- Thực tiễn công tác KTQT còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và lĩnh vực đào tạo nói riêng. Lĩnh vực đào tạo với bản chất là lĩnh vực dịch vụ công, do đó còn mang nặng tính chất bao cấp. Thực hiện xã hội hóa giáo dục các trƣờng ĐH NCL đƣợc mở ra và nó vẫn còn mang nặng tính hàng hóa dịch vụ công hơn là giáo dục là hàng hóa nhƣ những loại hàng hóa khác. Đồng thời đây là loại hình đặc biệt không có sự trả giá nhƣ các mặt hàng khác, nhà trƣờng đƣa ra mức học phí bao nhiêu ngƣời học cũng phải chấp nhận. Do đó, việc áp dụng công cụ hữu hiện của KTQT cho ngƣời ra quyết định chƣa đƣợc quan tâm.
- Các quy định pháp luật về chế độ tài chính đối với chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục còn gặp nhiều vƣớng mắc, hạn chế. Văn bản pháp lý chƣa có sự đồng bộ, thiếu văn bản hƣớng dẫn.
- Đội ngũ cán bộ kế toán của các đơn vị còn kiêm nhiệm nhiều, chƣa đƣợc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về KTQT. Bên cạnh đó các nhu cầu về thông tin kế toán mà nhà quản trị yêu cầu đối với bộ phận kế toán chủ yếu là các thông tin của KTTC. Do đó, đội ngũ làm công tác KTTC chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của kế toán hiện đại.
- Bộ máy quản lý các trƣờng còn rất cồng kềnh và hoạt động không hiệu quả, nhiều trƣờng chƣa xác định đƣợc số lƣợng biên chế của từng phòng ban, dẫn đến sự phân bổ số lƣợng biên chế không đều giữa các phòng ban. Ngoài ra, hoạt động của các bộ phận chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của Ban Giám Hiệu, một số thủ tục hành chính còn nặng nề, phức tạp gây khó khăn cho ngƣời học và công tác quản lý.
-Mặt khác, KTQT chủ yếu đƣợc sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, còn trong các tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhƣ trƣờng học thì chƣa có một hƣớng dẫn nào cụ thể về việc áp dụng. Do đó việc xây dựng công tác KTQT tại các đơn vị này còn khá mới mẻ.
Kết luận chƣơng 4
Chƣơng 4 đã giới thiệu chung về đặc điểm hoạt động của các trƣờng Đại học ngoài công lập, đặc trƣng sản phẩm đào tạo, đặc điểm quản lý tài chính và các văn bản pháp luật liên quan đến quá trình quản lý và phát triển của các trƣờng Đại học ngoài công lập.
Luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu thông qua việc khảo sát về tình hình thực hiện công tác KTQT tại các trƣờng ĐH NCL trên địa bàn Tp.HCM. các kết quả khảo sát đã cho thấy công tác kế toán quản trị của các trƣờng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, việc thực hiện công tác kế toán tại các trƣờng còn mang nặng tính bao cấp. Thông qua các số liệu khảo sát tác giả cũng đã phân tích thực trạng việc thực hiện công tác KTQT tại các trƣờng một cách cụ thể trên từng mục tiêu nghiên cứu để nhìn nhận một cách toàn diện về thực trạng tổ chức công tác kế toán của các trƣờng với mục tiêu nắm bắt đƣợc các nội dung cần tìm hiểu: Do nghiên cứu chi tiết từng mục tiêu cần tìm hiểu tác giả đã đƣa ra một số nhận xét chung về thực trạng hệ thống KTQT đƣợc ứng dụng tại các trƣờng, nêu một số tồn tại và nguyên nhân các trƣờng ĐH NCL chƣa xây dựng hệ thống KTQT để từ đó xây dựng mô hình KTQT phù hợp với các trƣờng ĐH NCL ở chƣơng 5..
CHƢƠNG 5:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP