Đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị tại các trƣờng Đại học ngoà

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 69 - 71)

học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM

Tổng hợp quan sát, tìm hiểu thực tế của tác giả (dữ liệu thứ cấp) và kết quả khảo sát bên trên (dữ liệu sơ cấp) có thể rút ra một số kết luận sau về thực trạng công tác KTQT tại một số trƣờng ĐH NCL trên địa bàn Tp.HCM nhƣ sau:

Về bộ máy kế toán: Theo nghiên cứu của tác giả bộ máy kế toán của các

trƣờng đƣợc xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của KTTC cho việc tổng hợp mà chƣa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng nhƣ phân tích hoạt động kinh doanh.

Về công tác phân loại chi phí đào tạo: Hiện nay, chi phí đào tạo và chi phí

quản lý trong đơn vị mới chỉ đƣợc phân loại phục vụ cho KTTC, phân loại chi phí phục vụ cho KTQT trong nhà trƣờng nhƣ: phân loại chi phí theo ứng xử chi phí, phân loại chi phí sử dụng trong lập kế hoạch và ra quyết định gần nhƣ chƣa đƣợc quan tâm.

Về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí đào tạo: Một số trƣờng có

xây dựng định mức, dự toán chi phí đào tạo, tuy nhiên, dự toán chi phí chƣa đƣợc phân biệt thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do đó, nhà quản trị chƣa kiểm soát đƣợc chi phí đào tạo. Dự toán tồn tại dƣới dạng dự toán tĩnh chƣa phải dự toán linh hoạt nên khó có thông tin chính xác cho nhà quản trị khi đƣa ra quyết định.

Về hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo quản trị: hầu nhƣ các trƣờng

chƣa sử dụng các chứng từ cần thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiêp vụ cũng nhƣ yêu cầu quản lý; Thiếu các chứng từ kế toán nội sinh để phản ánh các nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu quản trị nhà trƣờng, các báo cáo quản trị gần nhƣ không tồn tại. Đặc biệt, đối với các trƣờng ĐH NCL đƣợc thành lập gần đây, việc ghi chép các số liệu phát sinh gần nhƣ mang tính ghi chép, không có logic trong chuẩn mực kế toán. Các trƣờng này mới chỉ dừng lại báo cáo bắt buộc theo quy định của pháp luật còn báo cáo quản trị phục vụ cho yêu cầu quản trị thì hầu nhƣ chƣa có cơ sở để thực hiện.

Các trƣờng đều có sử dụng hệ thống phần mềm kế toán nhƣng chủ yếu là phục vụ cho công tác KTTC.

Nhƣ vậy những tồn tại theo đánh giá gồm:

-KTQT trong trƣờng học vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức từ góc độ nhà quản trị.

- Chƣa phân loại biến phí, định phí và lập phƣơng trình chi phí hỗn hợp. - Chƣa xây dựng mức học phí linh hoạt theo từng sĩ số, ngành đào tạo một cách linh hoạt.

- Chƣa lập dự toán linh hoạt theo ba mức độ và dự toán chƣa đƣợc lập từ căn cứ doanh thu học phí, chi phí phân theo biến phí và định phí.

-Chƣa xây dựng các trung tâm trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 69 - 71)