Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 59)

Sản phẩm thay thế của thủy sản là các loại thịt, điển hình như thịt heo, thịt bò, thịt gà,...Nhưng những năm qua tình trạng bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm và sự lo ngại từ việc các sản phẩm từ thịt chứa nhiều hóa chất gây ung thư đã làm người tiêu dùng trong và ngoài nước vô cùng lo ngại dẫn đến

47

xu hướng hạn chế sử dụng các loại thịt này. Do đó, xu hướng hiện nay trên thế giới là sử dụng các sản phẩm từ thủy hải sản, đặc biệt là cá thịt trắng (cá tra, cá basa), tôm và bạch tuộc đang rất được ưa chuộng, để phòng tránh các bệnh trên và vì mục đích bảo đảm sức khỏe. Vì vậy, mối đe dọa từ sản phẩm thay thế không đáng kể đối với mặt hàng thủy sản.

Tóm lại, công ty Hiệp Thanh sở hữu nhiều thế mạnh về nguồn lực bên trong như sản phẩm đa dạng, có khả năng tài chính, máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng sản phẩm và khả năng chủ động nguồn nguyên liệu...nhưng vẫn còn bị hạn chế bởi chưa thực sự có khả năng cạnh tranh về giá cũng như có được một thương hiệu vững chắc trên thị trường và hạn chế về hệ thống phân phối sản phẩm. Đứng trước cơ hội mở rộng thị trường cùng việc tận dụng tối ưu những hỗ trợ từ phía chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, công ty Hiêp Thanh cần nhận rõ năng lực cạnh tranh thực sự của mình và phát triển lợi thế sẵn có cũng như khắc phục những yếu kém còn tồn tại để vững vàng cạnh tranh trên thương trường quốc tế, sớm đưa Hiệp Thanh thành một trong những thương hiệu uy tín, chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản đặc biệt là cá trá đến với thị trường quốc tế

48

CHƢƠNG 5

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU

THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH 5.1 TÌNH HÌNH CHUNG

5.1.1. Tình hình thế giới và trong nƣớc

Tổng quan kinh tế thế giới năm 2013

Kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng thấp, trung bình chỉ ở mức 2,5% trong suốt nửa đầu năm 2013, một mức tăng tương đối giống nửa cuối năm 2012. Trong sự hồi phục kể từ khi Đại suy thoái, các nước công nghiệp phát triển đã tăng trưởng vừa phải trong khi các nền kinh tế mới nổi đã tăng trưởng chậm lại. Châu Âu cuối cùng đã thoát khỏi suy thoái. Nhật Bản cũng tăng trưởng trở lại sau 2 thập kỷ trì trệ. Kinh tế Mỹ cùng lúc phát tín hiệu đang tiến về phía trước.

Kinh tế Mỹ

Tăng trưởng tiếp tục ở mức khiêm tốn ở Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2013. GDP tăng trưởng ở mức 1,25%. Với một sự trì trệ vẫn còn trong nền kinh tế này, lạm phát lõi đạt mức trung bình chỉ 1,8% trong tháng 8. Các chỉ số chỉ ra rằng sự phục hồi cơ bản là sự tăng trưởng các yếu tố nền tảng được hỗ trợ bởi sự tăng trở lại của thị trường nhà đất, giá trị tài sản hộ gia đình cao hơn, mặc dù các điều kiện tài chính thắt chặt hơn kể từ tháng 5 đã có một chút chậm lại trong hoạt động. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm từ đỉnh 10% năm 2009 xuống 7,3% trong tháng 8 năm 2013 nhưng có nhiều sự cải thiện đã quay lại từ sự tham gia lực lượng lao động thấp hơn. Mặc dù môi trường bên ngoài yếu, thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục co lại trong quý 2 năm 2013 nhờ một phần tăng trong sản xuất năng lượng nội địa.

Sự phục hồi được dự kiến tăng nhanh, trung bình ở mức 1,5% trong năm 2013 và sẽ tăng nhanh 2,5% trong năm 2014. Việc giới hạn mức lạm phát 2% của nền kinh tế sẽ là cơ sở để FED đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm 2013 và đầu năm 2014.

EU

Các nhà kinh tế cho rằng 17 quốc gia khu vực đồng euro sẽ chỉ tăng trưởng trên 1% nửa cuối 2013 và năm 2014. Eurozone đã tăng trưởng dương trong quý II, lần đầu tiên sau 6 quý suy thoái. Tuy nhiên, tốc độ này sẽ khó đột phát trong một năm rưỡi tới. Các yếu tố ảnh hưởng khủng hoảng tài chính vẫn

49

tiếp tục tác động để giới hạn tăng trưởng cũng như lạm phát trong khu vực EU do xuất khẩu vẫn yếu do sự suy giảm của nhiều nền kinh tế mới nổi.

Cầu thị trường vẫn yếu do khu vực kinh tế tư nhân và công tiếp tục giải nợ đặc biệt trong trọng tâm một số nền kinh tế. Trong các nền kinh tế lõi mặc dù có các cải thiện gần đây về niềm tin, nhu cầu tư nhân cũng bị ảnh hưởng bởi sự quan ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tiếp tục sự không chắc chắn về triển vọng và chính sách kinh tế khu vực EUROZONE. Với các chính sách hiện tại, các hoạt động kinh tế khu vực EUROZONE được dự báo co lại khoảng 0.5% trong năm 2013 sau khi cũng bị thu hẹp quy mô tương tự năm 2012.

Tăng trưởng được kỳ vọng phục hồi 0,75% trong nửa cuối năm 2013 và 1% trong năm 2014. Lạm phát được kỳ vọng vẫn ở mức 1,5% cho đến hết 2 năm tiếp theo vì khoảng cách sản lượng vẫn còn dai dẳng.

Nhật Bản

Nhật Bản tăng trưởng GDP quý II mạnh hơn dự báo. Theo số liệu của văn phòng chính phủ Nhật Bản vừa công bố hôm 9/9/2013, tăng trưởng GDP quý II của nước này đạt 3,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo 3,5%, và cao hơn con số ước tính ban đầu 2,6% đưa ra hồi tháng 8 do chi tiêu tiêu dùng tăng vượt mong đợi. So với quý I, tăng trưởng GDP quý II của Nhật Bản đạt 0,9%, cao hơn ước tính 0,6%.

Mức tăng trưởng nói trên cho thấy có thêm bằng chứng về sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản và điều này là điều kiện để thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe theo đuổi kế hoạch tăng gấp đôi thuế tiêu thụ từ năm tới. Chính phủ dự kiến sẽ tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% trong tháng 4 năm 2014 để giải quyết vấn đề nợ công khi con số này đã lên tới gần 245% GDP, 7,5 nghìn tỷ yên (76,5 tỷ $), trước khi nghĩ đến tăng thuế tiêu thụ lên đến 10% vào năm 2015.

Triển vọng nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2014 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và doanh thu thuế cao hơn, nếu không tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản sẽ tiếp tục bị đình trệ. Mặc dù kích thích kinh tế có thể mang lại lợi ích ngắn hạn và nền kinh tế Nhật Bản có thể tăng trưởng hơn so với dự báo trong năm 2014. IMF dự báo, nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 2,0% trong năm nay và sau đó sẽ giảm xuống còn 1,2% trong năm 2014 do việc tăng thuế tiêu thụ. Nếu thất bại trong việc đưa ra các cải cách cơ cấu sẽ làm giảm 0,75 điểm phần trăm trong sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản.

50

Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.Cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp chủ quyền trên biển đảo tiếp tục diễn ra gay gắt.Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn. Liên kết kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong khu vực tiếp tục chuyển biến sâu sắc theo hướng tăng cường hợp tác và cạnh tranh thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định thương mại tự do với EU và với các đối tác lớn khác sẽ mở ra cho nước ta những thuận lợi và cơ hội phát triển mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn.

Mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm, giai đoạn 2014-2015. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,8%. Giá tiêu dùng tăng khoảng 7%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 6%. Tăng tổng cầu và hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.Thực hiện đồng bộ các giải pháp và khai thác có hiệu quả các cơ hội, các ưu đãi trong cam kết quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu.Ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Điều hành lãi suất cho vay phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là về thuế, hải quan, đất đai, thành lập, giải thể doanh nghiệp... tạo thuận lợi và giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện có hiệu quả gói hỗ trợ nhà ở xã hội và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo đặc thù ngành, các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đầu tư của nhà nước, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao; chính sách khuyến công, khuyến nông. Hỗ trợ phù hợp việc tiêu thụ đối với các mặt hàng chủ lực và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Tạo thuận lợi đẩy mạnh phát triển du lịch và các ngành dịch vụ.

51

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ ba về sản lượng tôm. Tính đến nay, sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ với thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ðây cũng là lý do mà mặt hàng này luôn đối mặt nhiều rào cản kỹ thuật từ các nước. Ở ba thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản. Ðó là chưa kể các vụ kiện chống bán phá giá, khởi đầu với mặt hàng cá tra, basa và sau đó là mặt hàng tôm, từ phía Bộ Thương mại Mỹ, gây bất lợi và gây thiệt hại hàng triệu USD cho ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Khó khăn trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm đang là trở ngại cho việc cán đích kim ngạch xuất khẩu bảy tỷ USD trong năm 2014. Theo thông tin từ VASEP, xuất khẩu thủy sản đang trải qua giai đoạn khủng hoảng. Chưa khi nào số lượng hội viên Hiệp hội giảm tới 10% như hiện nay do làm ăn thua lỗ, phá sản. Ðể vượt qua "rào cản" này, không có cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tính quan trọng của giải pháp này đã được chứng minh qua việc, từ đầu năm đến nay có nhiều chính sách liên quan phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản được ban hành. Cụ thể là Nghị định 67/2014/NÐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 36/2014/NÐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Và mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực khác, chính sách ban hành dù cơ bản đầy đủ nhưng nếu quá trình triển khai không nghiêm túc, triệt để thì khó có thể mang lại hiệu quả. Như chuyện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đua nhau bán phá giá để chiếm lĩnh thị trường trong lúc khó khăn, chuyện con tôm có dư lượng kháng sinh lớn, bị tiêm tạp chất... Chính vì vậy, thời gian tới, với các văn bản, chính sách mới được ban hành, hy vọng các cơ quan chức năng sẽ siết chặt hơn với các hành vi vi phạm trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Có thể, với cách làm đó, trong thời gian đầu, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước sẽ giảm nhưng bù lại, đó là thời kỳ "quá độ" để đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.

52

5.1.2. Thực trạng xuất khẩu cá tra

Tình hình xuất khẩu cá tra giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm

2014

Trong những năm gần đây, giá trị sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu có xu hướng giảm, rõ ràng nhất là giai đoạn từ năm 2011-2013.

Bảng 5.1. Xuất khẩu cá tra cả nƣớc giai đoạn 2011- tháng 6 năm 2014

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Tổng xuất khẩu

(triệuUSD) Chênh lệch +/- % 2011 1.805 - - 2012 1.744 -61120 -3,4 2013 1.761 16348 0,94 6 tháng đầu năm 2013 849,538 - - 6 tháng đầu năm 2014 (dự đoán) 800 -49,538 -5.8 Nguồn: www.Vasep.com.vn Năm 2011

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cá tra năm 2011đạt giá trị 1,805 tỷ USD, khối lượng xuất khẩu cá tra năm 2011 ước đạt trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010, mặt hàng chủ yếu xuất khẩu là hàng philê đông lạnh chiếm 99% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Năm 2011, đã có trên 230 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra. Những thị trường duy trì được lượng nhập khẩu ổn định hoặc tăng mạnh một phần là nhờ các DN tham gia XK chủ yếu là DN lớn, có khả năng bảo đảm nguồn cung.

Giá trung bình cá tra XK trong các tháng năm 2011 liên tục tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân được cho là nguồn nguyên liệu chế biến thiếu, chi phí gia tăng, nhu cầu cao là những yếu tố thúc đẩy giá trung bình xuất khẩu tăng.

Năm 2012

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang 142 thị trường, tăng so với 136

53

quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2011. Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu chỉ dừng ở con số 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và chưa đạt mức dự kiến đề ra trước đó. Hai thị trường nhập khẩu trọng điểm và truyền thống cá tra Việt Nam là Châu Âu (EU) và Mỹ không đạt được như mong muốn. Giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trường này giảm xuống còn 45% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nước (năm 2011 là 47,5% ). Riêng thị trường EU, năm qua chỉ đạt trên 425 triệu USD, giảm 19% về giá trị so với năm 2011. Nguyên nhân có thể kể đến trước hết là do

Nền kinh tế Châu Âu suy thoái trong những năm vừa qua, người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu;

Truyền thông bôi nhọ tác động vào người tiêu dùng;

Cạnh tranh từ các loài cá thị trắng khác (Alaska pollak, cod,...): đã hồi phục nguồn lợi của một số loài cá thịt trắng khai thác cũng như tăng trưởng liên tiếp của các loài cá thịt trắng nuôi;

Các yêu cầu về chứng nhận bền vững khác nhau từ các nhóm người mua khác nhau;

Chi phí sản xuất trong nước tăng cao, trong khi giá xuất khẩu sang EU không tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và dung

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)