PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 27)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo kinh doanh từ phòng Kế Toán, phòng Kế Hoạch, phòng Kinh Doanh, phòng Xuất nhập khẩu và phòng Công Nghệ của Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh.

Các tài liệu về công ty và cơ cấu nhân sự, tổ chức do công ty cung cấp.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phƣơng pháp so sánh

Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động tình hình xuất khẩu cá tra của công ty qua các năm.

Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

15

Bƣớc 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh

Chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc sao cho thích hợp. Để thấy được xu hướng phát triển của tình hình xuất khẩu nên đề tài chọn kỳ gốc là năm trước để phân tích cả năm hoặc cùng kỳ năm trước để phân tích 6 tháng đầu năm.

Bƣớc 2: Điều kiện so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian. Về thời gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cùng năm và đồng nhất trên cả 3 mặt:

 Cùng phản ảnh nội dung kinh tế.

 Cùng một phương pháp tính toán.

 Cùng một đơn vị đo lường.

Về không gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty, hoặc trong cùng mặt hàng xuất khẩu cá tra.

Bƣớc 3: Kỹ thuật so sánh sử dụng chủ yếu hai hình thức:

So sánh bằng số tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Để thấy được quy mô và số lượng của xu hướng phát triển.

So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Phƣơng pháp chuyên gia

Mục tiêu 3 sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tìm ra giải pháp đúng đắn để phát triển tình hình xuất khẩu của công ty.

Khái niệm: Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia.

Cách thực hiện: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong ngành và trong cơ quan thực tập. Từ đó rút ra những đánh giá dự báo về đối tượng cần dự báo.

16

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG CHẾ TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH THANH

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Hiệp Thanh - tập đoàn kinh doanh, chế biến, nuôi trồng và xuất khẩu 2 sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp: lương thực và thủy sản – chính thức được thành lập năm 1989 có trụ sở chính tại Thốt Nốt, Cần Thơ với tổng diện tích hơn 110 ha; và Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh là thành viên chuyên chế biến kinh doanh cá Tra phi lê đông lạnh xuất khẩu, loại cá da trơn nổi tiếng đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long và phổ biến nhất Việt Nam.

Năm 2004, công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với nhà máy chế biến đầu tiên từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2007, sau đó mở rộng quy mô và xây dựng nhà máy chế biến thứ 2 với giấy phép kinh doanh được cấp ngày 31-12-2007. Nằm trên quốc lộ 91 - tuyến đường huyết mạch nối liền TP Cần Thơ và Tỉnh An Giang, một phía tiếp giáp và trải dài trên đoạn sông Mekong đã tạo điều kiện cho công ty Hiệp Thanh vận chuyển và mua bán hàng hóa một cách dễ dàng.

Nông trại Hiệp Thanh, một trong những nông trại lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long, luôn đáp ứng đến 80% sản lượng cá tra nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu tại công ty. Và cũng chính từ lợi thế này, công ty luôn đảm bảo có được nguồn nguyên liệu ổn định dồi dào và chất lượng tốt nhất để phục vụ sản xuất. Trong suốt thời gian nuôi, tất cả các nguyên liệu đầu vào như kháng sinh, thuốc, thức ăn...đều được kiểm soát và chuẩn hóa nghiêm ngặt.

Trang thiết bị và máy móc hiện đại với dây chuyền nhập khẩu từ Indonesia, Nhật Bản, nhà máy chế biến đạt năng suốt 250 tấn nguyên liệu một ngày, kho lạnh với sức chứa 7400 tấn thành phẩm và hơn 2400 nhân công có tay nghề cao làm việc chăm chỉ. Nhà máy chế biến cũng được trang bị nhiều thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất, hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và có phòng thí nghiệm riêng biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động chế biến.

Tóm tắt về công ty

17 Tên viết tắt: HTC

Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 91, Khu vực Thới An, Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ, Việt Nam.

Điện thoại: 07103.854.888 Fax: 07103.855.889

Website:https://www.hiepthanhgroup.com

Văn phòng đại diện: 4.09 Chung cư Carina, Đại lộ Võ Văn Kiệt, Phường 16, Quận 8, TP HCM, Việt Nam.

Chi nhánh Hoa Kỳ: 0181Westminster Avenue, #216, Gaden Grove, CA 92843.

Vốn điều lệ: 240.000.000.000 đồng (hai trăm bốn mươi tỷ đồng) Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

Tổng số cổ phần: 24.000.000

Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn Phấn - Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty.

Chi nhánh công ty cổ phần chế biến thủy sản Hiệp Thanh – xí nghiệp chăn nuôi thủy sản 1.

Chi nhánh công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh – xí nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

Hình 3.1: Logo của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

18

3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và phòng ban nhân sự của công ty cổ phần chế biến thủy sản Hiệp Thanh

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ

Chủ tịch hội đồng quản trị

Là người quản lý gián tiếp trong sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết định chiến lược kinh doanh về đối nội cũng như đối ngoại của Công ty.

Tổng giám đốc

Là người điều hành trực tiếp trong sản xuất kinh doanh về đối nội cũng như đối ngoại. Đồng thời cũng là người đại diện pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phó tổng giám đốc

Là người hỗ trợ cho tổng giám đốc, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệmtrước Tổng giám đốc.  Phòng kế toán Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng tổ chức hành chính nhân sự Phòng chứng từ và kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng sản xuất

19

Tổ chức quản lý, sử dụng tiền vốn một cách hợp lý và tiết kiệm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều hành các hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tính giá thành, hàng tồn kho, thị trường, ngân hàng, hóa đơn, theo dõi hợp đồng nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của Công ty.

Phòng kế hoạch

Xây dựng các kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tổ chức thực hiện nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu trong kinh doanh sản xuất, tổ chức nghiên cứu thị trường.

Phòng tổ chức hành chính nhân sự

Quản lý điều hành các nghiệp vụ chuyên môn được giao. Đề xuất, triển khai và trực tiếp hướng dẫn thực hiện những nội dung, quy định về quản lý các văn bản hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe.

Phòng chứng từ và kinh doanh xuất nhập khẩu

Thực hiện công tác xuất nhập khẩu, quản lý tập trung các hồ sơ xuất khẩu của Công ty. Quản lý, điều phối công tác vận chuyển và quan hệ với các hãng tàu phục vụ cho công tác xuất khẩu hàng hóa cho Công ty. Đồng thời tiếp thị bán hàng, đàm phán và lập các hợp đồng đối nội và đối ngoại.

Phòng sản xuất

Điều hành sản xuất, định hình, đóng gói thành phẩm, vận hành máy móc, vệ sinh phân xưởng, xử lý rác thải.

3.1.4 Lĩnh vực kinh doanh

Tập đoàn Hiệp Thanh hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu với 3 mặt hàng chính là lương thực, cá tra và thứcăn thủy sản.

Về lương thực, Hiệp Thanh tự hào là nhà máy chế biến, kinh doanh, xuất khẩu gạo hàng đầu, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một lượng lớn gạo xuất khẩu chất lượng cao - với uy tín và thương hiệu của mình - từ 300.000 đến 350.000 tấn/năm trên tổng công suất lên tới 1.000.000 tấn/năm, luôn đảm bảo lượng lương thực ổn định và chất lượng tốt nhất.

Về chế biến cá tra phi lê đông lạnh, nhà máy chế biến của công ty vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh chủ lực để đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho công ty. Với các chứng nhận theo tiêu chuẩn chất lượng ISO

20

9001:2000, HACCP, BRC, HALAL, IFS, FDA, Global GAP, công ty đang dần khẳng định được vị thế và y tín của mình trên thương trường.

Về thức ăn thủy sản – nơi cung cấp cho thị trường khoảng 300 tấn thành phẩm/ngày, trong đó có đến 80% phục vụ cho nông trại tại Hiệp Thanh và 20% phục vụ cho thị trường nội địa, với đầy đủ các hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu, nguồn nguyên liệu sạch được lấy từ nhà máy chế biến gạo và đã có chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Công ty cổ phần chế biến thủy sản Hiệp Thanh là một thành viên quan trọng và đóng vai trò chủ lực trong tập đoàn Hiệp Thanh, đảm bảo nguồn doanh thu đáng kể cho tập đoàn. Thủy sản Hiệp Thanh từ nhiều năm nay đã và vẫn đang khẳng định uy tín, chất lượng và danh tiếng của mình trên thương trường quốc tế. Với hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu cá tra phi lê đông lạnh ra nước ngoài, công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh đã dần chiếm lĩnh được thị trường EU, Nga đông đảo các nước Châu Á và Trung Đông cùng một số nước thuộc khu vực Châu Phi cũng như lục địa Úc. Dường như sản phẩm của Hiệp Thanh đã có mặt trên toàn thế giới, từ các tiểu vương quốc đến cường quốc. Điều này cho thấy, Hiệp Thanh không chỉ là cái tên nổi bật trong ngành thủy sản ở Cần Thơ hay Việt Nam, mà còn là nhà cung cấp uy tín trên trường quốc tế.

21

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tổng doanh thu 964.100 863.046 1.143.519 (101.054) (10,48) 280.473 32,50

1.Doanh thu BH&CCDV 942.143 844.212 1.122.802 (97.931) (10,39) 272.590 33,00

2.Doanh thu HĐTC 15.658 13.501 14.851 (2.157) (13,78) 1.350 10,00

3.Thu nhập khác 6.299 5.333 5.866 (966) (15,34) 533 9,99

II.Các khoản giảm trừ 8.479 7.891 7.313 (588) (6,93) (478) (6,06) III.Tổng chi phí 950.652 851.104 1.131.253 (99.548) (10,47) 280.149 32,92 1.Giá vốn hàng bán 761.680 685.191 913.603 (76.489) (10,04) 228.412 33,34 2.Chi phí tài chính 60.114 53.574 56.577 (6.740) (11,21) 3.003 5,61 3.Chi phí bán hàng 107.535 93.130 141.155 (14.405) (13,39) 48.025 51,57 4.Chi phí QLDN 14.240 14.238 13.405 (2) (0,01) (833) (5,85) 5.Chi phí khác 7.083 5.171 6.513 (1.912) (26,99) 1.342 25,95

IV.Lợi nhuận trƣớc thuế 4.969 4.051 4.853 (918) (18,47) 1.902 19,80

V.Thuế TNDN 836 604 816 (232) 212

VI.Lợi nhuận sau thuế 4.133 3.447 4.037 (686) (16,60) 590 17,11%

22

Dựa theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán của công ty Hiệp Thanh như trên, chúng ta có thể thấy tình hình chung và diễn biến hoạt động của công ty trong những năm vừa qua giảm dần nhưng đang có khởi sắc từ năm 2013.

Về tổng doanh thu

Tổng doanh thu năm 2012 giảm 10,48% so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh thu từ BH & CCDV giảm mạnh qua các năm, bởi giai đoạn này ngành thủy sản nói chung và ngành cá tra cả nước nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, khiến cả ngành thủy sản rơi vào tình trạng nguy kịch khi mà hàng loạt các thị trường lớn nhỏ đều dần mất lòng tin vào thủy sản Việt Nam, thêm vào đó sự kiện Châu Âu ghi con cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ làm tốn không ít giấy mực của báo chí dẫn đến doanh thu từ nguồn xuất khẩu chủ lực của công ty là cá tra và các mặt hàng hải sản khác giảm mạnh. Trong khi kinh tế thế giới có nhiều khởi sắc vào đầu năm 2013 thì Châu Âu cũng đưa con cá tra Việt Nam và danh sách xanh, sự việc vô tình khiến cá tra Việt Nam được biết đến một cách rộng rãi hơn là tiền đề thuận lợi cho việc xuất khẩu cá tra trong năm 2013, tổng doanh thu của công ty năm 2013 cũng tăng lên 32,5% so với năm 2012. Mặt khác, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác lại có những biến động tăng giảm không đều theo chiều hướng nhất định nào. Cụ thể, năm 2011, doanh thu HĐTC giảm 40,10% so với năm 2011, năm 2012, doanh thu HĐTC tiếp tục giảm 13,78% so với cùng kỳ 2011, đến năm 2013 khoản doanh thu này tăng lên 10% so với năm 2012. Về khoản thu nhập khác có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân được cho là công ty đang bỏ ra chi phí đầu tư vào các hoạt động bên lề như cho thuê văn phòng và nhà ở và dự đoán sẽ có xu hướng tăng khoản thu nhập khác nhờ các hoạt động trên.

Về các khoản giảm trừ

Năm 2011 khoản giảm trừ đã tăng so với năm 2010. Sở dĩ như vậy là do năm 2011 kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, bản thân công ty cũng nhiều lần bị trục trặc ở khâu xử lý và thực hiện chứng từ xuất nhập khẩu, nên làm cho số hàng bán bị trả lại tăng lên rất nhiều cộng với việc buôn bán khó khăn làm cho công ty phải giảm giá theo thị trường để giữ nguồn khách hàng ổn định, nhằm vượt qua giai đoạn này. Đến năm 2012 các khoản giảm trừ đã giảm 6,93% so với năm 2011, đây là một tính hiệu khả quan đối với sự ổn định trong kinh doanh của công ty. Bước sang năm 2013, các khoản giảm trừ giảm xuống còn 6,06%, con số này là kết quả chứng minh các khâu xử lý chứng từ và hoạt động hỗ trợ xuất khẩu dần ổn định, giảm thiểu được tình

23

trạng hàng bán bị trả lại, đồng thời các chiến lược giá của công ty cũng linh hoạt và có phần hợp lý nên việc giảm giá hàng bán cũng theo đó giảm đi nhiều.

Về tổng chi phí

Tổng chi phí của công ty qua các năm 2011-2012 có xu hướng giảm, riêng năm 2013 tăng nhẹ. Năm 2012 giảm 10,47% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân phần lớn là do giá vồn hàng bán càng lúc càng giảm, các loại chi phí khác cũng giảm đều qua các năm. Điều này cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả trong việc giảm giá vốn hàng bán và các chi phí có liên quan. Năm 2012 giảm 10,04% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do mô hình sản xuất khép kín của công ty hoạt động càng lúc càng có hiệu quả, giảm thiểu được nhiều chi phí cấu thành giá bán sản phẩm, từ đó dẫn đến giá vốn hàng bán ngày càng giảm. Riêng năm 2013 giá vốn hàng bán tăng lên 33,34% nguyên nhân là do một số chi phí cấu thành nên giá sản phẩm tăng lên một cách đột

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)