dựa trên ý tƣởng của VoIP và vƣợt xa hơn ứng dụng mạng LAN. Tính hiệu quả của truyền thông IP chỉ đƣợc nhận ra khi thực hiện các cuộc gọi ra bên ngoài của mạng LAN của công ty.

Sip trunking đem lại các lợi ích chính nhƣ sau:

 Loại bỏ các giao diện BRI (Basic Rate Interface) và PRIs (Primary Rate Interface) tốn kém.

 Không cần phải đầu tƣ các cổng PSTN và mua bổ sung các card luồng (line card) khi cần mở rộng.

 Các thiết bị biên kết nối (edge device) trong sip trunking cần đầu tƣ thấp hơn

Một phần của tài liệu Sử dụng sip trunking để kết nối các hệ thống IP PBX với hệ thống IMS, ứng dụng phục vụ cho hệ thống chăm sóc khách hàng của công ty VASC kết nối với mạng IMS của VTN (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)