3.6.1 Những thuận lợi
- Thủy sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, vì vậy nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi ngành phát triển như hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
- Điều kiện thiên nhiên thuận lợi và ưu thế nguồn nhân công lớn là những cơ sở cho thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam.
- Việt Nam có nguồn cung thủy sản dồi dào và ổn định. Trong khi đó, nhu cầu mạt hàng thủy sản cả ở Việt Nam và trên thế giới được dự đoán vẫn sẽ cao trong những năm tới. Giá thủy sản vì vậy dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
- Tôm đông lạnh và cá dông lạnh là hai sản phẩm có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Các nhà máy của Minh Phú được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO tạo môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn lao động. Bên cạnh đó, công ty đầu tư những máy móc thiết bị tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và điện năng, góp phần giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính như carbon dioxide, methan.
28
- Là một công ty chuyên sản xuất, chế biến tôm, Minh Phú không chỉ chú trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn đặt yếu tố thân thiện với môi trường lên hàng đầu.
- Tất cả các nhà máy, vùng nuôi tôm của Minh Phú đều thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về đánh giá tác động môi trường ngay từ những ngày đầu xây dựng. Không chỉ đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định, các nhà máy Minh Phú còn có hệ thống thu gom triệt để các chất thải từ quá trình chế biến (như đầu vỏ tôm) để làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất chitin chitosan.
- Nhà máy chế biến thủy sản của Minh Phú đang sử dụng đèn chiếu sáng trong nhà máy bằng đèn LED thay cho đèn Neon trước đây. Với việc đầu tư công nghệ LED đã tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ khoảng 65% so với việc sử dụng đèn Neon cùng công suất chiếu sáng, ngoài ra còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ là tiền đề để Minh Phú xây dựng theo cơ chế phát triển sạch (CDM), thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
- Với vùng nuôi tôm của mình, Minh Phú nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, thực hiện nuôi tôm bền vững, thân thiện môi trường. Tại vùng nuôi tôm, khoảng 40% diện tích được dùng làm hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi tôm. Việc áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến giúp cho việc thay nước, xử lý nước được giảm thiểu. Nước thải từ ao nuôi tôm được xử lý và tận dụng tuần hoàn trở lại. môi trường ao nuôi thực sự là môi trường xanh sạch, bền vững.
3.6.2 Những khó khăn
-Ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian qua đã chịu sự tác động rất lớn của khủng hoảng kinh tế với việc giảm sút nghiêm trọng của các đơn đặt hàng cũng như giá nhập tại các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật. - Một số thị trường đưa ra quá nhiều rào cản kỹ thuật để chặn hàng thủy sản Việt Nam. Xu hướng tiêu dùng thay đổi do chi tiêu bị thu hẹp: các sản phẩm tôm cỡ nhỏ có giá thành thấp được ưa chuộng, trong khi tôm của Việt Nam là tôm sú cỡ lớn giá thành sản xuất lại cao khó cạnh tranh với tôm chân trắng xuất phát từ Thái Lan, Trung Quốc. Thị phần tôm chân trắng toàn cầu hiện nay lên đến 80%, tôm sú chỉ còn 20%.
- Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến không ổn định. Nguồn lợi thủy sản, diện tích mặt nước bị khai thác cạn kiệt; hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển; hệ thống cầu cảng, khu neo
29
đậu tránh trú bão, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu hoạt động trên các vùng biển, hoạt động quản lý Nhà nước về ngành còn nhiều bất cập.
-Hội chứng tôm chết sớm triền miên và trên diện rộng trong cả nước trong đó có vùng nuôi của Minh Phú đã làm cho các nhà máy chế biến tôm khan hiếm tôm nguyên liệu. Vì vậy đã làm cho giá thành sản xuất tăng, trong khi đó các công ty nuôi tôm thương phẩm vẫn còn bị ảnh hưởng của dịch bệnh tôm chết sớm kéo dài nên đã không đóng góp được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.6.3 Phương hướng hoạt động
- Công ty tiếp tục tập trung vào ngành nghề sản xuất chính của mình đó là sản xuất tôm giống sạch bệnh, không tiếp tục mở rộng diện tích nuôi mà chỉ tổ chức nuôi hết diện tích nuôi tôm hiện có với qui trình công nghệ nuôi xen với cá rô phi cũng như nuôi theo công nghệ Biofloc để hạn chế bệnh EMS cũng như các bệnh tôm khác.
- Triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Minh Phú để đủ cung cấp tôm chất lượng cao cho Minh Phú chế biến xuất khẩu.
- Minh Phú tiếp tục phấn đấu vẫn là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam.
- Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới và đặc biệt xây dựng thương hiệu Minh Phú thành thương hiệu mạnh.
- Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lương và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.
- Đầu tư trung tâm nghiên cứu gia hóa và tuyển chọn tôm sú, thẻ chân trắng (Vanamei) bố mẹ sạch bệnh, có khả năng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao làm giảm giá thành nuôi tôm, tăng khă năng cạnh tranh trên thị trường trong cũng như ngoài nước, tiến tới chủ động được hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao.
- Đẩy mạnh sản xuất chế phẩm sinh học để phục vụ cho các công ty thành viên nuôi trồng thủy sản và bán cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng như: Tôm Ring, tôm Nobashi, tôm Sushi, tôm tẩm bột, tôm Tempura, tôm tẩm gia vị làm tăng khả năng cạnh tranh khi xuất vào thị trường Mỹ, Nhật bản, EU, Hàn quốc.
- Hợp tác với công ty Aquamekong nhằm nghiên cứu chuẩn đoán tìm mầm bệnh, và các bệnh hiện có trên tôm nhằm hạn chế bệnh dịch EMS và các bệnh khác trên tôm để nâng cao hiệu quả các công ty nuôi và tôm giống post.
30
- Phát triển chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng tôm đầu vào đáp ứng nhu cầu chất lượng của các khách hàng Nhật và thị trường khó tính khác.
- Liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng cảng Container Hậu Giang.
- Mở thêm các công ty phân phối để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng hiệu quả của việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phân phối tôm trên toàn cầu.
- Chiến lược tăng trưởng bao gồm:
+ Mở rộng thị trường sang Nga và Trung Quốc, đặc biệt Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới.
+ Tăng công suất chế biến thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của nhà máy Minh Phú – Hậu Giang.
+ Tăng thị phần ở các thị trường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu hơn và đa dạng hóa sản phẩm.
31
CHƯƠNG 4
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
MINH PHÚ – HẬU GIANG
4.1 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ – HẬU GIANG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ – HẬU GIANG
Thông qua việc tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát của công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú – Hậu Giang bằng cách quan sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp, thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được đánh giá sơ bộ như sau:
4.1.1 Môi trường kiểm soát
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, ngoài những ảnh hưởng của nhân tố chủ quan còn có ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan. Trong doanh nghiệp cũng vậy, để hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu còn phụ thuộc vào nhà quản lý và các nhân tố khác. Đó là những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, vận hành và hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Một doanh nghiệp hoạt động kiểm soát tốt, trước hết là nhà lãnh đạo có quan điểm đúng đắn về vấn đề kiểm soát.
4.1.1.2 Đảm bảo về năng lực
- Chính sách tuyển dụng: Minh Phú sử dụng linh hoạt với nhiều cách thức để tuyển dụng với những tiêu chí tuyển dụng công khai, minh bạch… đảm bảo số lượng và chất lượng nhân sự đầu vào có chất lượng cao. Công tác tuyển dụng được thực hiện theo chiến lược phát triển của Tập đoàn hàng năm và trong từng giai đoạn dựa trên nguyên tắc "Lựa chọn lẫn nhau".
- Chính sách đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực là duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh khóc liệt đòi hỏi cán bộ quản lý các cấp trong công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Có trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, có bản lĩnh thương trường và hiểu sâu biết rộng, sẵn sàng đối phó với mọi biến động của thị trường.
- Đào tạo nội bộ: mọi nhân viên các phòng ban và các phân xưởng sản xuất đều được đào tạo nội bộ về chuyên môn, tay nghề, an toàn vệ sinh lao động, nội quy lao động.
32
+ Đào tạo ở nước ngoài: đào tạo nguồn cán bộ trẻ có năng lực và cách quản lý hiện đại, phù hợp xu hướng chung cho từng lĩnh vực hoạt động, xứng tầm với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Đào tạo trong nước: đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn sâu (thạc sỹ, tiến sỹ); đào tạo cán bộ quản lý về các kỹ năng khác; đào tạo nhân viên chuyên sâu.
- Trình độ nguồn nhân lực của công ty như sau:
Hình 4.1 Trình độ nguồn nhân lực công ty
+ Từ số liệu trên cho thấy số lượng lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 89.03% kế đến là lao động trình độ trung cấp chiếm 5.22%, trình độ đại học chiếm 3.60%, trình độ cao đẳng chiếm 2.09% và trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ 0.06%. vì công ty cổ phần thủy sản Minh Phú là đơn vị sản xuất chế biến thủy sản nên cần nhiều công nhân tham gia sản xuất, chế biến, vận chuyển nên nguồn lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là ban giám đốc và lãnh đạo các phòng ban có trình độ học vấn tương đối cao.
- Cơ cấu nhân sự qua các năm như sau: Bảng 4.1 Cơ cấu nhân sự công ty qua các năm Năm Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân lành nghề Tổng cộng Lương tháng TB/ tháng ( triệu VNĐ) Mức tăng 2011 7 435 252 630 10.744 12.068 3.59 28% 2012 5 425 100 477 8.919 9.926 3.26 -17,75%
33
2013 6 401 100 463 8.636 9.604 3.56 -3,2%
Qua số liệu trên, ta thấy tình hình nguồn nhân lực có sự thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể, đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh gay gắt cùng với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đã xảy ra tình trạng nhảy việc của đa số người lao động trẻ hiện nay khiến các tổ chức lo lắng và tìm cách giữ chân người lao động. Chính vì thế, công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú luôn linh hoạt trong các chính sách hay các phương pháp ra quyết định của mình và phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động thu hút, tuyển dụng, đào tạo, duy trì và phát triển.
+ Đầu tiên là lương bổng, hiện tại lương thử việc ở Minh Phú 2 tháng đầu tiên là 2,5 triệu đồng/ tháng; từ tháng thứ ba trở đi ăn lương sản phẩm trên 3 triệu/tháng, người làm giỏi có thể đạt tới 4,5- 5,5 triệu.
+ Chính sách thứ hai là nhà ở cho công nhân. Cụ thể, hai vợ chông công nhân sẽ được cấp một căn hộ 30-50 m2 ; quản đốc, tổ trưởng được cấp căn hộ 50-100m2; từ phó giám đốc trở lên thì nhà có diệ tích 100-200 m2; phó tổng giám đốc là biệt thự.
+ Chính sách thứ ba là đào tạo nguồn nhân lực kế thừa. Con em của cán bộ công nhân viên học giỏi, có cam kết lâu dài tại Minh Phú sẽ được chi trả toàn phần hoặc bán phần, kể cả học trong nước lẫn nước ngoài.
4.1.1.3 Triết lý quản lý và phong cách điều hành nhà quản lý
- Doanh nghiệp vừa mới thực hiện xong cổ phần hóa nên sẽ có những khó khăn nhất định do chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Phương châm hoạt động của công ty là tôn trọng tính dân chủ, tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp, phản hồi từ mọi nhân viên cho quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển của công ty như: tôn trọng, khuyến khích những ý kiến đóng góp, ý tưởng sáng tạo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quản lý, vận hành công ty; đánh giá tính thực thi trước khi khẳng định và triển khai thực hiện nhằm tạo môi trường tập thể đoàn kết, tất cả vì sự tồn tại và phát triển công ty.
- Ban Giám đốc là bộ phận cao cấp quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị, là tấm gương trong việc thực hiện công việc, nêu cao tinh thần tập thể và có tính trách nhiệm cao. Giám đốc luôn vì tập thể, tôn trọng ý kiến cá nhân vì sự phát triển chung của công ty. Luôn đương đầu đón nhận những rủi ro, thay đổi và phản ứng với các thách thức của thị trường, sự cạnh tranh hay sự thay đổi trong các điều kiện kinh doanh nói chung và luôn chịu mọi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
34
- Hàng tháng, công ty luôn có những cuộc họp giữa các phòng ban nhằm thống nhất giải quyết các vấn đề của công ty và tìm sự đồng thuận giữa các bộ phận trước khi triển khai thực hiện các quy định, đồng thời tìm nguyên nhân xảy ra vướng mắc trong quan hệ các phòng chức năng. Đây là biểu hiện nâng cao tính dân chủ, quan điểm chỉ đạo trong sự nghiệp ổn định và phát triển của công ty.
4.1.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức công ty được thể hiện qua sơ đồ tổ chức công ty gồm có một Tổng Giám Đốc và 6 Phó Tổng Giám Đốc đảm nhiệm chức vụ khác nhau cùng quản lý, điều hành 6 phòng ban gồm phòng tài chính – kế toán, phòng quản lý chất lượng, phòng tổ chức – hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch – thị trường và ban điều hành sản xuất.
Cơ cấu tổ chức chia rõ quyền hạn và trách nhiệm, chức danh của từng phòng ban. Ngoài ra còn có các quy định cụ thể bằng văn bản về công việc của từng cá nhân tham gia công việc sản xuất kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế, thực hiện tương đối chặt chẽ giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hơn.