Tình hình xuất khẩu cá tra giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm
2014
Trong những năm gần đây, giá trị sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu có xu hướng giảm, rõ ràng nhất là giai đoạn từ năm 2011-2013.
Bảng 5.1. Xuất khẩu cá tra cả nƣớc giai đoạn 2011- tháng 6 năm 2014
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Tổng xuất khẩu
(triệuUSD) Chênh lệch +/- % 2011 1.805 - - 2012 1.744 -61120 -3,4 2013 1.761 16348 0,94 6 tháng đầu năm 2013 849,538 - - 6 tháng đầu năm 2014 (dự đoán) 800 -49,538 -5.8 Nguồn: www.Vasep.com.vn Năm 2011
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cá tra năm 2011đạt giá trị 1,805 tỷ USD, khối lượng xuất khẩu cá tra năm 2011 ước đạt trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010, mặt hàng chủ yếu xuất khẩu là hàng philê đông lạnh chiếm 99% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Năm 2011, đã có trên 230 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra. Những thị trường duy trì được lượng nhập khẩu ổn định hoặc tăng mạnh một phần là nhờ các DN tham gia XK chủ yếu là DN lớn, có khả năng bảo đảm nguồn cung.
Giá trung bình cá tra XK trong các tháng năm 2011 liên tục tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân được cho là nguồn nguyên liệu chế biến thiếu, chi phí gia tăng, nhu cầu cao là những yếu tố thúc đẩy giá trung bình xuất khẩu tăng.
Năm 2012
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang 142 thị trường, tăng so với 136
53
quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2011. Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu chỉ dừng ở con số 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và chưa đạt mức dự kiến đề ra trước đó. Hai thị trường nhập khẩu trọng điểm và truyền thống cá tra Việt Nam là Châu Âu (EU) và Mỹ không đạt được như mong muốn. Giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trường này giảm xuống còn 45% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nước (năm 2011 là 47,5% ). Riêng thị trường EU, năm qua chỉ đạt trên 425 triệu USD, giảm 19% về giá trị so với năm 2011. Nguyên nhân có thể kể đến trước hết là do
Nền kinh tế Châu Âu suy thoái trong những năm vừa qua, người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu;
Truyền thông bôi nhọ tác động vào người tiêu dùng;
Cạnh tranh từ các loài cá thị trắng khác (Alaska pollak, cod,...): đã hồi phục nguồn lợi của một số loài cá thịt trắng khai thác cũng như tăng trưởng liên tiếp của các loài cá thịt trắng nuôi;
Các yêu cầu về chứng nhận bền vững khác nhau từ các nhóm người mua khác nhau;
Chi phí sản xuất trong nước tăng cao, trong khi giá xuất khẩu sang EU không tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và dung lượng thị trường;
Các dấu hiệu về chất lượng sản phẩm không ổn định.
Năm 2013
Năm 2013, mặt hàng cá của Việt Nam đã có mặt trên 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gần 5% so với 142 quốc gia cùng kỳ năm 2012. Cá tra hiện vẫn duy trì xuất khẩu đứng thứ hai sau tôm, chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu cá tra của hai thị trường chính chiếm 44,8% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam là Mỹ và EU vẫn chưa phục hồi. Trong đó, nhập khẩu cá tra của EU giảm 10,7% và Mỹ tăng 5,1%. Xuất khẩu cá tra sang các nước Trung Đông giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2012. ASEAN là thị trường có giá trị nhập khẩu thấp nhất so với các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Đông, EU nhưng lại có mức tăng trưởng nhất, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2012. Theo phân tích của ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, một số thị trường lớn nằm ở khu vực EU sẽ khó tăng sản lượng nhập khẩu mặt hàng cá tra đông lạnh của Việt Nam trong thời gian tới. Một số nguyên nhân làm cho tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam giảm là do một số quốc gia trong khối EU như: Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ… đã thông tin sai lệch, thiếu khách quan đối với cá tra Việt Nam làm
54
cho người tiêu dùng hiểu không đúng và có những phản ứng tiêu cực đối với sản phẩm cá tra. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững ở thị trường này cần có những chiến lược quảng bá nhiều hơn nữa cho sản phẩm cá tra cho khách hàng ở các khu vực này hiểu rõ hơn về nguồn gốc và qui trình chế biến theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất bền vững với môi trường. Hiện tại trên thị trường EU, giá các loại cá thịt trắng như: cá minh thái Alaska, cá tuyết lục, cá bơn nuôi tại khu vực này đang giảm mạnh, làm cho thị trường EU thừa nguồn cung và không tăng trưởng. Yếu tố này cũng làm giảm thị phần tiêu thụ cá tra hiện nay tại EU.
Ngoài ra, ở thị trường Mỹ ngày càng đặt ra nhiều chính sách thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam như thuế chống bán phá giá. Vừa qua, ngày 5/9/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố quyết định sơ bộ cuộc rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (POR9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường này.
6 tháng đầu năm 2014
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu cá tra sang các thị trường trên thế giới đạt giá trị gần 800 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 8 thị trường NK cá tra hàng đầu của Việt Nam gồm có EU, Mỹ, ASEAN, Brazil, Mexico, Trung Quốc và Hong Kong, Colombia, Arap Xeut thì chỉ có EU và Mỹ là giảm NK cá tra, các thị trường còn lại đều tăng trưởng dương. EU và Mỹ là 2 thị trường NK chủ lực cá tra Việt Nam chiếm 39,3% tổng giá trị XK cá tra đang có xu hướng sụt giảm trong những tháng qua và dự kiến có khả năng sẽ hồi phục vào cuối năm.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn, hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đang sụt giảm mạnh xuống mức 22.000- 23.000 đồng/kg do ảnh hưởng thị trường xuất khẩu khó khăn. Đây là mức giá mà người nuôi cá từ hòa đến lỗ vốn. Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, cá tra nước ta không chỉ bị Hoa Kỳ tăng thuế, mà nhiều nước khác còn dựng lên các rào cản thương mại để gây khó; song song đó tính cạnh tranh của sản phẩm thay thế như cá tuyết, cá rô phi… ngày càng gay gắt sẽ làm giảm thị phần tiêu thụ đối với cá tra.
Từ những trở ngại trên, nhiều khả năng năm 2014 xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm 5% so năm 2013.
Giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng cá tra xuất khẩucó xu hướng giảm. Hai thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra là EU và Mỹ đang có xu hướng giảm nhập khẩu sản lượng cá tra và đặt ra nhiều quy
55
định gay gắt hơn cho con cá tra Việt Nam. Nhưng cá tra vẫn là một trong những sản phẩm chủ lực của mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng và mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nói chung. Để tiếp tục khai thác lợi thế từ con cá tra cũng như mở rộng thị trường và năng cao sức tiêu dùng đối với sản phẩm cá tra, rõ ràng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cần có những hướng đi đúngđắn dựa trên đường lối nhất quán của nhà nước. Muốn vậy, việc cần làm trước tiên và lâu dài đối với các doanh nghiệp cá tra Việt là cần xác định năng lực cạnh tranh của mình và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.
Chủ trƣơng và chính sách của nhà nƣớc
Để ngành cá tra nước nhà tăng trưởng bền vững và nhất là tạo tiền đề cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tận dụng tối đa cơ hội từ việc Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và nhất là các nước ASEAN để đưa con cá tra Việt Nam có thể bơi rộng hơn và cũng là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chính phủ đã có những chính sách và biện pháp rất thiết thực. Theo đó:
Sản xuất & chế biến cá Tra của Việt Nam: cam kết cao; đáp ứng tốt yêu cầu về ATTP & trách nhiệm môi trường, xã hội. Ngày càng nhiều ao nuôi cá áp dụng và có chứng nhận bền vững theo các yêu cầu của các khách hàng: BAP, GlobalGAP, ASC, VietGAP ...
VietGAP đang bắt đầu được áp dụng rộng rãi cho cá tra ở Việt Nam, với các quy định đầy đủ về phát triển bền vững tương đương với các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC.... VietGAP sẽ là quy định bắt buộc trong nuôi cá Tra Việt Nam bắt đầu từ 1/1/2016.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra với những quy định về chất lượng cá tra xuất khẩu, qui hoạch… là cơ sở để thực hiện nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cá tra philê.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở và điều kiện để phát triển toàn diện và bền vững ngành cá tra theo hướng tiếp cận minh bạch về sản phẩm và thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội.
5.1.3. Định hƣớng xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Trước yêu cầu thực tiễn, Hiệp hội cá tra Việt Nam đã chính thức thành lập vào ngày 2/3/2013 với 141 thành viên. Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập dựa trên sự tự nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành cá tra.
56
Chiến lược sẽ dựa trên nguyên tắc tăng trường kinh tế nhanh, ổn định và bền vững, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an ninh xã hội và an toàn sinh thái. Kết hợp chặt chẽ phát triển thủy sản với quốc phòng.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dự kiến năm 2014, xuất khẩu cá tra chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2013. Vốn được coi là mặt hàng chiến lược của ngành thủy sản nhưng xuất khẩu cá tra đang phải đối mặt những diễn biến bất thường về giá và nguồn nguyên liệu. Tính đến hết tháng 6 năm nay, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi gần ba nghìn ha cá tra (giảm 19% so cùng kỳ), theo đó sản lượng thu hoạch giảm gần 20%. Sau khi tăng 5% trong quý I, xuất khẩu cá tra trong quý II sụt giảm gần 10%, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu sáu tháng chỉ đạt 824 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu đã khiến giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh. Nếu như từ đầu năm 2014 đến hết tháng 5, giá cá tra có xu hướng tăng liên tục và đạt đỉnh điểm với mức 23.500 đồng/kg thì từ đầu tháng 6, giá cá tra nguyên liệu chỉ còn 20 nghìn đồng/kg, dưới mức giá thành khiến người nuôi thua lỗ.
5.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆP THANH THANH
5.2.1. Định hƣớng kinh doanh của công ty
Định hƣớng phát triển của công ty
Định hướng mới các thiệt bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra thêm sản phẩm mới từ phụ phẩm góp phần tăng thêm thu nhập cho công ty.
Tạm gác lại và hạn chế sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, mà thay vàođó là tập trung vào để phát triển và nâng cao chất lượng cũng như sản lượng của hai mặt hàng theo quy cách châu Âu và quy cách Nga. Công ty chú trọng hơn vào khâu sản xuất giốngvà nuôi trồng để tạo ra nguồn cá nguyên liệu với chất lượng thịt cao và ổn định, giúp công ty có được nguồn nguyên liệu tốt phục vụ cho sản xuất.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh và trữ hàng nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất.
Có kế hoạch đào tạo nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên có năng lực. Thực hiện quy chế
57
dân chủ, phát huy tính tập thể để mỗi cán bộ, công nhân viên có ý thức việc làm chủ, đóng góp cho công ty.
Mục tiêu của công ty
Căn cứ vào tình hình thế giới trong và ngoài nước; định hướng sản xuất và xuất khẩu cá tra của Việt Nam; định hướng phát triển của công ty Hiệp Thanh, có thể đề ra mục tiêu kinh doanh của công ty đến năm 2020 như sau:
Sản lượng cá tra xuất khẩu tăng 20% mỗi năm.
Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hai mặt hàng cá tra fillet thịt trắng (theo quy cách Châu Âu), cá tra thịt đỏ (theo quy cách Nga)
Nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hóa các khâu sản xuất, giảm các công đoạn sản xuất thủ công thành tự động hóa. Đầu tư sản xuất dây chuyền ép dầu cá để tăng dụng phụ phẩm, tạo thêm mặt hàng mới và nguồn thu nhập mới cho công ty.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu tại nước nhập khẩu, nhằm giữ chân những khách hàng truyền thống đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của công ty như: Mỹ, EU, Châu Á,...
Mở rộng thị trường sang Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Âu, Bắc Phi, Nam Phi.
Tiến hành nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước nhằm khai thác một thị trường vô cùng tiềm năng mà đa số các công ty thủy sản đã bỏ qua.
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và hoàn thiện bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu hội nhập hiện nay.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.
5.2.2. Ma trận SWOT
Để phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Hiệp Thanh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra việc phân tích ma trận SWOT là vô cùng cần thiết và là cơ sở hoạch định các chiến lược đúng đắn cho công ty.
58
Bảng 5.2: Ma trận SWOT của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh
Cơ hội (O)
O1. Nhà nước có chính sách ưu
đãi và hỗ trợ tích cực của các Hiệp hội trong công tác cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và xúc tiến thương mại.
O2.ĐBSCL có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc nuôi cá tra xuất khẩu.
O3. Thông thương ASEAN và
triển vọng phát triển thị trường tiềm năng xuất khẩu cá tra ngày càng lớn.
O4. Khoa học công nghệ phục
vụ sản xuất và xuất khẩu cá tra nói riêng, cá da trơn nói chung đang phát triển mạnh.
O5. Chính sách mới của chính
phủ về nuôi trồng và chất lượng xuất khẩu cá tra là động lực phát triển ngành lớn.
O6. Nguồn lao động dồi dào.
Thách thức (T) T1. Cạnh tranh gay gắt về giá T2. Các rào cản thương mại,
kỹ thuật ngày càng nhiều với những yêu cầu vô cùng khắc khe.
T3. Đối thủ cạnh tranh mới
trong ngành tạo ra áp lực cạnh tranh cao. T4. Sức ép từ sản phẩm thay thế Điểm mạnh (S) S1. Sản phẩm đa dạng S2. Khả năng tài chính. S3. Quản trị chất lượng S4. Năng lức quản lý nguồn nhân lực S5. Máy móc thiết bị S6. Khả năng chủ động
nguồn nguyên liệu