3.2.1.1 Năng lực ngành logistics Việt Nam so với thế giới
Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, ta bắt đầu quen với các bảng xếp hạng vị thế của từng quốc gia theo nhiều tiêu chí khác nhau trong đó có bảng xếp hàng chỉ số năng lực logistics (LPI- Logistics performance index). Những báo cáo này, tuy chưa hẳn hoàn toàn chính xác, nhưng vẫn cho ta một bức tranh tương đối về vị thế logistics của Việt Nam so với các nước trên thế giới theo từng tiêu chí riêng, qua đó giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ cơ hội và thách thức ở quy mô toàn cầu, nhằm nghiên cứu giải pháp phù hợp để ngày càng nâng cao vị thế quốc gia trên tầm thế giới.
Vào năm 2007, cột mốc đánh dấu ngày Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và cũng lần đầu tiên Ngân hàng thế giới - WB (The World Bank) công bố báo cáo về chỉ số LPI (Logistics performance index – chỉ số năng lực logistics) của các quốc gia trên thế giới với tên gọi “Kết nối để cạnh tranh: ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu” (Connecting to compete: trade logistics in the global economy) được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động logistics tại hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới theo chu kỳ 2 năm/lần. Theo nghiên cứu này, chỉ số LPI của một quốc gia được đo trên 6 tiêu chí chính hình thành nên môi trường dịch vụ logistics:
Customs: Độ hiệu quả của quy trình thông quan Infrastructure: Chất lượng cơ sở hạ tầng
Shipments International: Khả năng chuyển hàng đi với giá cả cạnh tranh Competence logistics: Chất lượng dịch vụ logistics
Tracking and tracing: Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gửi Timeliness: Thời gian thông quan và dịch vụ
Điểm số cho chỉ số LPI là từ 1.00 đến 5.00. Dịch vụ logistics tại Việt Nam được hình thành và phát triển chậm hơn so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà vị trí của Việt Nam trên thương trường logistics thế giới
không cao. Cụ thể qua 2 kỳ báo cáo, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí 53/155 quốc gia về năng lực logistics qua 3 lần đánh giá liên tiếpvà có số điểm đánh giá là 2.89 năm 2007, 2.96 năm 2009 và 3.00 năm 2012. Điểm nổi bật là Việt Nam là một trong số 10 quốc gia cùng với Trung Quốc, Bangladesh, Congo, Ấn Độ, Philippine, Madagascar, Nam Phi, Thái lan, Uganda có chỉ số logistics ấn tượng nhất trong năm 2009 và vẫn là nước đứng đầu về LPI trong nhóm các nước thu nhập thấp trong cả hai kỳ báo cáo, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình như Indonesia, Tunisia, Honduras… (Xem bảng 3.2)
Bảng 3.2 Bảng xếp hạng Việt Nam và một số quốc gia qua chỉ số LPI
Quốc gia 2007 2009 2011 2013 Singapo 1 2 1 5 Malaysia 27 29 29 25 Thái Lan 31 35 38 35 Philipin 65 44 52 57 Việt Nam 53 53 53 48 Campuchia 81 129 101 83 Lào 117 118 109 131 Myarma 147 133 129 145 Inđônêxia 43 75 59 53
Nguồn: Trích và tổng hợp từ bảng xếp hạng 155 quốc gia trên thế giới theo chỉ số LPI của WorldBank công bố vào 2008, 2010, 2012, 2014
Qua hệ thống đánh giá năng lực thực hiện logistics (LPI) của quốc gia do World Bank thấy được ngành dịch vụ logistics Việt nam đang bước vào thời kỳ phát triển với thứ bậc 53 trên 155 quốc gia nghiên cứu và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN (năm 2012) ở mức trung bình-khá trong khu vực. Và đang phát triển khá tốt với vị trí mới đứng thứ 48/155 quốc gia được xếp hạng. Tuy nhiên nó vẫn còn là một khoảng cách quá xa đối với các quốc gia có ngành logistics phát triển như Singapore hay Malaysia và Thái Lan.
3.2.1.2 Thực trạng ngành logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam là có quy mô không lớn nhưng đầy tiềm năng và hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam luôn ở mức cao. Nhưng chi phí logistics so với GDP của Việt Nam còn chiếm một tỷ trọng rất cao. (Xem hình 3.3)
Nguồn: Báo cáo hội nghị về nâng cao năng lực cạnh tranh từ liên kết doanh nghiệp xuất khẩu và logistics 11/2013
Hình 3.3 Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một số nước
Từ hình 3.3 cho thấy trong khi chi phí Logistics so với GDP của Mỹ chỉ là 8,4%, của Singapore là 9%, Nhật là 5%, Trung Quốc là 17,8%, thì Việt Nam chiếm đến 25% GDP.
“Trong đó chủ yếu là giá trị hàng tồn kho, một tỷ lệ quá cao! Ước tính GDP hàng năm của Việt Nam khoảng từ 100-120 tỉ USD, vậy chi phí logistics khoảng từ 25-30 tỉ USD/năm. So với các nước lớn thì con số này tương đối nhỏ, nhưng với chúng ta, con số này thật sự có ý nghĩa, chỉ cần tiết kiệm được 1% chi phí logistics, đất nước ta sẽ có một khoản tiền không nhỏ, hàng trăm triệu USD. Với các nhà hoạt động logistics, các 3PL, thì một nước có chi phí logistics qúa lớn như vậy sẽ là một thì trường hấp dẫn, thỏa sức cho họ vùng vẫy”. Trích từ “Phát triển Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn” GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân và
Quốc gia
Phạm Mỹ Lệ trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh-tạp chí PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP số 8 ngày 01/02/2013.
Nguồn: Tổng hợp kim ngạch xuất khẩu qua các năm và dự báo cho năm tới theo www.customs.gov.vn
Hình 3.4 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm
Theo báo cáo của tổng cục hải quan Việt Nam tình hình xuất nhập khẩu qua các năm của nước ta có xu hướng tăng cụ thể năm 2012 tăng 17,6% so với năm 2011. Năm 2013 cũng tăng tương tự 17,6% so với 2012. Dự báo năm 2014 tăng mạnh 22,3% so với năm 2013. Và dự báo tiếp tục tăng 5,9% vào 2015.Từ đó cũng thấy được tiếm năng cho ngành logistics ở nước ta.
Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay có khoảng 1000 công Logistics chính thức đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, 10% còn lại là các đơn vị giao nhận chưa có giấy phép và 2% còn lại là do các công ty nước ngoài đầu tư vớn. Tính đến đầu năm 2012 Hiệp hội Giao nhận Kho vận việt Nam (VIFFAS) có 193 thành viên (chính thức 161 và liên kết là 32 thành viên) điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp logistics của nước ta có thời gian hoạt động bình quân từ 5-7 năm, với quy mô vốn đăng kí dưới 5 tỉ đồng. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp có vốn chỉ khoảng 500 triệu đồng, thuộc vào loại rất nhỏ. Với các doanh nghiệp nhỏ này chỉ tỉ USD
có thể đáp ứng được một khâu đơn giản của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có văn phòng đại diện ỡ nước ngoài. Thông tin từ nước ngoài và các công việc phải giải quyết đều do đại lí thực hiện. Từ đó thấy được các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp tư nhân hoạt động nhỏ lẻ, tách rời, thậm chí còn ra sức cạnh tranh lẫn nhau, đối đầu nhau để tranh giành khách hàng. Dẫn đến sức cùng lực kiệt, cuối cùng các doanh nghiệp nước ngoài không đánh mà thắng ngay trên sân nhà của chúng ta.
Để tránh kết cục này các doanh nghiệp cần phải lien kết lại với nhau đồng thời củng cố năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cho chính bản thân mình