Yếu tố chính phủ chính trị và pháp luật

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 42 - 43)

Việt Nam là một đất nước có nền chính trị khá ổn định, không chiến tranh, không khủng bố và rất hiền hòa trong quan hệ giao thương với bạn bè các nước trên thế giới. Mặc khác, chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan thường xuyên cập nhật những quy định pháp luật mới nhất và siết chặt kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường, nhằm tạo uy tín và nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Những chính sách khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam cũng góp phần đẩy mạnh công cuộc toàn cầu hóa kinh tế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển và ổn định.

Thủy sản Việt Nam đang dần trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của cả nước, nhà nước luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để hỗ trợ, đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời về vốn của Chính phủ thông qua các kênh ngân hàng. Công ty Hiệp Thanh cũng là một trong những công ty nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.

Các rào cản thương mại, kỹ thuật do các nước nhập khẩu thủy sản dựng lên đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Ngày 7/2/2014, Luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill) của Mỹ được ban hành, theo đó sẽ kiểm soát và quy định đối với toàn bộ chuỗi sản xuất từ nuôi, vận chuyển đến chế biến. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ đánh giá quốc gia xuất khẩu vào Mỹ theo quy định đánh giá tương đương. Trình tự thủ tục thường kéo dài 5- 7 năm và trong thời gian này có thể cấm nhập khẩu. Đến nay, chưa có nước nào thuộc ASEAN được công nhận tương đương để xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo Luật Thanh tra thịt. Trong khi đó, quy định về chương trình kiểm tra, giám sát cá da trơn của Mỹ vẫn trong giai đoạn dự thảo, dự kiến áp dụng chậm nhất vào tháng 4/2015. Theo đó, USDA các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ phải đáp ứng tiêu chuẩn tương đồng với hàng của doanh nghiệp Mỹ, từ quy trình sản xuất đến hoạt động đóng gói, xuất khẩu… Luật sư Ngô Quang Thụy - Công ty

30

NTTrade Law, cho rằng chương trình thanh tra cá da trơn của USDA là nhắm trực tiếp vào cá tra Việt Nam. Nếu chương trình được thực hiện, cá tra Việt Nam sẽ không còn được phép nhập vào Mỹ cho đến khi được quyết định “Equivalency” (tính tương đồng) của USDA. Equivalency có thể mất từ 3- 4 năm, nhưng thực tế có thể kéo dài 7- 10 năm. Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từng quan ngại trong thời gian chờ được công nhận Equivalency, thì không thể xuất khẩu được dù chỉ 1kg cá da trơn vào Mỹ.

Việc mở rộng xuất khẩu với cá tra, ở các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi thuế chống bán phá giá và các tiêu chuẩn chất lượng được áp đặt ngày càng khắt khe. Tác động từ mức thuế chống bán phá giá (POR) của Mỹ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu. Theo thông lệ, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hằng năm thì sau đó khoảng một đến hai tháng (vào tháng 5 và 6), giá cá sẽ giảm xuống. Trong khi đó, thị trường cá tra vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá sản phẩm khiến giá xuất khẩu liên tục giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá. Ngoài ra, khó khăn kéo dài từ các năm trước cũng khiến một số doanh nghiệp đến nay gần như cạn kiệt nguồn vốn, mức nợ xấu cao nên khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để tái sản xuất.

Ðể vượt qua rào cản này, không có cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 42 - 43)