Những kiến nghị và giải pháp hỗ trợ để thực hiện công tác kế toán quản trị tạ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 100 - 107)

quản trị tại các trƣờng đại học ngoài công lập.

Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc:

-Do hệ thống văn bản hƣớng dẫn về công tác KTQT còn mỏng, công tác truyền thông chƣa đƣợc ráo riết. Do đó việc xác định rõ phạm vi KTQT là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tổ chức công tác KTQT và hoàn thiện nội dung KTQT. Nhà nƣớc cần tham gia vào việc xây dựng hệ thống KTQT với tƣ cách là ngƣời hƣớng dẫn, không can thiệp sâu vào công tác KTQT, nhƣng cũng không nên thả nổi vấn đề này,

Kiến nghị đối với các trƣờng Đại học ngoài công lập:

- Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho các nhà quản trị đơn vị. Các nhà quản trị đơn vị phải biết đƣa ra những yêu cầu về thông tin cần đƣợc bộ phận kế toán quản trị cung cấp, và quan trọng hơn là phải có kiến thức phân tích và sử dụng thông tin của kế toán quản trị.

- Cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong đơn vị để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin cho kế toán quản trị. Tuy nhiên, để thông tin kế toán quản trị đƣợc bảo mật, đơn vị cần bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận này.

- Có chính sách đào tạo lại, cũng nhƣ bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán của nhà trƣờng thích ứng với yêu cầu của hệ thống bộ máy kế toán mới.

Giải pháp đối với ngƣời thực hiện công tác kế toán quản trị tại đơn vị:

- Phải có trình độ nhất định về kế toán và phải có kiến thức chuyên sâu về kế toán quản trị để thực nhiện công việc cung cấp các thông tin thích hợp và đáng tin cậy trong sự phù hợp với các luật lệ có liên quan, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật đã qui định.

- Không đƣợc tiết lộ những thông tin bí mật của đơn vị hoặc không đƣợc sử dụng những thông tin này cho lợi ích cá nhân.

- Nhân viên kế toán quản trị cần phải trung thực tuyệt đối trong công việc của mình, đây là điều hết sức quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến các thông tin báo cáo quản trị.

- Nhân viên kế toán quản trị phải truyền đạt thông tin một cách trung thực và khách quan. Những thông tin này mới phản ánh đúng bản chất của sự việc, làm cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn.

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức hệ thống KTQT.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán quản trị sẽ giúp cho việc cung cấp thông tin đƣợc nhanh chóng và thuận lợi, các khâu của quy trình kế toán đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau, việc luân chuyển chứng từ kế toán giữa công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị đƣợc thuận tiện. Kênh thông tin giữa các bộ phận trong nhà trƣờng là một quy trình khép kín. Tuy nhiên, vì KTQT còn mới, do đó trên thị trƣờng mặc dù đã có nhiều công ty viết phần mềm kế toán nhƣng chủ yếu vẫn là phục vụ công tác KTTC. Do đó, khi đặt hàng với các công ty

viết phần mềm kế toán Nhà quản lý và các nhân viên kế toán quản trị phải mô tả đầy đủ yêu cầu hệ thống thông tin kế toán quản trị của nhà trƣờng cho đơn vị thiết kế phần mềm, để họ thiết kế và cung cấp phần mềm hiệu quả hơn. Việc cung cấp thông tin nội bộ, nhà quản trị phải đƣa ra hai yêu cầu chính yếu là: thiềt kế chƣơng trình phải đảm bảo chức năng phân quyền và tính bảo mật của thông tin ở mỗi cấp phân quyền.

Kết luận chƣơng 5

Chƣơng 5 xây dựng nội dung công tác KTQT trong các trƣờng ĐH NCL trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc hƣớng dẫn các trƣờng đại học một lĩnh vực mang tích chất dịch vụ công thực hiện việc cung cấp thông tin Kế toán thực hiện chức năng quản lý. Trong chƣơng này tác giả đã đƣa ra các quan điểm căn bản để xây dựng hệ thống kế toán quản trị bao gồm: Quan điểm hiện đại, quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và quan điểm phù hợp với quy mô hoạt động của mỗi trƣờng. Đồng thời trong chƣơng 5 tác giả cũng đã đƣa ra các nội dung KTQT đƣợc xây dựng, Đặc biệt là nội dung xây dựng kế toán tính giá thành đào tạo theo phƣơng pháp của kế toán quản trị tại các trƣờng, một loại chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí. Các loại dự toán ngân sách cần lập để kiểm soát và có kế hoạch thực hiện. Đồng thời chƣơng 5 cũng nêu cách thức tổ chức công tác KTQT trong các trƣờng ĐH NCL một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

Luận văn cũng đã đƣa ra các giải pháp để thực hiện công tác kế toán tại các trƣờng đại học ngoài công lập.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, với sự tham gia của nhiều đối tƣợng vào lĩnh lực giáo dục, lĩnh vực mà trƣớc đây chỉ duy nhất là mặt hàng dịch vụ công do Nhà nƣớc cung cấp cho xã hội, thì nay với một cơ chế thoáng hơn, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, loại hình dịch vụ công này đã và đang đƣợc chuyển dần từ khu vực công sang khu vực tƣ.

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, trƣớc sức ép từ nhiều phía, yêu cầu của Nhà nƣớc, nhu cầu của xã hội và đối thủ cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Muốn đứng vững thì các trƣờng Đại học ngoài công lập phải nâng cao năng lực quản trị thông qua việc sử dụng các công cụ kế toán là vấn đề cấp thiết và khách quan. Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán thực hiện chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định để điều hành đơn vị. Vì vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, việc xây dựng nội dung kế toán quản trị phù hợp với mô hình hoạt động của các trƣờng ĐH NCL là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, luận văn “ Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trƣờng Đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu và rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Giáo dục xuất phát từ dịch vụ công do Nhà nƣớc cung cấp cho xã hội mang tính chất hàng hóa công.

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị, đƣa ra mô hình lý thuyết ứng dụng phù hợp với trƣờng đại học ngoài công lập. Luận văn đã đi từ lịch sử hình thành của kế toán quản trị trong lĩnh vực dịch vụ công đến đặc điểm quản trị tài chính công để thấy đƣợc tính đặc thù của mô hình nghiên cứu đến việc hệ thống hóa những nội dung lý thuyết và phân tích chi phí; Phƣơng pháp lập dự toán cho đến công cụ phân tích mô hình C-P-V mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và lợi nhuận của kế toán quản trị.

giả đã thấy đƣợc một bản phác họa về tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán hiện nay của các trƣờng. Từ đó tác giả đã ứng dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu thông kế SPSS for Window 16.0 đã cho thấy đƣợc những con số biết nói về thực trạng công tác kế toán quản trị của các trƣờng ĐH NCL hiện nay. Đó cũng chính là cơ sở để tác giả hình thành những nội dung công tác kế toán quản trị cần đƣợc xây dựng phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu.

- Nội dung công tác kế toán quản trị đƣợc xây dựng bao gồm: + Hệ thống kế toán chi phí phục vụ yêu cầu quản trị chi phí + Hệ thống dự toán phục vụ yêu cầu hoạch định

+ Hệ thống trung tâm trách nhiệm phục vụ yêu cầu kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện.

+ Hệ thống tính giá thành đào tạo phục vụ cho các quyết định trong ngắn hạn. + Đặc biệt là mô hình phân tích C – V – P phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và lợi nhuận để nhà quản trị thấy đƣợc điểm hòa vốn, thặng dƣ lợi nhuận để từ đó nhà quản trị sẽ có những chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng một cách phù hợp nhất.

+ Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đƣa ra mô hình kế toán ứng dụng kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính để thu nhận chứng từ ban đầu gắn liền với chứng từ của kế toán tài chính.

+ Xử lý thông tin từ các chứng từ, các tài khoản kế toán quản trị đƣợc chi tiết từ các tài khoản của tài khoản kế toán tài chính.

+ Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị. + Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức KTQT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế của đề tài: Nhu cầu về hệ thống kế toán quản trị trong lĩnh vực đào tạo là thật sự cần thiết, không chỉ với hệ thống các trƣờng ngoài công lập mà ngay cả các trƣờng công lập cũng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống kế toán quản trị, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị quản lý và phát triển nhà trƣờng. Đặc biệt, sau Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nhƣng do năng lực và thời gian hạn hẹp, đề tài mới chỉ nghiên cứu đƣợc hệ thống kế toán quản trị tại các trƣờng đại học ngoài công lập trong phạm vi Tp. Hồ Chí Minh và cũng chỉ nghiên cứu đƣợc một số công cụ cơ bản của KTQT.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo: Nếu có điều kiện về thời gian, kinh phí và sự

giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các bộ phận chuyên môn trong các cơ sở đào tạo, tác giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các trƣờng trên lãnh thổ Việt Nam và nghiên cứu sâu hơn về các công cụ của KTQT theo quan điểm hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Thông tƣ số 53 /2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 về việc Hƣớng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2011), thông tƣ số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo : Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

3. Quốc Hội (2012), Luật Giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.

4. Bộ Tài chính (2007)Thông tƣ số 140/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập.

5. Chính Phủ (2008) Nghị định Số: 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2008 Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng.

6. PGS.TS. Phạm Văn Dƣợc (2005), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Thống kê 7. PGS.TS. Phạm Văn Dƣợc – Đặng Kim Cƣơng (2007), Kế toán quản trị, Nhà

xuất bản Thống kê

8. PGS.TS. Phạm Văn Dƣợc - TS Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính.

9. Huỳnh Lợi (2010), Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. 10.Phạm Xuân Thành (2000), Vận dụng kế toán quản trị vào kế toán các doanh

nghiệp Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh

11.Trần Thanh Thúy Ngọc (2010), Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trƣờng Cao Đẳng Kinh tế Tp. HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh

12.Phạm Quang Huy, 2012. Lý thuyết quản trị tài chính khu vực công và sự vận dụng vào kế toán ngân sách Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 6, trang 16-21.

13.TS. Bùi Công Khánh, 2013. Mô hình kế toán quản trị tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. [online] Web Trung tâm tƣ vấn đào tạo kinh tế toán cầu 20 tháng 9 năm 2013 từ http://gec.edu.vn/Bai-viet-hay/mo-hinh-ke-toan-quan- tri-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam-phan-2.html.

14.TS. Vũ Thị Phƣơng Anh (2012), Giáo dục đại học và vai trò của nó trong xã hội. [online] Blog Giáo dục Việt Nam, 27 tháng 5 năm 2012 từ http://ncgdvn.blogspot.com/2012/05/trung-tam-boi-duong-va-ho-tro-

chat.html

15.Phạm Quang Huy, 2013. Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 10, trang 52-56. 16.Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan, Smark Young.

Management Accounting. International Edition.

17.Ray H. Garrison, Eric W. Noreen. Managerial Accounting. The McGraw- Hill Companies, Inc.,1997.

18.H.Thomas Johnson, Robert S.Kaplan, 1987. Relevance lost the rise and fall of management Accounting, Harvard Business School Press

19.IFAC, 1998, Management Accounting Concepts, p.84, 99

20.Akira Nishimura, 2003. Management accounting feed forward and Asian perspectives, Palgrave Macmillan, First Puplished.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 100 - 107)