Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 43)

- Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1: Tác giả đã thực hiện trên nền tảng lý thuyết về KTQT trong việc tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của KTQT để khái quát những vấn đề lý luận về KTQT nói chung, đặc biệt là KTQT dành cho các ngành dịch vụ, đặc điểm quản trị tài chính trong lĩnh vực dịch vụ công. Vì các trƣờng Đại học ngoài công lập là đơn vị hoạt động không bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc nhƣng chế độ quản lý giống nhƣ đơn vị dịch vụ công nên có những đặc điểm riêng biệt so với các tổ chức sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của đề tài nhấn mạnh đến xây dựng hệ thống KTQT tại các trƣờng đại học ngoài công lập để ra các quyết định kịp thời, hiệu quả trong đào tạo có tích lũy phát triển trƣờng ĐH NCL.

- Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2: Tác giả chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính và cả nghiên cứu định lƣợng. Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính, tác giả tìm hiểu và đánh giá các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp và thông tin phi tài chính về thực trạng công tác tổ chức hệ thống KTQT hiện nay, các văn bản quy định về hệ thống KTQT nói chung nhƣ Thông tƣ 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, các văn bản quy định mang tính đặc thù cho lĩnh vực giáo dục (chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục) nói riêng. Ý kiến của cấp lãnh đạo và nhân viên kế toán. Các số liệu sơ cấp thu về từ bảng khảo sát câu hỏi, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng hệ thống KTQT và nguyên nhân các trƣờng chƣa xây dựng hệ thống KTQT vào quá trình quản lý kinh tế.

- Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 3: Tác giả sử kết hợp giữa phƣơng pháp phân tích cơ sở lý luận, các công cụ của KTQT với phƣơng pháp tổng hợp kết quả dữ liệu sơ cấp thu thập từ phiếu khảo sát bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để thấy đƣợc đặc điểm hoạt động của các trƣờng, từ đó đƣa ra các quan điểm xây dựng hệ thống kế toán quản trị phù hợp nhất, lựa chọn nội dung và mô hình xây dựng KTQT ở các trƣờng ĐH NCL có khả thi với trình độ quản lý của các trƣờng hiện nay.

- Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 4: Tác giả đã thông qua các bảng khảo sát thực trạng tổ chức KTQT ở các trƣờng ĐH NCL. Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia về nhu cầu xây dựng tổ chức KTQT ở các trƣờng ĐH NCL. Tổng hợp thống kê kết quả khảo sát, dùng phƣơng pháp so sánh và suy diễn, tổng hợp giữa lý luận và thực trạng nhằm chọn mô hình kế toán quản trị ứng dụng với các trƣờng ĐH NCL là mô hình kết hợp hay mô hình tách rời. Cũng thông qua kết quả bảng câu hỏi, tác giả lựa chọn các nội dung KTQT cần thiết trƣớc mắt và lâu dài để xây dựng tại trƣờng, đồng thời tác giả cũng đƣa ra nhóm giải pháp để nhà quản trị có thể tổ chức đƣợc ngay công tác KTQT tại các trƣờng của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)